Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)

Câu 3: (4.0 điểm)
Hãy lập bảng thống kê cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XVIII “ tên các cuộc kháng chiến, thời gian, người lãnh đạo, trận quyết chiến chiến lược, cách kết thúc chiến tranh”? Từ đó cho biết nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đó?
docx 7 trang Hải Đông 16/01/2024 2620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN KÌ THI OLYMPIC 10-3 TỈNH ĐẮK LẮK LẦN THỨ III NĂM 2018 TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU TỈNH ĐẮK LẮK ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ LỚP: 10 BUÔN MA THUỘT, NGÀY 01/3/2018
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1: (4.0 điểm) Hãy trình bày sự hình thành, phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ thời Gúp –ta? Vì sao nói Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh nhân loại? Cho biết ảnh hưởng của vă hóa Ấn Độ ra bên ngoài đặc biệt là tại khư vực Đông Nam Á? Đáp án câu 1: (4.0 điểm) câu Nội dung Điểm + Thời Gúp - ta định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ 1.75 Chính trị: Hình thành (319- 476) và thời hậu Gúp Ta( 606- 647) thời kì thống nhất đất nước và định hình phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ 0.25 Tôn giáo: - Phật giáo hình thành sớm và tiếp tục được phát triển: kinh phật, chùa 0.25 hang, tượng phật, truyền bá ra bên ngoài - Ấn độ giáo ra đời và phát triển: thờ 4 vị thần chính , xây dựng đền, tạc 0.25 tượng. Chữ viết: chữ phạn được dùng phổ biến có nguồn gốc từ chữ brahmi phát 0.25 triển hoàn chỉnh ảnh hưởng ra bên ngoài. Văn học : 0.25 Mang tâm lý Hin Đu giáo, thể hiện mối quan hệ con người với con người trong tình yêu lứa đôi, đẳng cấp trong xã hội. Kiến trúc: nhiều công trình mang giá trị cao, phong cách Hin đu, phật 0.25 giáo Những thành tựu văn hóa chữ viết, tôn giáo , văn học, kiến trúc thời 0.25 Gúp-ta đã làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ + Ấn Độ được coi là văn minh nhân loại vì: 1.0 Ấn Độ có nền văn minh hết sức lâu đời( ra đời TNK III TCN) phật giáo, 0.25 chữ viết Đây là nơi sản sinh nhiều tôn giáo lớn trên thế giới( Hin Đu, Phật giáo, Bà 0.25 La Môn ) . Nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện, một số vẫn còn lưu giữ 0.25 tới ngày nay. Nền văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng sâu rộng ra bên ngoài: Trung Quốc, các 0.25 quốc gia Đông Nam Á. * Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài 1.25 +Tôn giáo: 0.25 - Ảnh hưởng của phật giáo tới Trung Quốc, Đông Nam Á với dòng phật giáo tiểu thừa, hiện nay một số nước xem đó là quốc giáo. - Ảnh hưởng của Ấn Độ giáo tới hàng loạt các quốc gia như Campuchia, Lào, Inđônêxia. + Chữ phạn: 0.25 - Ảnh hưởng hàng loạt các quốc gia Đông Nam Á trên cơ sở chữ phạn hình thành nên chữ viết người Khơme, chữ Thái , chữ Chăm, chữ Miama +Văn học: Các nước Đông Nam Á đã mô phỏng hoặc lấy tích từ các sử 0.25 thi, truyện thần thần thoại của Ấn Độ để hình thành nên các tác phẩm văn học của mình
  3. +Kiến trúc, điêu khắc 0.25 Nhiều công trình ảnh hưởng đậm nét của Ấn Độ đặc biệt là các công trình kiến trúc tôn giáo như phật, Hin Đu giáo với các công trình tiêu biểu như Ăngco vát, Ăngco thom, Thạt Luổng + Nghệ thuật: 0.25 Ca múa nhạc phát triển với các điệu múa làn điệu đều ảnh hưởng chủ yếu từ Hin Đu như thái lan, Mianma, Campuchia Câu 2: (4.0 điểm) Hãy lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây trên các mặt: thời gian hình thành, điều kiện kinh tế, thể chế chính trị, phân hóa giai cấp? Từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt đó? Đáp án câu 2: (4.0 điểm) Bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. (2.0điểm) Tiêu chí Các quốc gia phương Đông Các quốc gia cổ đại phương Tây Thời gian Khoảng thiên niên kỉ thứ IV – III TCN.(0.25 Khoảng thiên niên kỉ I TCN.(0.25 điểm) hình điểm) thành Kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu ngoài ra còn có thủ Thủ công nghiệp, thương nghiệp là công nghiệp.(0.25 điểm) nghành kinh tế chính Bên cạnh là nông nghiệp nhưng không phát triển.(0.25 điểm) Thể chế Chuyên chế cổ đại.(0.25 điểm) Dân chủ chủ nô.(0.25 điểm) chính trị Giai cấp Vua, quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.(0.25 Chủ nô, bình dân, nô lệ.(0.25 điểm) trong xã điểm) hội Nguyên nhân đẫn tới sự khác nhau.(2.0 điểm) + Đối với sự hình thành nhà nước: Phương Đông sớm hình thành vì: do điều kiện tự nhiên(đất đai, khí hậu song ngoài ), sản xuất kinh tế thuận lợi dẫn tới nhanh chóng phân hóa giai cấp, công tác trị thủy của liên minh bộ lạc hình thành nhà nước sớm. .(0.25 điểm) Phương Tây: do Đất đai khô cằn địa hình chia cắt không thuận lợi trong phát triển kinh tế dẫn tới phân hóa giai cấp trong xã hội muộn dẫn tới nhà nước hình thành muộn. .(0.25 điểm) + Kinh tế: Phương Đông do có đất đai tơi xốp nhanh chóng hình thành kinh tế nông nghiệp là chính. .(0.25 điểm) Phương Tây trên cơ sở đất đai cằn cỗi kết hợp địa hình chia cắt và ven biển nên hình thành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp. .(0.25 điểm) + Thể chế chính trị: Phương Đông: do phát triển kinh tế nông nghiệp và nhu cầu trị thủy chống ngoại xâm nên nhanh chóng hình thành thể chế quân chủ tập quyền.(0.25 điểm) Phương tây: do địa hình chia cắt ven biển và quá trình phát triển kinh tế thương nghiệp đã nhanh chóng có buôn bán nô lệ cùng đó để phát triển thành thể chế dân chủ chủ nô. .(0.25 điểm) + Xã hội:
  4. Phương Đông chủ yếu do sản suất chính là nông nghiệp nên hình thành nhà nước với 3 giai cấp nhưng 2 giai cáp chính trong xã hội là nông dân công xã và quý tôc.(0.25 điểm) Phương Tây: do buôn bán đặc biệt buôn bán nô lệ là từ các tù binh chiến tranh, cùng với quá trình cướp bóc trên biển nên nô lệ ngày càng đông đảo trong xã hội và là lực lượng sản xuất chính cùng giai cấp chủ nô. .(0.25 điểm) B. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 3: (4.0 điểm) Hãy lập bảng thống kê cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XVIII “ tên các cuộc kháng chiến, thời gian, người lãnh đạo, trận quyết chiến chiến lược, cách kết thúc chiến tranh”? Từ đó cho biết nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đó? Đáp án câu 3: (4.0 điểm) Bảng thống kê cá cuộc kháng chiến, khởi nghĩa Tên kháng Thời gian Người lãnh đạo Trận quyết Cách kết thúc chiến, khởi chiến chiến chiến tranh nghĩa lược Kháng chiến 981 Lê Hoàn Vùng Đông Bắc Dùng chiến chống Tống thời thắng quân sự Tiền Lê (0.25 điểm) Kháng chiến 1075-1077 Lý Thường Kiệt Sông Như Chủ động giảng chống Tống thời Nguyệt hòa Lý.(0.5 điểm) Kháng chiến Lần 1: 1258 Các Vua Trần, Đông Bộ Đầu, Dùng chiến chống Mông – Lần 2: 1285 Trần Thủ Độ, Tây Kết, Hàm thắng quân sự Nguyên thời Lần 3: Trần Quốc Tuấn Tử, Chương Trần.(0.5 điểm) 1287-1288 Dương, Vạn Kiếp, Sông Bạch Đằng Khởi nghĩa Lam 1418 - 1427 Lê Lợi, Lê Lai, Chi Lăng, Chủ động giảng Sơn chống Minh Nguyễn Trãi Xương Giang hòa (0.25 điểm) Kháng chiến 1785 Nguyễn Huệ Rạch Gầm – Dùng chiến chống Xiêm thời Xoài Mút thắng quân sự Tây Sơn.(0.25 điểm) Kháng chiến 1789 Quang Trung Ngọc Hồi -Đống Đầu dùng chiến chống Thanh Đa thắng quân sự, thời Tây sau giảng hòa Sơn.(0.25 điểm) giữ quan hệ tốt đẹp + Nguyên nhân thắng lợi: .(1.0điểm) Tinh thần đoàn kết của nhà nước nội bộ triều đình, triều đình với nhân dân, dân tộc đa số với thiểu số, tinh thần quyết chiến quyết thắng trước kẻ thù xâm lược.(0.25 điểm) Tinh thần yêu nước truyền thống bất diệt đã được thử thách qua chống thời bắc thuộc và phát huy cao độ về tự hào về dân tộc Việt Nam- Độc lập tự chủ.(0.25 điểm) Có nhiều người tài.trong tất các cuộc kháng chiến đều xuất hiện những người lãnh đạo kiệt xuất như: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi .(0.25 điểm)
  5. Có nghệ thuật quân sự độc đáo phù hợp tình hình thực tiễn đối với từng kẻ thù với kế “tiên phát chế nhân” thời lý, kế “thanh dã” thời Trần, kháng chiến lâu dài, nhân nghĩa với khởi nghĩa lam sơn (0.25 điểm) + Ý nghĩa thắng lợi: (1.0điểm) Đối với dân tộc.giữ vững nền độc lập tự chủ dân tộc cũng cố niềm tin cho nhân dân, khẳng định sức mạnh dân tộc(0.25 điểm) Đối với kẻ thù.đập tan mưu đồ xâm lược, thống trị, bảo vệ độc lập dân tộc (0.25 điểm) Đối với quốc tế. ngăn chặn sự bành chướng, xâm lược của giạc phương Bắc(0.25 điểm) Bài học kinh nghiệm.để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu cho lịch sử dân tộc đặc biệt là nghệ thuật quân sự, phát huy tính đoàn kết, xây dựng đát nước.(0.25 điểm) Câu 4: (4.0 điểm) "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết" (Thân Nhân Trung). Em hãy: 1. Nêu suy nghĩ của mình về câu nói trên. 2. Khái quát về sự phát triển của giáo dục Việt Nam thời phong kiến thế kỉ X- XV. 3. Chỉ nguyên nhân đẫn tới thành tựu của giáo dục 4. Tại khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay có thờ những vị vua nào, vì sao? Đáp án câu 4: (4.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1. Suy nghĩ về câu nói: Đề cao giáo dục để lựa chọn nhân tài phục vụ đất nước. Lấy sự học và 0.5 những người có học làm thành gốc rễ của nghiệp dựng nước 2. Sự phát triển của giáo dục thế kỉ XI - XV + Mục đích: 0.25 - Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức đế phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử đã được các triều đại coi trọng. - Thời Lý, Trần, Hồ : + Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu thờ 0.25 Khổng Tử đặt tại Thăng Long. Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, vua Lý Nhân 0.25 Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành. + Dưới triều Trần, giáo dục ngày càng mở rộng. Năm 1247, vua Trần Thái 0.25 Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa). + Dưới triều Hồ đã ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa 0.25 toán vào thi cử. + Thời Lê sơ : 0.5 Phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497) + Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.
  6. + Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ. + Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu. + Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ 3. Nguyên nhân phát triển của giáo dục - Các nhà nước thời kì này có độc lập tự chủ chính vì vậy mà nhà nước có 0.25 sự quan tâm, có chính sách khuyến khích phát triển giáo dục Học hành là con đường thẳng nhanh nhất đến với quan trường nên là động 0.25 lực lớn thúc đẩy học hành thi cử. Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học 0.25 Ảnh hưởng lớn tư tưởng phật đặc biệt là tư tưởng của nho giáo. 0.25 4. Các vị vua được thờ tại văn Miếu: Lý Thánh Tông có công khai sáng nền giáo dục, nho học, là người đưa ra 0.25 quyết định xây dựng Văn Miếu (1070) Lý Nhân Tông là người mở mang nền giáo dục nho học, xây dựng Quốc Tử 0.25 Giám (1076) Lê Thánh Tông là người lập bia đá ghi công những người đã đỗ đạt Trạng 0.25 Nguyên, Tiến sĩ ( 1484) , tạo dựng nền giáo dục và thi cử thịnh vượng nhất của Việt Nam Câu 5: (4.0 điểm) Hãy lập bảng so sánh cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông ở thế kỉ XV với Vua Minh Mạng thế kỉ XIX? Từ đó rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ 2 cuộc cải cách đó? Đáp án câu 5: (4.0 điểm) Bảng so sánh cải cách Lê Thánh Tông và cải cách Minh Mạng Nội dung Cải cách Lê Thánh Tông Cải cách Minh Mạng + Do quyền lực của nhà nước quân chủ + Do những hạnh chế của bộ máy nhà Nguyên trung ương tập quyền bị hạn chế nước thời Gia Long. nhân cải + Chính quyền trung ương chưa đủ mạnh, + Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân cách. nội bộ triều đình mâu thuẫn, tranh giành địa diễn ra, nhiều thế lực chống lại vua (0.5 điểm) vị, quyền lực. Minh Mạng. + Muốn vực dậy kinh tế, củng cố chính + Chính sách phát triển kinh tế - xã hội còn quyền hạn chế. - Chính quyền Trung ương.(0.25 điểm) - Chính quyền Trung ương.(0.25 điểm) - Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền - Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi hành.Tể tướng và Đại hành khiển bị bãi bỏ. quyền hành. giúp việc cho vua là các nội - Dưới vua gồn 6 bộ ( Lại, Hộ, Lễ, Binh, các và viện cơ mật Hình, Công ) các quan như ngự sử đài, Hàn Bộ máy lâm viện được lập làm việc trực tiếp với nhà nước vua, chịu trách nhiệm trước vua. 1.0điểm - Chính quyền địa phương.(0.25 điểm) - Chính quyền địa phương (0.25 điểm) Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi Chia đất nước thành 30 tỉnh, 1 phủ Dưới đạo có 3 ti ( Đô ti, Thừa ti, Hiến ti ) Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu,tổng, xã, thôn. đạo là phủ, huyện, châu, xã. Quân đội: Được tổ chức chặt chẽ theo chế độ “ngụ Được tổ chức quy củ Chia là 4 binh (0.25 binh ư nông” được trang bị vũ khí đầy đủ. chủng: bội binh, pháo binh, tượng binh,
  7. điểm) thủy binh. Được trang bị vũ khí đầy đủ. Pháp luật Ban hành bộ luật Hồng Đức gồm 700 điều Ban hành bộ luật hoàng triều luật lệ với (0.25 đề cập đến mọi vấn đề xã hội 398 điều hà khắc nhằm bảo vệ chính điểm) quyền trung ương, uy quyền của nhà vua. Chính Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, Chính sách không hiệu quả dấn tớikinh sách đối ổn định cuộc sống của nhân dân tế suy yếu, mâu thuẫn xã hội sâu sắc dẫn nội: tới các phong trào đấu tranh của nhân (0.25 dân điểm) Chính Đối với phương bắc triều cống nhưng vẫn Đối với phương bắc thì thần phục. sách đối giữ tư thế một quốc gia độc lập Đối với lào và campuchia bắt họ thần ngoại: Đối với các nước láng giềng phía Tây, Nam phục. (0.25 giữ mối quan hệ thân thiện, có lúc có chiến Đối với phương tây “đóng cửa” không điểm) tranh. chấp nhận quan hệ ngoại giao. • Ý nghĩa của cuộc cải cách: .(0.1 điểm) + Lê Thánh Tông .(0.5 điểm) - Cũng cố chính quyền từ trung ương tới địa phương, tăng quyền lực vào tay nhà vua, tạo điều kiện ổn định đất nước phát triển. - Cuộc cải cách lớn nhất vào thế kỉ XV. Cuộc cải cách mang tính toàn diện và sâu sắc, góp phần đưa nhà nước quân chủ đạt tới đỉnh cao. + Minh Mạng.(0.5 điểm) - Hoàn chỉnh thống nhất đất nước về mặt nhà nước, tăng cường quyền lực vào tay nhà vua. - Cải cách chính quyền tại địa phương là cơ sở phân chia đơn vị hành chính ngày nay. - Tuy nhiên chính sách cải cách của vua Minh Mạnh có những sai lầm về mặt đối nội và đối ngoại làm cho tình hình xã hội không ổn định và nguy cơ ngoại xâm sau này. • Bài học kinh nghiệm: .(0.5 điểm) - Khi tiến hành cải cách phải có định hướng mục tiêu đúng. - Nội dung cải cách phải toàn diện, phù hợp với nhu cầu của đất nước và xu thế thời đại - Phải biết xuất phát từ thực tiễn, kế thừa, dựa trên truyền thống để tiến hành.