Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)
Câu 1:
a) Cho hai cây A, B và ba chỉ tiêu sinh lí: áp suất thẩm thấu của tế bào rễ, điểm bù ánh sáng, điểm bù CO2. Hãy chọn chỉ tiêu sinh lí thích hợp để phân biệt cây A và cây B trong các nhóm thực vật sau:
- Cây ưa bóng và cây ưa sáng.
- Cây chịu hạn và cây kém chịu hạn.
- Cây C3 và cây C4.
b) Vì sao nitơ được xem là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây xanh? Cây xanh có thể sử dụng những nguồn nitơ nào?
c) Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm sau: 1 tủ ấm, 4 ống nghiệm, 1 lọ axit pyruvic, 1 lọ glucôzơ, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa ti thể và 1 máy phát hiện CO2. Hãy tiến hành một thí nghiệm để chứng minh hô hấp là quá trình thải CO2. Giải thích kết quả thí nghiệm.
a) Cho hai cây A, B và ba chỉ tiêu sinh lí: áp suất thẩm thấu của tế bào rễ, điểm bù ánh sáng, điểm bù CO2. Hãy chọn chỉ tiêu sinh lí thích hợp để phân biệt cây A và cây B trong các nhóm thực vật sau:
- Cây ưa bóng và cây ưa sáng.
- Cây chịu hạn và cây kém chịu hạn.
- Cây C3 và cây C4.
b) Vì sao nitơ được xem là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây xanh? Cây xanh có thể sử dụng những nguồn nitơ nào?
c) Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm sau: 1 tủ ấm, 4 ống nghiệm, 1 lọ axit pyruvic, 1 lọ glucôzơ, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa ti thể và 1 máy phát hiện CO2. Hãy tiến hành một thí nghiệm để chứng minh hô hấp là quá trình thải CO2. Giải thích kết quả thí nghiệm.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_2018_t.doc
Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 11 năm 2018 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III, NĂM 2018 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC LỚP 11 1
- ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: a) Cho hai cây A, B và ba chỉ tiêu sinh lí: áp suất thẩm thấu của tế bào rễ, điểm bù ánh sáng, điểm bù CO2. Hãy chọn chỉ tiêu sinh lí thích hợp để phân biệt cây A và cây B trong các nhóm thực vật sau: - Cây ưa bóng và cây ưa sáng. - Cây chịu hạn và cây kém chịu hạn. - Cây C3 và cây C4. b) Vì sao nitơ được xem là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây xanh? Cây xanh có thể sử dụng những nguồn nitơ nào? c) Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm sau: 1 tủ ấm, 4 ống nghiệm, 1 lọ axit pyruvic, 1 lọ glucôzơ, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa ti thể và 1 máy phát hiện CO 2. Hãy tiến hành một thí nghiệm để chứng minh hô hấp là quá trình thải CO2. Giải thích kết quả thí nghiệm. Đáp án câu 1: Nội dung Điểm a) - Cây ưa bóng và cây ưa sáng: chọn điểm bù ánh sáng. 0,25 - Cây chịu hạn và cây kém chịu hạn: áp suất thẩm thấu của tế bào rễ. 0,25 - Cây C3 và cây C4: chọn điểm bù CO2. 0,25 b) - Vì: + Nitơ tham gia cấu tạo nhiều chất hữu cơ quan trọng của cơ thể thực vật như 0,25 prôtêin, axit nuclêic, enzim, ATP, sắc tố, diệp lục + Nitơ tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất ở thực vật thông qua enzim. 0,25 - Cây xanh có thể sử dụng các nguồn nitơ: + - + NH4 (amôni) và NO3 (nitrat): từ phân bón, xác động thực vật. + Nitơ tự do của khí quyển (N2): nhờ cộng sinh với vi sinh vật. 0,25 c) 0,25 - Tiến hành thí nghiệm như sau: + Ống 1: axit puruvic + dịch nghiền tế bào. + Ống 2: axit pyruvic + ti thể. 0,25 + Ống 3: glucôzơ + dịch nghiền tế bào. 0,25 + Ống 4: glucôzơ + ti thể. 0,25 → Cả 4 ống được đưa vào tủ ấm với nhiệt độ thích hợp. 0,25 → Sau một thời gian sẽ thấy kết quả như sau: 0,25 Ống 1,2,3 sẽ có CO2 bay ra; còn ống 4 thì không. - Giải thích: 0,25 + Ống 1 và 2: dịch nghiền tế bào có chứa ti thể, do đó ở ống 1 và ống 2 axit pyruvic đi vào ti thể và quá trình hô hấp xảy ra dẫn đến thải CO2. 0,25 + Ống 3: glucozơ trong tế bào chất sẽ biến thành axit pyruvic qua quá trình đường phân. Sau đó axit pyruvic đi vào trong ti thể (có trong dịch nghiền tế bào) thực hiện 0,25 hô hấp hiếu khí tạo ra CO2 bay ra như ống 1 và 2. + Ống 4: glucozơ không thể biến đổi thành axit pyruvic vì không có môi trường tế bào chất. Glucozơ lại không trực tiếp vào cơ thể nên quá trình hô hấp ở ống 4 không xảy ra và không thấy có CO2 bay ra. 0,25 Câu 2: a) Hình bên mô tả sự trao đổi khí ở mang của một loài cá. Hãy cho biết máu ở trong mạch (1) đỏ thẫm hay đỏ tươi? Giải thích? 2
- b) Trong số các động vật sống dưới nước, cá xương là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất. Giải thích vì sao. c) Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn? Đáp án câu 2: Nội dung Điểm a) - Máu đỏ thẫm. 0,5 - Giải thích: vì dòng nước đi vào mang là nước giàu O2 chạy song song và ngược 0,5 chiều với dòng máu trong mao mạch mang. b) Cá xương trao đổi khí có hiệu quả vì có các đặc điểm thích nghi sau: - Mang cá đáp ứng được các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí: 0,25 + Mang gồm nhiều cung mang, mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang → tạo diện tích trao đổi khí lớn. 0,25 + Hệ thống mao mạch ở mang dày đặc, máu có Hêmôglôbin → trao đổi và vận chuyển khí hiệu quả. 0,25 - Có dòng nước liên tục đi qua mang: nhờ sự phối hợp hoạt động của các cơ miệng và diềm nắp mang đem O 2 hòa tan đến mang và CO2 từ mang ra ngoài → luôn tạo được sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2 giữa nước qua mang và máu trong mang. - Có hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều giữa nước ngoài mang và máu 0,25 trong mang → tăng hiệu quả trao đổi khí. c) - Khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn: + Thú ăn thịt: 0,25 • có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển; ruột ngắn. 0,25 • thức ăn được xé và nuốt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học. + Thú ăn thực vật: • có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngăn hoặc 0,25 bốn ngăn; manh tràng rất phát triển; ruột dài; • thức ăn được nhai kĩ hoặc nhai lại, thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và 0,25 biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh. - Thú ăn thực vật ăn số lượng thức ăn lớn vì: + thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng 0,25 + khó tiêu 0,25 → nên phải ăn số lượng lớn thức ăn mới đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. 0,5 Câu 3: a) Hiện tượng nào sau đây không được xếp cùng nhóm với các hiện tượng còn lại? A. Rễ cây tránh xa các hóa chất độc hại. B. Rễ cây luôn mọc quay xuống đất. C. Ngọn cây mọc cong về phía có ánh sáng. D. Khi có va chạm lá cây trinh nữ cụp lại. Hãy chọn và giải thích câu đúng. Dùng khái niệm nào để diễn đạt chung cho các hiện tượng trên? Trình bày khái niệm đó. b) Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật. 3
- c) Trong nuôi cấy mô thực vật: khi tế bào nhu mô sinh trưởng trong thí nghiệm nuôi cấy mô tạo nên mô sẹo (callus) chưa phân chia và chưa phân hóa. Muốn cho mô phát triển bình thường tạo rễ, tạo chồi cần một tỉ lệ đặc biệt của 2 loại phitôhoocmôn. Đó là 2 loại phitôhoocmôn nào? Trình bày vai trò chủ yếu của chúng. Đáp án câu 3: Nội dung Điểm a) - Chọn câu D. 0,5 - Giải thích: + Các hiện tượng nêu ở A, B, C: thuộc dạng hướng động. 0,25 + Hiện tượng D: là dạng ứng động. 0,25 - Các hiện tượng trên được gọi chung là cảm ứng ở thực vật. 0,25 - Cảm ứng là hiện tượng phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường. 0,25 b) Phân biệt: - Sinh trưởng sơ cấp: + Làm tăng chiều dài của thân và rễ. + Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. 0,25 + Có ở thực vật Một lá mầm và Hai lá mầm. 0,25 - Sinh trưởng thứ cấp: 0,25 + Làm tăng đường kính (bề ngang, dày) của thân và rễ. + Do hoạt động của mô phân sinh bên. 0,25 + Có ở thực vật Hai lá mầm. 0,25 c) 0,25 * 2 loại phitôhoocmôn đó là: - Auxin. - Xitôkinin (Kinêtin). 0,25 * Vai trò chủ yếu: 0,25 - Auxin: kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào; kích thích hạt, chồi nảy mầm; kích thích ra rễ phụ; thể hiện ưu thế đỉnh 0,25 - Xitôkinin: kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào; kích thích sự hình thành chồi trong mô callú (trong nuôi cấy mô thực vật) 0,25 Câu 4: a) Xináp là gì? Nêu cấu tạo của 1 xináp hóa học. Trình bày quá trình truyền tin qua xináp? Giải thích cơ sở của việc uống thuốc giảm đau? b) “Vào mùa sinh sản, chim nhạn đực tỏ tình bằng cách mang một con cá đến biếu chim nhạn cái, thậm chí nó còn đút cá vào miệng con cái. Hành vi biếu cá này có thể là một bằng chứng tốt về khả năng cung cấp thức ăn và chăm sóc con non sau này” Hãy cho biết tập tính trên của chim nhạn là tập tính gì? Nêu đặc điểm của loại tập tính đó. Đáp án câu 4: Nội dung Điểm a) * Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần 0,5 kinh với loại tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến ). * Cấu tạo của 1 xináp hóa học: 0,25 - Chùy xináp: trong chùy có các bóng chứa chất trung gian hóa học. 0,25 - Màng trước xináp. 0,25 - Khe xináp. 0,25 - Màng sau xináp: có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. * Quá trình truyền tin qua xinap: 0,25 4
- - Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp. - Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. 0,25 - Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau. - Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế 0,25 hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt đông (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi 0,25 tiếp. * Thuốc giảm đau: gây phong bế màng sau làm xung thần kinh không truyền về 0,5 trung ương thần kinh, nên ta không có cảm giác đau. b) - Tập tính của chim nhạn là tập tính sinh sản. 0,5 - Đặc điểm của tập tính sinh sản: phần lớn là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. 0,5 Câu 5: a) Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, hãy tính tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ và kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ thu được ở F1? b) Cho một cây hoa đỏ giao phấn với 3 cây của cùng loài đó, kết quả thu được như sau: - Phép lai 1: với cây thứ nhất, đời con có 25% cây hoa trắng : 50% cây hoa vàng : 25% cây hoa đỏ. - Phép lai 2: với cây thứ hai, đời con có 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa vàng : 6,25% cây hoa trắng. - Phép lai 3: với cây thứ ba, đời con có 50% cây hoa vàng : 37,5% cây hoa đỏ : 12,5% cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa của loài thực vật trên di truyền theo quy luật nào? Hãy xác định kiểu gen của các cây đem lai. Đáp án câu 5: Nội dung Điểm a) d d - F1 xuất hiện kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng có kiểu gen ab/ab X X hoặc ab/ab XdY → P phải tạo ra giao tử ab Xd 0,25 → Kiểu gen của P là: AB/ab XDXd × AB/ab XDY 0,25 - Xét 2 phép lai: + P1: AB/ab × AB/ab F1: Tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh cụt ab/ab = x Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài (A-, B-) = 50% + x 0,25 D d D + P2: X X × X Y F1: ¼ XDXD : ¼ XDY : ¼ XDXd : ¼ XdY (3/4 mắt đỏ : 1/4 mắt trắng) 0,25 - F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng = 5% → ab/ab XdY = 5% → ab/ab.1/4 = 5% → ab/ab = x = 20% 0,25 → thân xám, cánh dài A-, B- = 50% + 20% = 70% 0,25 - Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ A-,B-, D- =70%. ¾ = 52,5% 0,25 - Tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ = 20%.3/4 = 15% 0,25 (hoặc = 20% - 5% = 15%) b) - Xét phép lai với cây thứ hai: đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Đây là tỉ lệ của quy luật tương tác bổ trợ 5
- → Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ. 0,25 Kiểu tương tác 9:6:1 0,25 - Quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb và aaB-: hoa vàng; aabb: hoa trắng. 0,25 - Ở phép lai 2: số tổ hợp ở đời con = 9+6+1=16 = 4 × 4 → Bố mẹ phải cho 4 loại giao tử → Bố mẹ dị hợp về 2 cặp gen → Kiểu gen của cặp bố mẹ ở phép lai 2: AaBb × AaBb → Kiểu gen của cây hoa đỏ đem lai là AaBb. 0,25 → Kiểu gen của cây thứ hai là AaBb 0,25 - Ở phép lai 1: đời con phân li theo tỉ lệ 1:2:1 → số tổ hợp đời con = 4 = 4 × 1 → cây thứ nhất chỉ cho 1 loại giao tử. Ở đời con có cây hoa trắng mang kiểu gen aabb → cây thứ nhất phải có kiểu gen đồng hợp lặn là aabb. 0,25 - Ở phép lai 3: số tổ hợp đời con = 4+3+1=8= 4 × 2 → Cây thứ ba cho 2 loại giao tử. Ở đời con có cây hoa trắng aabb nên cây thứ ba phải cho giao tử ab → Kiểu gen của 0,25 cây thứ ba là Aabb hoặc aaBb. 0,25 HẾT 6