Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)
Câu 1(4.0đ)
a. Thế nào là nền kinh tế tri thức. Em hãy lập bảng so sánh sự khác nhau giữa nền kinh tế tri thức với nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế nông nghiệp.
b. Cho biết hướng phát triển nền kinh tế tri thức của nước ta trong tương lai.
a. Thế nào là nền kinh tế tri thức. Em hãy lập bảng so sánh sự khác nhau giữa nền kinh tế tri thức với nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế nông nghiệp.
b. Cho biết hướng phát triển nền kinh tế tri thức của nước ta trong tương lai.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_dia_li_lop_11_truong_thpt.doc
Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT BUÔN ĐÔN KỲ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 11
- ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN Câu 1(4.0đ) a. Thế nào là nền kinh tế tri thức. Em hãy lập bảng so sánh sự khác nhau giữa nền kinh tế tri thức với nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế nông nghiệp. b. Cho biết hướng phát triển nền kinh tế tri thức của nước ta trong tương lai. Đáp án câu 1: a.Khái niệm nền kinh tế tri thức(2.0đ) Nề kinh tế tri thức là một loại nền kinh tế mới dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao.(0.5 đ) *Bảng so sánh sự khác nhau của nền kinh tế tri thức với nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế công nghiệp. Yếu tố Nền kinh tế Nền kinh tế Nền kinh tế so sánh Nông nghiệp Công nghiệp Tri thức Dịch vụ là chủ yếu, trong Công nghiệp và đó các ngành cần nhiều Cơ cấu kinh Nông nghiệp là dịch vụ là chủ tri thức (ngân hang, tài tế(0.25đ) chủ yếu yếu chính, bảo hiểm ) chiếm ưu thế. Công nghệ Cơ giới hóa, chủ yếu để Sử dụng súc Công nghệ cao, điện tử hóa học hóa, thúc đẩy vật, cơ giới hóa hóa, tin học hóa, siêu xa điện khí hóa, phát đơn giản lộ thông tin chuyên môn hóa triển(0.25đ) Cơ cấu lao Nông dân là Công nhân là Công nhân tri thức là chủ động(0.25đ) chủ yếu chủ yếu yếu Tỷ lệ đóng góp của khoa học – công nghệ 30% > 80% cho tăng trưởng kinh tế(0.25đ) Tầm quan Nhỏ Lớn Rất lớn trọng của
- giáo dục (0.25đ) Vai trò của công nghệ thông tin và Không lớn Lớn Quyết định truyền thông(0.25đ) b. Hướng phát triển nền kinh tế tri thức nước ta trong tương lai.(2.0đ) - Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tăng cường năng lực nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học.(0.5đ) - Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tăng cường năng lực nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học.(0.5đ) - Phát triển mạnh các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư đích đáng cho công việc nghiên cứu và phát triển khoa học.(0.5đ) - Mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới trong chuyển giao khoa học, công nghệ, thu hút vốn đầu tư.(0.5đ) Câu 2(4.0đ) a. Liên kết khu vực mang lại những lợi ích kinh tế gì? b. Giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa có sự thống nhất và mâu thuẫn như thế nào? c. Biểu hiện nào cho thấy Việt Nam đang phát triển theo hướng toàn cầu hóa Đáp án câu 2: a. Liên kết khu vực mạng lại những lợi ích kinh tế:(1.0đ) - Bảo vệ quyền lợi kinh tế của từng quốc gia, chống lại sự xâm nhập và lung đoạn của các nước ngoài khối.(0.5đ) - Liên kết góp phần điều hòa hoạt động của từng nước, giúp cho các nước trong khối phát triển ổn định, tránh những cuộc khủng hoảng kinh tế.(0.25đ) - Liên kết giúp đỡ nhau phát triển bằng cách xử dụng hợp lí nguồn vốn, tài nguyên, nhân lực và mở rộng thị trường từng nước.(0.25đ) b. Giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn.(2.0đ) * Sự thống nhất (1.0đ)
- - Đều là biểu hiện của lien kết kinh tế quốc tế, cùng có nguồn gốc là quốc tế hóa nền kinh tế.(0.25đ) - Đều thúc đẩy các nước mở cửa kinh tế và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau.(0.25đ) - Đều đòi hỏi các thành viên phải điều chỉnh pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí kinh tế để thích nghi với những quy tắc chung.(0.25đ) - Khu vực hóa kinh tế kích thích đầu tư và chuyển giao công nghệ từ các công ty xuyên quốc gia, từ đó thúc đẩy toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn(0.25đ) * Sự mâu thuẫn(1.0đ) - Khu vực hóa gắn liền với việc bảo vệ nghiêm ngặt trong quan hệ đối ngoại dẫn đén sự chia cắt thị trường thế giới và sự cạnh tranh giữa các tổ chức khu vực ngày càng gay gắt dẫn tới xuất hiện các cuộc chiến tranh kinh tế trong thế giới đa dạng.(1.0đ) c. Biểu hiện cho thấy Việt Nam đang phát triển theo hướng toàn cầu hóa.(1.0đ) - Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới. - Nước ta đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì năm 1995 - Đã tham gia vào các tổ chức lien kết khu vực và quốc tế như; Asian, Apec, WTO - Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. - Ngoại thương phát triển ở tầng cao mới. - Hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật. Câu 3: (4.0đ) a. Chứng minh Hoa Kỳ là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên b. Giải thích tại sao Hoa Kỳ là nước nhập siêu nhưng vẫn có nền kinh tế mạnh nhất thế giới? c. Vì sao Nhật Bản chú trọng phát triển những ngành công nghiệp hiện đại. Đáp án câu 3: a.Chứng minh Hoa Kì là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên?(2.0đ) - Giàu tài nguyên khoáng sản: Nhiều loại khoán sản có trữ lượng lớn chiếm vị trí cao trên thế giới ( dẫn chứng )(0.5đ) -> Thuận lợi phát triển ngành công nghiệp.(0.25đ) - Quỹ đất nông nghiệp lớn: ( dẫn chứng )(0.25đ) - Tài nguyên rừng phong phú ( dẫn chứng )(0.25đ)
- - Nguồn thủy năng phong phú: Sông Columbia, Colorado(0.25đ) - Tài nguyên biển: ( dẫn chứng )(0.25đ) - Ngoài ra tại Ngũ Hồ có lượng cá vào loại lớn nhất thế giới, các sông có giá trị về giao thông vận tải.(0.25đ) b. Hoa Kì là nước nhập siêu nhưng vẫn có nền kinh tế mạnh nhất thế giới.(1.0đ) - Sự phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào mức tiêu dùng hang hóa và sử dụng dịch vụ trong nước.(0.25đ) - Dân số đông nên thị trường nội địa rất lớn.90.25đ) - Thu được nguồn lợi phi mậu dịch rất lớn từ các hoạt động chuyển giao công nghệ; viễn thông, tài chính, ngân hang (0.25đ) - Đồng USD có giá trị cao.(0.25đ) c. Nhật Bản chú trọng phát triển những ngành công nghiệp hiện đại vì: (1.0đ) - Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản, phải nhập nhiều nguyên liệu lệ thuộc thị trường.(0.25đ) - Nhật Bản có lợi thế về nguồn lao động tay nghề cao, năng động.(0.25đ) - Có trình độ khoa học kỹ thuật cao(0.25đ) - Phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.(0.25đ) Câu 4 (4.0đ) a. Phân tích vai trò của Biển Đông trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. b. Tại sao nước ta phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo? Đáp án câu 4: a. Vai trò của Biển Đông(2.0đ) - Nguồn lợi sinh vật giàu có, nhất là thành phần loài. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Có một số loài quý hiến cần phải bảo vệ đặc biệt. Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực còn nhiều đặc sản khác như Đồi mồi, Vích, Hải Sâm, Sò huyết Đặc biệt là trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ có nhiều chim yến.(0.5đ)
- - Tài nguyên khoáng sản: Nhiều mỏ dầu,khí ở thềm lục địa, nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp ( ô xít ti tan, cát trắng) nguồn muối vô tận, hàng năm cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối.(0.5đ) - Vùng biển nước ta có điều kiện phát triển giao thông vận tải đường biển do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển đông, có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng các cảng, đặc biệt là cảng nước sâu.(0.5đ) - Có đường bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, hơn 4 nghìn đảo thuận lợi cho phát triển du lịch biển đảo.(0.5đ) b. Nước ta khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo, vì (2.0đ) - Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản trong nước biển và trong lòng đất, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.(1.0đ) - Môi trường biển là không chia cắt được. Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.(0.5đ) - Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó không giống như trên đất liền, lại có diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.(0.5đ) Câu 5: Dựa vào bảng số liệu (4.0đ) Giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ, giai đoạn 1990 – 2010 ( Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2004 2007 2010 Xuất khẩu 393,6 584,7 781,9 818,5 1162,9 1831,9 Cán cân -123,4 -186,2 -477,4 -707,2 -854,0 -497,8 thương mại a. Hãy vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, giai đoạn 1990 – 2010.
- b. Nhận xét và giải thích về tình hình thương mại của Hoa Kì. Đáp án câu 5: a.Vẽ biểu đồ(2.0đ) - Xử lí số liệu: (0.5đ) Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, giai đoạn 1990 – 2010 ( Đơn vị: %) Năm 1990 1995 2000 2004 2007 2010 Xuất khẩu 43,2 43,1 38,3 34,9 36,6 44,0 Nhập khẩu 56,8 56,9 61,7 65,1 63,4 56,0 -Vẽ biểu đồ miền theo giá trị % đúng, đầy đủ số liệu, chú giải rõ ràng, tên biểu đồ đầy đủ, chia đúng khoảng cách năm. (1.5đ) b.Nhận xét và giải thích tình hình thương mại của Hoa Kì.(2.0đ) * Nhận xét(1.0đ) - Tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn từ năm 1990 đến 2010 tăng nhanh (dẫn chứng). Riêng giai đoạn 2000 – 2004, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng chậm.(0.5đ) - Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu chia làm hai giai đoạn: + Giai đoạn 1990 – 2004: Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tang (dẫn chứng)(0.25đ) + Giai đoạn 2004 – 2010: Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm (dẫn chứng).(0.25đ) *Giải thích(1.0đ) - Hoa Kì là một cường quốc lớn trên thế giới, với nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội để giao lưu, buôn bán với các vùng trên thế giới. Vì vậy, giá trị xuất, nhập khẩu của Hoa Kì không ngừng tăng.(0.5đ) - Riêng giai đoạn 2000 – 2004; tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng chậm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á.(0.5đ) - Hoa Kì là nước nhập siêu: vì mức sống cao, nên Hoa Kì phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu cao của người dân, mặt khác giá thành hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn nhiều so với hàng sản xuất trong nước.(0.5đ)
- - Từ năm 2007 đến 2010; kinh tế Hoa Kì có xu hướng suy yếu do khủng hoảng tài chính toàn cầu, trang bị cho quân sự, giá dầu tăng, thị trường bất động sản không phát triển.(0.5đ)