Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

Câu 1. (4 điểm)
Giải thích các hiện tượng sau:
1. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
2. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?
3. Tại sao có thể nói quang hợp là quá trình oxi hóa-khử?
4. Vì sao ở thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng?
doc 9 trang Hải Đông 16/01/2024 2380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_10_3_lan_thu_3_mon_sinh_hoc_lop_11_truong_thp.doc

Nội dung text: Đề thi olympic 10-3 lần thứ 3 môn Sinh học Lớp 11 - Trường THPT Trường Chinh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH KÌ THI OLYMPIC 10-3 LẦN III ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: SINH HỌC LỚP 11
  2. ĐỀ THI MÔN SINH HỌC 11 Câu 1. (4 điểm) Giải thích các hiện tượng sau: 1. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? 2. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo? 3. Tại sao có thể nói quang hợp là quá trình oxi hóa-khử? 4. Vì sao ở thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng? Câu 2. (4 điểm) 1. Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất? Vì sao? 2. Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay hay chảy chậm trong từng loại mạch đó? 3. Vì sao nói hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất so với động vật ở trên cạn? 4. Người ta làm các thí nghiệm đối với enzim tiêu hóa ở động vật như sau: Thứ tự Enzim Cơ chất Điều kiện thí nghiệm thí nghiệm Nhiệt độ (oC) pH 1 Amilaza Tinh bột 37 7-8 2 Amilaza Tinh bột 97 7-8 3 Pepsin Lòng trắng trứng 30 2-3 4 Pepsin Dầu ăn 37 2-3 5 Pepsin Lòng trắng trứng 40 2-3 6 Pepsinogen Lòng trắng trứng 37 12-13 7 Lipaza Dầu ăn 37 7-8 8 Lipaza Lòng trắng trứng 37 2-3 Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm và cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1 và 2 - Thí nghiệm 3 và 5 - Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7 - Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8 Câu 3. (4 điểm) 1. Giải thích hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ?
  3. 2. Mô tả thí nghiệm chứng minh tính hướng đất (hướng trọng lực) của cây. Giải thích kết quả quan sát được? 3. Quá trình nở hoa của hoa tuylip là hình thức cảm ứng nào? Tác nhân kích thích quá trình nở hoa của loài đó? Câu 4. (4 điểm) 1. Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sự dẫn truyền xung thần kinh qua xinap hóa học. 2. Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển. Giải thích? 3. Vì sao các loài động vật bậc thấp thường hoạt động theo bản năng là chủ yếu? Câu 5. (4 điểm) Ở một loài động vật có vú, người ta thực hiện các phép lai như sau: 1. Phép lai 1: P: cái lông hung x đực lông đen F1-1: 100% lông xám 2. Phép lai 2: P: cái lông đen x đực lông hung F1-2: 1 đực lông đen : 1 cái lông xám 3. Phép lai 3: P: cái lông xám ở F1-2 x đực lông xám ở F1-1 F2: 4 kiểu hình: lông xám, lông đen, lông hung, lông trắng. Hãy biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng màu lông và viết sơ đồ lai cho từng phép lai. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC 11 Câu 1. (4 điểm) Giải thích các hiện tượng sau:
  4. 1. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? 2.Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo? 3. Tại sao có thể nói quang hợp là quá trình oxi hóa-khử? 4. Vì sao ở thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng? TRẢ LỜI: 1. Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì: Khi bị ngập úng, rễ cây thiếu oxi nên phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào làm chết các tế bào lông hút và không hình thành các lông hút mới,cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây bị chết. (1 điểm) 2. Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo vì: những cây này dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt. (1 điểm) 3. Có thể nói quang hợp là quá trình oxi hóa-khử vì: + Phản ứng oxi hóa là phản ứng làm mất điện tử, loại H, giải phóng năng lượng, diệp lục mất electron, quá trình quang phân li nước đã loại H, quá trình photphoryl hóa đã hình thành ATP. (0,5 điểm) + Phản ứng khử là phản ứng nhận electron, nhận H, tích lũy năng lượng, + NADP nhận electron, nhận H để hình thành NADPH, khử CO2 thành glucozơ, tích lũy năng lượng. (0,5 điểm) 4. Ở thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng vì: thực vật C4 và CAM luôn có kho dự trữ CO2 là axit malic nên luôn đảm bảo nồng độ CO2 cao, do đó enzim Rubisco không có hoạt tính oxygenaza nên không có hô hấp sáng. (1 điểm) Câu 2. (4 điểm) 1. Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất? Vì sao? 2. Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay hay chảy chậm trong từng loại mạch đó? 3. Vì sao nói hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất so với động vật ở trên cạn? 4. Người ta làm các thí nghiệm đối với enzim tiêu hóa ở động vật như sau: Thứ tự Enzim Cơ chất Điều kiện thí nghiệm thí nghiệm Nhiệt độ (oC) pH 1 Amilaza Tinh bột 37 7-8 2 Amilaza Tinh bột 97 7-8 3 Pepsin Lòng trắng trứng 30 2-3 4 Pepsin Dầu ăn 37 2-3
  5. 5 Pepsin Lòng trắng trứng 40 2-3 6 Pepsinogen Lòng trắng trứng 37 12-13 7 Lipaza Dầu ăn 37 7-8 8 Lipaza Lòng trắng trứng 37 2-3 Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm và cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1 và 2 - Thí nghiệm 3 và 5 - Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7 - Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8 TRẢ LỜI: 1. Huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. (0,50 điểm) Giải thích: Vì huyết áp là áp lực máu do tim co bóp tĩnh mạch chủ xa tim nên trong quá trình vận chuyển máu do ma sát với thành mạch và giữa các tiểu phân tử máu với nhau đã làm giảm áp lực máu. (0,50 điểm) 2. Vận chuyển máu: - Nhanh nhất ở động mạch. 0,25 điểm Tác dụng: đưa máu kịp thời đến các cơ quan, chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết (0,25 điểm) - Chậm nhất ở mao mạch. 0,25 điểm Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào. (0,25 điểm) 3. Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất so với động vật ở trên cạn? - Phổi của chim có đầy đủ các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. (0,25 điểm) - Phổi chim được cấu tạo bởi hệ thống ống khí, các ống khí nằm dọc trong phổi và được bao quanh bởi hệ thống mao mạch dày đặc. Phổi được thông với hệ thống túi khí phía trước và phía sau. (0,25 điểm) - Khi hít vào và thở ra phổi chim không thay đổi thể tích, chỉ có túi khí thay đổi thể tích, phổi luôn có không khí giàu oxi để thực hiện trao đổi khí với máu trong mao mạch phổi. (0,25 điểm) - Phổi của chim có hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều (dòng máu chảy trong các mao mạch trên thành ống khí luôn song song và ngược chiều với dòng khí lưu thông trong các ống khí) (0,25 điểm) 4. Sản phẩm được sinh ra ở mỗi thí nghiệm: TN1: Mantô TN4: Không biến đổi TN2: Không biến đổi TN5: Axít amin TN3: Axít amin TN6: Không biến đổi TN7: Glyxêrin + axít béo TN8: Không biến đổi Mục tiêu của các thí nghiệm: - Thí nghiệm1 và 2: Enzim chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ thể (khoảng 37oC). Ở nhiệt độ cao enzim bị phá hủy (0,25 điểm)
  6. - Thí nghiệm 3 và 5: Nhiệt độ môi trường càng tăng thì tốc độ xúc tác cơ chất của enzim càng tăng (trong giới hạn). (0,25 điểm) - Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7: Mỗi enzim tiêu hóa hoạt động thích nghi trong môi trường có độ pH xác định. (0,25 điểm) - Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8: Mỗi loại enzim chỉ xúc tác biến đổi một loại chất (cơ chất) nhất định. (0,25 điểm) Câu 3. (4 điểm) 1. Giải thích hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ. 2. Mô tả thí nghiệm chứng minh tính hướng đất (hướng trọng lực) của cây. Giải thích kết quả quan sát được. 3. Quá trình nở hoa của hoa tuylip là hình thức cảm ứng nào? Tác nhân kích thích quá trình nở hoa của loài đó? TRẢ LỜI: 1. Giải thích hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ: - Khi có kích thích chạm vào lá, các lá chét khép lại, cuống cụp xuống. (0,5 điểm) - Lá khép cụp xuống do thế gối ở cuống lá vá gốc lá chét mất nước làm giảm sức trương. Nguyên nhân là do K+ đi ra khỏi không bào làm giảm áp suất thẩm thấu gây mất nước (0,5 điểm) 2. Mô tả thí nghiệm chứng minh tính hướng đất (hướng trọng lực) của cây. Giải thích kết quả quan sát được. - Thí nghiệm: cho hạt đậu đã nảy mầm vào bên trong ống trụ bằng giấy dài 2-3cm nằm ngang. Sau một thời gian rễ và thân dài ra khỏi ống trụ. (0,5 điểm) - Kết quả: rễ quay hướng xuống dưới, thân hướng lên trên. (0,5 điểm) - Giải thích: do sự phân bố lượng auxin không đều ở 2 phía. + Ở thân, auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích sinh trưởng dãn dài của tế bào mạnh hơn, cây cong lên trên. (0,5 điểm) + Ở rễ, nhạy cảm hơn với auxin nên mặt dưới phân bố nhiều auxin làm ức chế sinh trưởng của rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn, đẩy rễ cong xuống dưới. (0,5 điểm) 3. - Quá trình nở hoa của hoa tuylip là hình thức ứng động sinh trưởng. (0,5 điểm) - Tác nhân kích thích quá trình nở hoa của tuylip là nhiệt độ (nở hoa ở 25- 300C) (0,5 điểm) Câu 4. (4 điểm)
  7. 1. Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sự dẫn truyền xung thần kinh qua xinap hóa học. 2. Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển. Giải thích? 3. Vì sao các loài động vật bậc thấp thường hoạt động theo bản năng là chủ yếu? TRẢ LỜI: 1. Những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sự dẫn truyền xung thần kinh qua xinap hóa học.(2 điểm) Dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục Dẫn truyền xung thần kinh qua xináp Tốc độ nhanh Tốc độ chậm hơn Có thể dẫn truyền theo hai hướng ngược Luôn dẫn truyền theo một chiều từ màng nhau bắt đầu từ một điểm kích thích trước ra màng sau xináp Dẫn truyền theo cơ chế điện Dẫn truyền theo cơ chế điện - hóa - điện Cường độ xung luôn ổn định suốt chiều Cường độ xung có thể bị thay đổi khi đi dài sợi trục. qua xináp. Kích thích liên tục có thể làm cho xung Kích thích liên tục không làm ngừng xung qua xinap bị ngừng (mỏi xinap) 2. Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển vì: + Tyroxin là hooc môn sinh trưởng, có chức năng tăng cường chuyển hóa cơ bản ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Đối với trẻ em, tyroxin còn có vai trò kích thích sự phát triển đầy đủ của các tế bào thần kinh, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của não bộ. (0,5 điểm) + Trẻ em thiếu iốt dẫn đến thiếu tyroxin làm cho tốc độ chuyển hóa cơ bản của các tế bào giảm xuống, cơ thể sinh trưởng và phát triển chậm, biểu hiện các triệu chứng suy dinh dưỡng; hệ thần kinh phát triển không hoàn thiện dẫn đến hoạt động kém, biểu hiện chậm phát triển trí tuệ, (0,5 điểm) 3. Các loài động vật bậc thấp thường hoạt động theo bản năng là chủ yếu vì: + Các loài động vật bậc thấp thường có hệ thần kinh kém phát triển, vòng đời ngắn. (0,25 điểm) + Hệ thần kinh kém phát triển nên khả năng lưu giữ thông tin không nhiều → khả năng hình thành các tập tính học được là rất hạn chế. (0,25 điểm) + Vòng đời ngắn → sự củng cố các tập tính học được cũng khó thực hiện được → Hoạt động của động vật bậc thấp chủ yếu dựa vào các tập tính bẩm sinh. (0,25 điểm)
  8. + Sử dụng loại tập tính sẽ có ưu điểm là nhanh, đơn giản, không tiêu tốn nhiều năng lượng và không cần phải học, nhưng có hạn chế là kém linh hoạt → giảm khả năng thích nghi của loài. (0,25 điểm) Câu 5. (4 điểm) Ở một loài động vật có vú, người ta thực hiện các phép lai như sau: 1. Phép lai 1: P: cái lông hung x đực lông đen F1-1: 100% lông xám 2. Phép lai 2: P: cái lông đen x đực lông hung F1-2: 1 đực lông đen : 1 cái lông xám 3. Phép lai 3: P: cái lông xám ở F1-2 x đực lông xám ở F1-1 F2: 4 kiểu hình: lông xám, lông đen, lông hung, lông trắng. Hãy biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng màu lông và viết sơ đồ lai cho từng phép lai. TRẢ LỜI: Ở phép lai thuận, F1-1 đồng tính  P thuần chủng. - Nếu tính trạng màu mắt do 1 cặp gen quy định thì lông xám phải là tính trạng trung gian và trong quá trình di truyền tính trạng màu sắc lông tối đa chỉ có 3 loại kiểu hình, trái với đề bài có 4 loại kiểu hình. (0,25 điểm) - Như vậy tính trạng màu mắt phải do ít nhất 2 cặp gen quy định và di truyền theo quy luật tương tác gen. Màu lông xám là kết quả tác động bổ trợ giữa các gen trội tiếp thu từ bố mẹ. (0,25 điểm) - Quy ước gen: (0,25 điểm) A-B- : lông xám A-bb: lông đen aaB-: lông hung aabb: lông trắng - Kết quả lai thuận – nghịch cho kết quả kiểu hình khác nhau ở 2 giới, suy ra 1 trong 2 cặp gen phải nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. - Để F1-1: 100% lông xám thì cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X là cặp alen Bb. (0,25 điểm) - Sơ đồ lai: 1. Phép lai 1: P: cái lông hung x đực lông đen aaXBXB x AAXbY (0,25 điểm) B b GP1: aX AX , AY (0,25 điểm) B b B F1-1: 1 AaX X : 1 AaX Y (0,25 điểm) (100% lông xám) (0,25 điểm)
  9. 2. Phép lai 2: P: cái lông đen x đực lông hung AAXbXb x aaXBY (0,25 điểm) b B GP2: AX AX , aY (0,25 điểm) B b b F1-2: 1 AaX X : 1 AaX Y (0,25 điểm) 1 cái lông xám : 1 đực lông đen (0,25 điểm) 3. Phép lai 3: P: cái lông xám ở F1-2 x đực lông xám ở F1-1 AaXBXb x AaXBY (0,25 điểm) B b B b B B GP3: AX , AX , aX , aX AX , AY, aX , aY (0,25 điểm) B B B b B B B b B B F2: 1 AAX X : 1 AAX X : 2 AaX X : 2 AaX X : 1 aaX X : 1 aaXBXb : 1 AAXBY : 1 AAXbY: 2 AaXBY: 2 AaXbY: 1 aaXBY: 1 aaXbY. (0,25 điểm) - Kiểu hình: (0,25 điểm) Con cái: 6 lông xám : 2 lông hung Con đực: 3 lông xám : 3 lông đen : 1 lông hung : 1 lông trắng. Hết .