Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

Câu 1. ( 4 điểm )
Phân tích tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế – xã hội các nước đang phát triển. Việt Nam cần phải làm gì trước tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Trả lời:
Phân tích tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế – xã hội các nước đang phát triển. Liên hệ Việt Nam.
doc 6 trang Hải Đông 16/01/2024 1580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_dia_li_lop_11_truong_thpt.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Địa lí Lớp 11 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 11 ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1. ( 4 điểm )
  2. Phân tích tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế – xã hội các nước đang phát triển. Việt Nam cần phải làm gì trước tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Trả lời: Phân tích tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế – xã hội các nước đang phát triển. Liên hệ Việt Nam. Phân tích tác động: - Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhiều khu công nghệ, khu nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đã được xây dựng ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam (1.0 điểm) - Nâng cao năng suất lao động và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. (0.5 điểm) - Cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, làm xuất hiện nhiều ngành mới có hàm lượng kĩ thuật cao.( 1.0 điểm) - Làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội, thúc đẩy nền kinh tế xã hội hội nhập với thế giới. (0.5 điểm) Liên hệ Việt Nam - Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao. ( 0.5 điểm) - Thu hút vốn, công nghệ từ nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. (0.5 điểm) Câu 2. ( 4 điểm ) Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao? Trả lời: Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại . (1.0 điểm) Vì: – Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí
  3. tưởng cho con người và ngược lại. (1.0 điểm) – Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới: + Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo. (1.0 điểm) + Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFCs với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính thủng tầng ôdôn, gây hiệu ứng nhà kính, (1.0 điểm) – Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axit, hiệu ứng nhà kính, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người. (1 .0điểm) => Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Câu 3. (4 điểm ) Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp ở Hoa Kì. Trả lời: – Thuận lợi về địa lí: + Giúp Hoa Kì tránh được sự tàn phá của 2 cuộc đại chiến thế giới. (0.5 điểm) + Có nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào và thị trường tiêu thụ các sản phẩm rộng lớn. (0.5 điểm) – Thuận lợi để phát triển Công nghiệp: + Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng: tài nguyên năng lượng, kim loại màu, kim loại đen và kim loại quý hiếm, tài nguyên rừng tương đối lớn. (0.5 điểm) + Nhiều loại tài nguyên khoảng sản có trữ lượng đứng hàng đầu thế giới. (0.5
  4. điểm) – Thuận lợi để phát triển Nông nghiệp: + Tài nguyên đất: bên cạnh diện tích đất phù sa tương đối lớn ở ven Đại Tây Dương và vùng đồng bằng Trung tâm thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt. Hoa Kì còn có nhiều diện tích đồng cỏ ở phía tây và tây bắc để phát triển chăn nuôi. (1.0điểm) + Khí hậu đa dạng: ôn đới hải dương, cận nhiệt và nhiệt đới để đa dạng các sản phẩm nông nghiệp. (0.5 điểm ) + Có nhiều sông lớn như Mixixipi, mixuri, Côlômbia, Côlôrađô và vùng hồ lớn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. (0.5 điểm) Câu 4. ( 4 điểm ) Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? Trả lời: Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm: Ngành trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. (1.0 điểm) Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? a) Thế mạnh lâu dài: nguồn nhiên liệu phong phú: - Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn (0.25 điểm) - Dầu khí với trữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí. (0.25 điểm) - Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%) (0.25 điểm) + Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời (0.25 điểm) - Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. (0.25 điểm) b) Mang lại hiệu quả cao: - Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu
  5. thô còn phục vụ xuất khẩu. (0.5 điểm) - Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. (0.5 điểm) c) Tác động đến các ngành kinh tế khác: - Phát triển năng lượng đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu CNH, HĐH. (0.75 điểm) Câu 5. ( 4 điểm ) Cho bảng số liệu Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990-2003 Năm Diện tích Sản lượng ( Nghìn tấn) 1990 ( Nghìn ha) Cả năm Chia ra Vụ đông Vụ hè thu Vụ mùa xuân 1990 6042,8 19225,1 7865,6 4090,5 7269,0 1995 6765,6 24963,7 10736,6 6500,8 7726,3 2000 7666,3 32529,5 15571,2 8625,0 8333,3 2003 7449,3 34518,6 16822,9 9390,0 8305,7 a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong thời gian trên. b, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích. Trả lời: a. Vẽ biểu đồ:(2.0 điểm) - Biểu đồ kết hợp đường (diện tích) và cột chồng (sản lượng). Các dạng biểu đồ khác không cho điểm. - Biểu đồ phải đảm bảo tính chính xác, trực quan (chia khoảng cách năm), có ký hiệu, có chú thích, tên biểu đồ. * Lưu ý: nếu thiếu một trong các yêu cầu trên thì trừ điểm (0,25đ) b. Nhận xét và giải thích:
  6. - Diện tích và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990 - 2003 có xu hướng tăng ( d/c) (0,5 điểm) - Diện tích lúa tăng nhưng không ổn định: (0.5 điểm) + Từ năm 1990 đến năm 2000 tăng (d/c) vì khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích đất canh tác và do tăng vụ (chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long) + Từ năm 2000 đến năm 2003 giảm (d/c) vì một phần đất nông nghiệp bị chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư (Đb sông Hồng ) - Sản lượng: Liên tục tăng (d/c) chủ yếu do thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. (0.5 điểm) - Về mùa vụ: (0.5 điểm) + Vụ đông xuân đóng vai trò chủ đạo, liên tục tăng. Do năng suất cao nhất và trở thành vụ chính. + Vụ hè thu liên tục tăng và được đưa vào trồng đại trà. + Vụ mùa: Có năng suất lúa thấp hơn so với 2 vụ trên.