Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)

Câu 1:(4,0điểm)
Trình bày những đặc trưng về kinh tế, xã hội, chính trị của chế độ chiếm nô Hi Lạp-Rô Ma. Bản chất của nền dân chủ chủ nô. Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ này?
Đáp án câu 1:
a) Những đặc trưng của chế độ chiếm nô Hi Lạp- Rô Ma: (2,0 điểm)
* Về kinh tế:(1,0 điểm)
- Điều kiện tự nhiên:
+ Hi Lạp –Rô Ma nằm trên bờ Bắc Địa Trung Hải, bao gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ. Khí hậu ấm áp và trong lành.( 0,25 điểm)
doc 5 trang Hải Đông 16/01/2024 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_lich_su_lop_10_truong_thpt.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Lịch sử Lớp 10 - Trường THPT Buôn Đôn (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT BUÔN ĐÔN KỲ THI OLYMPIC 10-3 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ. LỚP: 10 THỜI GIAN: 180 PHÚT
  2. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1:(4,0điểm) Trình bày những đặc trưng về kinh tế, xã hội, chính trị của chế độ chiếm nô Hi Lạp-Rô Ma. Bản chất của nền dân chủ chủ nô. Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ này? Đáp án câu 1: a) Những đặc trưng của chế độ chiếm nô Hi Lạp- Rô Ma: (2,0 điểm) * Về kinh tế:(1,0 điểm) - Điều kiện tự nhiên: + Hi Lạp –Rô Ma nằm trên bờ Bắc Địa Trung Hải, bao gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ. Khí hậu ấm áp và trong lành.( 0,25 điểm) + Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất canh tác ít, chủ yếu đất ven đồi, khô và rắn. (0,25 điểm) - Kinh tế thủ công và thương nghiệp hàng hải phát triển. Tiền tệ xuất hiện, thành thị ra đời và hoạt động nhộn nhịp. Nông nghiệp phát triển muộn. (0,25 điểm) =>Kinh tế khu vực Địa Trung Hải phát triển nhanh. Hi Lạp- Rô Ma sớm trở thành các cường quốc giàu mạnh. 0,25 (điểm) * Về Xã hội: (0,5 điểm) Chia thành 3 tầng lớp: chủ nô, bình dân, nô lệ. - Chủ nô: gồm chủ xưởng, chủ thuyền giàu có, có thế lực lớn về kinh tế, chính trị->giai cấp thống trị - Bình dân: những người dân tự do, ít tài sản (0, 25 điểm) - Nô lệ: Chiếm đa số trong xã hội, là lực lượng lao động chính trong nền kinh tế, phụ thuộc và chủ nô, họ không có đặc quyền gì (0,25 điểm) * Về chính trị: (0,5 điểm) - Hình thành chế độ dân chủ cổ đại trong thành bang( thành bang Aten). (0,25 điểm) - Đứng đầu nhà nước là hội đồng 500 do dân bầu, quyết định mọi việc trong nhiệm kì một năm Như vậy chính quyền thuộc về các công dân mang tính dân chủ rộng rãi.(0,25 điểm) b) Bản chất của nền dân chủ chủ nô: (0,75 điểm) Mang tính chất dân chủ, tiến bộ hơn chế độ chuyên chế của các quốc gia cổ đại Phương đông. Tuy nhiên , thể chế này dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ, đông đảo nô lệ không có quyền công dân. => Hình thức dân chủ chủ nô. c) Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ chiếm nô: ( 1,25 điểm) - Do sự bóc lột nặng nề và đối xử bất công, bị khinh rẻ nên nô lệ không ngừng đấu tranh chống lại chế độ chiếm nô. ( 0,5 điểm) - Các hình thức đấu tranh: (0,5 điểm) + Đấu tranh vũ trang ( 0,25 điểm) + Đấu tranh kinh tế: nô lệ bỏ trốn, phá hoại công cụ , sản phẩm, làm cho sản xuất đình đốn => Chế độ chiếm nô khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ năm 476.( 0,5 điểm) Câu 2: (4,0điểm) Chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở châu Âu thời kì hậu trung đại như thế nào? Đáp án câu 2: Chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở châu Âu thời kì hậu trung đại * Từ thế kỉ XVI, nền kinh tế châu Âu phát triển, mở ra quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy ( được tạo nên do vốn và lao động làm thuê) (0,5đ) - Sau những cuộc phát kiến địa lí, quí tộc và thương nhân châu Âu ra sức gây chiến tranh, xâm lược, cướp bóc của cải tài nguyên vàng bạc của các nước ở khu vực châu Á, châu Phi,châu Mĩ( Nam Mĩ) từ đó họ giàu có lên , tích lũy nguồn vốn đầu tiên.(0,5đ) - Nguồn lao động làm thuê: được tạo ra do sự bần cùng hóa và sự tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân và thị dân nghèo.(0,25đ) * Nhờ quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy, châu Âu đã xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa: (0,5đ) - Công trường thủ công thay thế cho phường hội: sản xuất qui mô theo dây chuyền, chuyên môn hóa từng công đoạn xuất hiện quan hệ bóc lột giữa chủ xưởng và người làm thuê, hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. (0,5đ) - Các công ti thương mại lớn thay thế các thương hội.(0,25đ) - Trong nông nghiệp xuất hiện các trang trại tư bản công nghiệp và công nhân nông nghiệp. (0,25đ) * Những biến đổi trong xã hội Tây Âu:
  3. - Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, xã hội hình thành các giai cấp mới. (0,25đ) + Chủ xưởng và thương nhân giàu có thành giai cấp tư sản.(0,25đ) + Những người làm thuê thành gia cấp công nhân, bị bóc lột. (0,25đ) - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong lòng chế độ phong kiến. Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương xứng nên họ đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến trong suốt thời hậu kì trung đại. ( 0,5đ) Câu 3: (4,0 điểm) Chiến thắng nào của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đã mở ra thời đại mới cho dân tộc ta. Tóm tắt diễn biến và nhận xét về chiến thắng đó. Đáp án câu 3: (4,0 điểm) 1. Chiến thắng mở ra thời đại mới cho dân tộc ta là chiến thắng Bạch Đằng 938 do Ngô Quyền lãnh đạo (0,5 điểm) 2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: (1,5 điểm) - Tóm tắt tiểu sử của Ngô Quyền: Người Đường Lâm sinh năm 898. Là người giỏi võ nghệ, sức khoẻ hơn người, từng theo Dương Đình Nghệ lập công lớn. Nhận được tin Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại tháng 10 năm 938 Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu (0,5 điểm) - Được sự ủng hộ của quân sĩ và nhân dân Ngô Quyền nhanh chóng tiến vào thành Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn. Sau đó dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng . Đồng thời cho quân thủy, bộ mai phục hai bên bờ sông (0,5 điểm) - Khi quân giặc kéo sang, Ngô Quyền cho quân khiêu chiến quân giặc trúng kế Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phía đổ ra đánh giết dữ dội. Quân giặc đại bại (0,5điểm) 3. Nhận xét: (2,0 điểm) - Là trận quyết chiến chiến lược, “một vũ công cao cả vang dội đến nghìn thu”, được ghi vào lịch sử dân tộc như một biểu tượng sáng ngời của truyền thống yêu nước ý chí bất khuất quật cường (0,5 điểm) - Chiến thắng Bạch Đằng đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ vừa mới giành được. (0,5 điểm) - Khẳng định niềm tin vào sức mạnh của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm Chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời đại mới: thời đại độc lập tự chủ lâu dài (0,5 điểm) - Trong chiến thắng này, Ngô Quyền đã biết phát huy nghệ thuật quân sự của dân tộc, lợi dụng yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, nghệ thuật “thủy chiến” độc đáo, tranh thủ thời cơ (0,5 điểm) Câu 4: (4,0 điểm) Những biểu hiện sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thế kỷ X đến thế kỷ XV? Đáp án câu 4: Những biểu hiện sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thế kỷ X đến thế kỷ XV 1. Biểu hiện sự phát triển thủ công nghiệp: - Các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng nâng cao .0,5 - Một số mỏ đồng, bạc được khai thác. Bước đầu hình thành một số làng nghề thủ công. 0,5 - Đồ gốm tráng men độc đáo, in hình được đem trao đổi ở nhiều nơi các nghề trạm khắc đá, làm đồ trang sức, làm giấy, nhuộm vải 0,5 - Các quan xưởng chuyên lo đúc tiền, rèn vũ khí, đóng thuyền chiến được thành lập. 0,5 -Thời kỳ nhà Hồ đã chế tạo được súng thần cơ, đóng thuyền chiến có lầu. 0,5 2. Thương nghiệp: + Nội thương: - Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp, hang hóa phong phú. Các chợ làng, chợ huyện được hình thành. 0,25 - Thăng Long thời nhà Lý là đô thị lớn với nhiều phố phường .phát triển phồn thịnh với 36 phố phường.(0,25) + Ngoại thương: - Vùng biên giới Việt – Trung từ thời Lý đã hình thành các địa điểm trao đổi hàng hóa. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa là, hương liệu, ngà voi, đến trao đổi. (0,5) - Năm 1149 nhà Lý cho lập trang Vân Đồn làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Lạch Trường (Thành Hóa) cũng là một vùng hải cảng buôn bán.(0,5đ) Câu 5: (4,0 điểm)
  4. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống xâm lược thế kỉ X-XVIII ( Tên cuộc kháng chiến, khỡi nghĩa; Thời gian, lãnh đạo, Chiến thắng quan trọng). Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm? Đáp án câu 5: - Thống kê các cuộc kháng chiến và khỡi nghĩa chống xâm lược thế kỉ X-XVIII. (1,5 điểm) Tên cuộc kháng chiến, Thời gian Lãnh đạo Thắng lợi tiêu biểu khởi nghĩa Kháng chiến chống Tống 981 Lê Hoàn Bạch Đằng thời Tiền Lê Kháng chiến chống Tống 1075-1077 Lý Thường Kiệt Sông Như Nguyệt thời Lý Ba lần kháng chiến chống 1258,1285,1288 Vua quan nhà Trần, đặc Đông Bộ Đầu, Chương Dương, quân Mông –Nguyên Thời biệt Trần Hưng Đạo Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng Trần Khởi nghĩa Lam Sơn 1408-1427 Lê Lợi, Nguyễn Trãi Tốt Động- Chúc Động, Chi Lăng- Xương Giang Kháng chiến chống Xiêm 1784-1785 Nguyễn Huệ Rạch Gầm- Xoài Mút Kháng chiến chống Thanh 1788-1789 Nguyễn Huệ Ngọc Hồi- Đống Đa - Ý nghĩa lịch sử: (1,25 điểm): + Ghi nhiều chiến công chói lọi- lịch sử chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta. + Giáng một đòn mạnh mẽ vào bọn phong kiến xâm lược phương Bắc và phong kiến Xiem, đập tan tham vọng bành trướng xâm lược của chúng, buộc chúng phải công nhận độc lập chủ quyền của dân tộc ta. + Bảo vệ thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập và văn hóa đân tộc. Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta + Thể hiện tài năng của những nhà lãnh đạo, tinh thần yêu nước, đoàn kết , ý chí quyết chiến quyết thắng của quân- dân ta. - Bài học kinh nghiệm: (1,25 điểm) + Bài học về đường lối, phương pháp đấu tranh: Toàn dân, toàn diện, trường kì (Toàn dân: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên Toàn diện: Trong kháng chiến chống tống thời Lý: Chính trị, quân sự, ngoại giao, văn thơ Trường kì: Khỡi nghĩa Lam Sơn ) + Bài học về nghệ thuật quân sự ( chiến lược, chiến thuật) + Bài học về chớp thời cơ ở các cuộc đấu tranh + Chủ động tấn công giặc: Kế sách “Tiên phát chếnhân” trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý + Lấy chổ mạnh đánh vào chổ yếu, lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều (linh hoạt) + Thực hiện tiến công du kích ( khởi nghĩa Lam Sơn ) + Thực hiện vườn không nhà trống : (Kháng chiến chống quân Mông- Nguyên. Kháng chiến chống Thanh) + Thần tốc, táo bạo bất ngờ, chắc thắng ( Kháng chiến chống Thanh)
  5. KÌ THI OLYMPIC 10-3 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: LỊCH SỬ 10 THỜI GIAN: 180 Phút Câu 1:(4,0điểm) Trình bày những đặc trưng về kinh tế, xã hội, chính trị của chế độ chiếm nô Hi Lạp-Rô Ma. Bản chất của nền dân chủ chủ nô. Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ này? Câu 2: (4,0điểm) Chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở châu Âu thời kì hậu trung đại như thế nào? Câu 3: (4,0 điểm) Chiến thắng nào của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đã mở ra thời đại mới cho dân tộc ta. Tóm tắt diễn biến và nhận xét về chiến thắng đó. Câu 4: (4,0 điểm) Những biểu hiện sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thế kỷ X đến thế kỷ XV? Câu 5:(4,0 điểm) Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống xâm lược thế kỉ X-XVIII?( Tên cuộc kháng chiến, khởi nghĩa; Thời gian, lãnh đạo, Chiến thắng quan trọng). Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm? .