Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)

Câu 1: (4 điểm) Các quốc gia cổ đại phương Tây-Hi Lạp và Rôma.
a, Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của văn hóa cổ đại Hi Lạp-Rôma?. (2.25 điểm)
b, Tại sao nói: các hiểu biết khoa học đến thời kì này mới trở thành khoa học?. ( 1.75) điểm
doc 5 trang Hải Đông 16/01/2024 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_lich_su_lop_10_nam_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 10 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LICH SỬ - LỚP 10 1
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: (4 điểm) Các quốc gia cổ đại phương Tây-Hi Lạp và Rôma. a, Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của văn hóa cổ đại Hi Lạp-Rôma?. (2.25 điểm) b, Tại sao nói: các hiểu biết khoa học đến thời kì này mới trở thành khoa học?. ( 1.75) điểm Đáp án câu 1: NỘI DUNG ĐIỂM a Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của văn hóa cổ đại Hi Lạp-Rôma 2,25 * Lịch và chữ viết: 1 - Lịch: Cư dân cổ Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày, dù chưa được chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay. - Chữ viết: Phát minh ra chữ cái A, B, C lúc đầu có 20 chữ cái sau thêm sáu chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. – Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại. * Sự ra đời của khoa học: 0,25 Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa. * Văn học 0,5 - Chủ yếu là kịch ( Kịch kèm theo hát) - Một số nhà viết kịch tiêu biểu như: Xô-phốc-lơ, Ét-sin * Nghệ thuật 0,5 - Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao. b, Tại sao nói: các hiểu biết khoa học đến thời kì này mới trở thành khoa học 1,75 - Những hiểu biết khoa học của người Hi Lạp thực sự là khoa học vì: 0,25 - Họ đã vươn lên trên sự ghi chép và giải những bài toán cụ thể. 0,5 - Họ đã đè lại nhiều định lí và luận đề có giá trị khái quát hóa cao. 0,5 - Nhiều nhà toán học nổi tiếng với những định lí toán học xuất sắc xuất hiện: Ta lét, 0, 5 Pi-ta-go, Ơ-clit Câu 2: (4 điểm). Sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây âu . a. Các quốc gia phong kiến Tây Âu được hình thành như thế nào? Quá trình hình thành các giai cấp trong xã hội Phơ-răng diễn ra như thế nào? b. Nguyên nhân ra đời các vương quốc phong kiến ở châu Âu? Cho biết tình hình các quốc gia phong kiến sau khi được thành lập? Đáp án câu 2: NỘI DUNG ĐIỂM a. Các quốc gia phong kiến Tây Âu được hình thành như thế nào? Quá trình 2,75 hình thành các giai cấp trong xã hội Phơ-răng diễn ra như thế nào? * Nguyên nhân: 0.5 - Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, sự phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh, yêu cầu cần có đất đai để sinh sống. - Do người Giéc-man tấn công vào khu vực Đông và Nam Âu. * Những việc làm của người Giéc-man: 0,75 - Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ thành lập lên nhiều vương quốc mới như vương quốc Phơ-răng, Đông Gốt, Tây Gốt - Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô ma cũ rồi chia cho nhau thành lập công xã nông thôn “ Mác cơ” - Trong quá trình xâm lược: Clô-vít đã chiếm ruộng đất của quý tộc, chủ nô Rô-ma, 1,5 mang tặng cho các quý tộc, thị tộc Phơ-răng, thân binh và những người thân hình thành những lãnh chúa phong kiến. + Tiếp thu ki-tô giáo xây dựng nhà thờ và bán đất cho nhà thờ. 2
  3. + Đa số nông dân tự do cũng bị lãnh chúa cướp ruộng đất phải nhận ruộng đất cấy rẽ và nộp tô thuế, một số khác hiến dâng đất cho lãnh chúa để nhận được sự bảo hộ + Kị sĩ là đẳng cấp cuối cùng họ làm nghề võ sỉ bảo vệ lãnh chúa trong các cuộc chiến tranh. – Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh dưới thời Sác-lơ-ma-nhơ rộng lớn. b. Nguyên nhân ra đời các vương quốc phong kiến ở châu Âu? Cho biết tình 0,75 hình các quốc gia phong kiến sau khi được thành lập? - Nguyên nhân. + Lãnh thổ của vương quốc Phơ-răng mang nhiều yếu tố phân tán. + Các lãnh thổ ngày càng mạnh không chịu nghe mạnh lạnh của nhà vua – Các lãnh chúa địa phương nắm toàn bộ ruộng đất, nhà vua phải thừa nhận quyền 0,5 hành về chính trị, tư pháp, tài chính. Câu 3: ( 4điểm) Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ X-XV, từng bước được hoàn chỉnh như thế nào?. Phân tích ý nghĩa sự kiện dời đô của vua Lý Thái tổ từ Hoa Lư ra Thăng Long? Đáp án câu 3: NỘI DUNG ĐIỂM * Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ X-XV từng 3.0 bước được hoàn chỉnh - Bộ máy nhà nước bước đầu được xây dựng 1.0 + Năm 939 Ngô Quyền xưng Vương – Xây dựng chính quyền mới đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh- Hà Nội). Mở đầu của chế độ pơhong kiến độc lập tự chủ. 944 Ngô Quyền mất- nhà Ngô suy vong- loạn 12 sứ quân + Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh đem quân dẹp loạn và thống nhất đất nước. Ông lên ngôi Hoàng đế đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt chuyển kinh đô về Hoa Lư- Ninh Bình. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời +Tiếp nối nhà Đinh, nhà Tiền Lê cũng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, đứng đầu là vua, dưới vua là ba ban: Văn ban, Võ ban, Tăng ban; Chia cả nước thành 10 đạo giao cho các con và tướng lĩnh cai quản - Trải qua các triều đại Lý ( 1009-1225), Trần ( 1226-1400), Hồ ( 1400-1407), nền 1.0 độc lập thống nhất của đất nước ngày càng được củng cố. Đồng thời, nhà nước phong kiến cũng từng bước được xây dựng có hệ thống và quy củ + Năm 1009 nhà Lý thành lập, năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội).Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc. Năm 1054 Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt + Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Hồ: + Ở Trung ương:Đứng đầu là Vua, giúp việc cho vua có tể tướng và các đại thần, bên dưới là các cơ quan như sảnh, viện, đài. + Ở địa phương: Cả nước chia thành nhiều lộ,Trấn, dưới là các phủ, huyện, châu, xã. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được tổ chức hoàn chỉnh hơn. * ý nghĩa sự kiện dời đô của vua Lý Thái tổ từ Hoa Lư ra Thăng Long 1.0 - Thăng Long là trung tâm của đất nước có địa thế và điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất rộng mà bằng phẳng, cao và sáng sủa cư dân không khổ vì ngập lụt - Cư dân đông đúc, là nơi hội tụ của bốn phương - Tạo điều kiện thuận lợi để nhà Lý và các triều đại phong kiến về sau xây dựng thành Thăng Long, hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến và phát triển kinh tế 3
  4. Câu 4: ( 4điểm) Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh văn hóa Thăng Long thời Lý- Trần – Hồ phong phú, đa dạng và thể hiện tính dân tộc sâu sắc Đáp án câu 4: NỘI DUNG ĐIỂM * Văn hóa Thăng Long thời Lý- Trần – Hồ phong phú, đa dạng 2.5 - Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng 0.75 + Nho giáo: dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử, song không phổ biến trong nd + Phật giáo: được truyền bá sâu rộng trong nhân dân và được gia cấp thống trị tôn sùng . Thời Đinh- Tiền Lên, Lý, Trần nhiều vua đã tìm đến phật giáo. Thời Trần, phật giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị của nhà nước phong kiến. Vua Trần Nhân Tông khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu phật vag lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt. Chùa chiền mọc lên nhiều nơi. + Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo.Một số đạo quán được xây dựng + Các tín ngưỡng cổ truyền như thờ cúng tổ tiên và những anh hùng có công với nước với làng vẫn được giữ gìn - Giáo dục, văn học, nghệ thuật 1.75 + Giáo dục 0.5 Thời Lý: 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long. 1075 khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức tại kinh thành Thời Trần :các khoa thi được tổ chức đều đặn và quy cũ hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ " Tam khôi" nhờ vậy, nhiều trí thức tài giỏi của đất nước được đào tạo. Vị trí của Nho giáo được nâng cao + Văn học 0.5 Thời Trần văn học dân tộc bắt đầu phát triển mạnh, nhất là văn học chữ hán với nhiều tác phẩm tiêu biểu: Hịch Tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô Đại Cáo thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc Văn học chữ nôm cũng phát triển với các tập thơ Nôm: Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi + Nghệ thuật 0.75 Kiến trúc: phát triển các chùa, tháp đước xd: chùa Một Cột, chùa Dâu, Chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, kinh đô Thăng Long thời Lý, thành Nhà Hồ . Điêu khắc: có những nét đặc sắc: Rồng mình trơn cuộn lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở, các bức phù đieuu có các cô tiên Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ngày càng phát triển Âm nhạc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo ,tiêu, đàn cầm, đàn tranh * Văn hóa Thăng Long thời Lý- Trần – Hồ thể hiện tính dân tộc sâu sắc 1.5 - Tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ nước ngoài, người Việt đã dung hòa với tư tưởng, tình cảm tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng. - Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ viết riêng để ghi chép, sáng tác thơ văn - Văn học phát triển với hàng loạt thơ, ca, phú, hịch đậm tính dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc - Nghệ thuật dân tộc hình thành và phát triển trên mọi lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, tạc tượng, múa rối tinh tế, độc đáo mang tính dân tộc - Hàng loạt các thành tựu khoa học được truyền lại: bộ lịch sử dân tộc, bộ địa lí lịch sử, bản đồ đất nước khẳng định sự tồn tại nền văn hóa dân tộc rất tự hào - Người Việt còn tiếp nhận những thành tựu khoa học- kĩ thuật phương tây đã chế tạo được súng, đóng thuyền chiến 4
  5. Câu 5: ( 4điểm) Trình bày cuộc kháng chiến chống Thanh ( 1789) của phong trào nông dân Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII?. Em biết gì về Quang Trung- Nguyễn Huệ và những đóng góp của Ông đối với lịch sử dân tộc? Đáp án câu 5: NỘI DUNG ĐIỂM * Trình bày cuộc kháng chiến chống Thanh ( 1789) của phong trào nông dân 2.0 Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII - Năm 1786, Nguyễn Huệ dẫn đầu quân Tây Sơn ra Đàng Ngoài lật đổ chế độ vua Lê, chúa Trịnh, lập lại nền thống nhất đất nước - Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, vua Thanh cho 29 vạn quân doTôn Sĩ Nghị chỉ huy kéo sang xâm lược nước ta - Năm 1788 N Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. Chỉ trong 5 ngày đêm từ 30 tháng chạp năm Mậu Thân đến mồng 5 tết Kỉ Dậu 1789 , với cuộc hành quân thần tốc, nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội Ngọc Hồi- Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược * Vài nét về Quang Trung- Nguyễn Huệ ( 1điểm) 1.0 - Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm, sinh năm Qúy Dậu ( 1753). Nguyễn Huệ là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, đã đóng góp công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất nước nhà và giải phóng dân tộc. - Ngày 22-12-1788 Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc để tiêu diệt quân xâm lược Thanh. Chiều ý các tướng và để sáng tỏ danh nghĩa với cả nước, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Quang Tru * Những đóng góp của Ông đối với lịch sử dân tộc ( 1điểm) 1.0 - Có công lớn trong việc đập tan chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại quân xâm lược Xiêm - Có công lớn trong việc đem quân ra Bắc lật nhào chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phò nhà Lê và đánh bại quân xâm lược nhà Thanh. Như vậy, Nguyễn Huệ- Quang Trung vừa có công lao to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất đất nước, vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang Trung trở thành vị anh hùng dân tộc vĩ đại. ===HẾT=== 5