4 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)
Câu 2: Bàn luận về truyện ngắn có ý kiến cho rằng: Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn một truyện ngắn đã học trong chương trình ngữ văn 8 để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn một truyện ngắn đã học trong chương trình ngữ văn 8 để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 4_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_co_dap_an.doc
Nội dung text: 4 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8. Đề 1. I. Đọc hiểu. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn cá nhảy Bạn bè tôi túm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi dang tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả Kẻ sớm hôm chài lưới bên sông Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển Vẫn trở về lưu luyến bên sông. (Tế Hanh - Nhớ con sông quê hương) a) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? phương thức biểu đạt chính là gì? b) Tìm các từ láy có trong 4 dòng đầu của đoạn thơ trên c) Chỉ ra và nêu tác dụng của bptt được sd trong 2 dòng thơ sau: Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển Vẫn trở về lưu luyến bên sông. d) Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của những kỉ niệm tuổi thơ đối với cuộc sống của mỗi con người(trình bày ngắn gọn từ 3 đến 5 câu) II. Làm văn Câu 1. Viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Quê hương trong lòng em. Câu 2: Bàn luận về truyện ngắn có ý kiến cho rằng: Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn một truyện ngắn đã học trong chương trình ngữ văn 8 để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hướng dẫn làm. I. Đọc hiểu. a, Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. b, Các từ láy có trong bốn dòng đầu của đoạn thơ là: ríu rít, chập chờn, lưu luyến. c, Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ là: - So sánh : Lòng tôi với mưa nguồn gió biển) → Tác dụng: Gợi hình, gợi cảm, diễn tả cảm giác bâng khuâng, lưu luyến của nhân vật tôi với con sông quê hương. d, Có lẽ khi nhắc đến tuổi thơ, ai ai cũng đều có kỉ niệm của riêng mình. Đối với những trẻ em miền quê thì đó là những buổi chiều đi thả diều, chăn trâu, chơi ô ăn quan, nhắm mắt ú tìm, bịt mắt bắt dê Còn đối với trẻ em thành thị thì đó là những con rôbôt, siêu nhân, búp bê vô cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu. Kỉ niệm tuổi thơ là một phần không thể thiếu của mỗi người, nó giúp con người ta có cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt, biết yêu thương quê hương và nhớ về quê hương, đất nước mỗi khi xa xứ. II. Làm văn Câu 1. Viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Quê hương trong lòng em.
- HDL * Dẫn dắt quê hương “Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người” * Vai trò của quê hương. Quê hương được biết đến chính là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, đó cũng chính là những bước đi chập chững, nó dường như cũng đã gắn với ký ức tuổi thơ không thể nào quên. Đó cũng chính là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó bởi thứ tình cảm như rất đỗi sâu đậm. * Nhiệm vụ của mỗi người: Là một học sinh, không trực tiếp ra trận chiến đấu, hãy cố gắng học tập chăm chỉ, tu dưỡng đạo đức và tình cảm của mình để sau này có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng tổ quốc ngày một giàu đẹp hơn, vững mạnh hơn. Đặc biệt là luôn giữ bản thân bình tĩnh tỉnh táo trước những tư tưởng sai lệch mang tính chất lợi dụng để thực hiện âm mưu xấu xa, tiêu cực, lòng yêu nước bị thể hiện sai cách sẽ để lại hậu quả khôn lường. Do đó hãy luôn giữ trái tim nóng và cái đầu lạnh. Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hỏi rằng ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay! * Phê phán những người chê quê hương, quay lưng với quê hương. Câu 2: Bàn luận về truyện ngắn có ý kiến cho rằng: Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn một truyện ngắn đã học trong chương trình ngữ văn 8 để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hướng dẫn làm. 1) Mở bài: - Truyện ngắn là thể loại được ưa thích cả với người sáng tác văn xuôi và người thưởng thức. - Sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này chính là chiều sâu nghệ thuật rất đặc biệt và độc đáo của nó ( So với các thể loại tự sự khác.) - Chứng minh bằng truyện ngắn Lão Hạc 2) Thân bài: a. Giải thích ý kiến: -“Một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của một nhân vật nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh”: Có tính chất ước lệ nó chỉ cái số ít của truyện ngắn so với thế giới phức tạp, đồ sộ và bề bộn của tiểu thuyết. Có nghĩa là truyện ngắn có khuôn khổ ngắn, ít nhân vật, ít sự kiện. Nó chỉ là mảnh nhỏ, một lát cắt của đời sống. ( Nếu như tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng phản ánh cuộc sống một cách rộng lớn nhất: là toàn bộ đời sống xã hội, có khi bao trùm lên cả cuộc đời, số phận của cả một con người, cả một dân tộc trong những màng thời gian và không gian khác nhau thì truyện ngắn, do những đặc trưng thề loại, cũng phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng ở những mảng hiện thực nhỏ hẹp hơn. Đó chính là những lát cắt của đời sống mà ở đó có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời nhân vật cũng như nội dung chính được nhắc đến trong tác phẩm. Đó là lí do tại sao truyện ngắn thường
- hướng tới phát hiện và khắc họa một hiện tượng mang tính bản chất nhất, quan trọng nhất trong quan hệ nhân sinh hoặc, trong đời sống của con người. Nhân vật trong truyện ngắn cũng không hắn là một cá tính điển hình, đầy đặn và phức tạp mà có thể là một mảnh đời, một khoảnh khắc của số phận.) + Tác giả truyện ngắn thường hướng đến phát hiện và khắc họa một hiện tượng, một nét bản chất nhất trong quan hệ nhân sinh hoặc trong đời sống tâm hồn của con người. + Nhân vật trong truyện ngắn không phải là một cá tính điển hình đầy đặn và phức tạp. Nhiều khi đó chỉ là một mảnh đời, một khoảnh khắc của một số phận. + Hành văn của truyện ngắn do đó mang nhiều ẩn ý, cô đọng và hàm súc, tạo ra chiều sâu không nói hết của tác phẩm. b. Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ ba khía cạnh nói trên + Do khuôn khổ của một truyện ngắn và quan trọng hơn là vì tính chất của nó mà trong tác phẩm tác giả không kể lể dài dòng cuộc đời, xuất xứ, mối quan hệ của các nhân vật mà chỉ tập trung xoay quanh sự việc Lão Hạc bán chó và cái chết của nhân vật để làm nổi bật chủ đề tư tưởng. + Truyện ít nhân vật, tình huống truyện đơn giản nhưng kết thúc bất ngờ đầy ẩn ý. ( DC) + Lời văn của truyện đầy chất triết lí lẫn cảm xúc trữ tình: Triết lí về cuộc sống, triết lí về cách ứng xử, cách nhìn nhận đánh giá con người.( DC) c. Chứng minh “thông qua một truyện ngắn nhà văn bao giờ cũng muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh” - Để sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật cho một tác phẩm nhà văn phải trải qua bao dằn vặt, trăn trở, hy vọng, đau đớn từ đó hình thành nên một quan niệm, một niềm tin nhất định của mình. - Đằng sau bức tranh cuộc sống được tái hiện, miêu tả bao giờ cũng chứa đựng một quan niệm, một khát vọng thiết tha muốn bạn đọc đồng tình, sẻ chia , cùng suy ngẫm và sáng tạo. * Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc: + Sự thương cảm đến xót xa đối với người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ. + Sự trân trọng, tin tưởng vẻ đẹp tâm hồn đối với người nông dân cho dù hoàn cảnh túng quẫn, bi đát. + Khơi gợi phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng. ( Thể hiện rõ qua các ý nghĩ đầy chất triết lí của nhân vật ông Giáo.) d. Mở rộng: - Người viết truyện ngắn phải có khả năng và biệt tài nắm bắt những hiện tượng tưởng như bình thường trong cuộc sống song lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao, sâu sắc. - Ý nghĩa của truyện ngắn tuỳ thuộc vào khả năng dồn nén, khám phá và thể hịên cuộc sống một cách hàm súc và cô đọng. 3) Kết bài: - Nhấn mạnh sức mạnh riêng, kì diệu của truyện ngắn. - Ý nghĩa táII động sâu xa của truyện ngắn đối với tư tưởng, tình cảm, thái độ, niềm tin của tác giả./. Đề 2: Câu 1: (2 điểm)
- -Lão Hạc là một chân dung ngời sáng của người nông dân lương thiện, nhân hậu và tự trọng b/ Vẻ đẹp của lòng yêu thương và đức hi sinh: - Lão Hạc yêu thương con tha thiết, cả đời lão sống vì con và chết vì con - Ngoài ra còn tình làng nghĩa xóm đẹp đẽ đáng trân trọng: ông giáo đối với lão Hạc, bà láng giềng với gia đình chị Dậu c/ Vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng mạnh mẽ: Chị Dậu là điển hình của con người bị áp bức đã vùng dậy đấu tranh quyết liệt .=> Các nhà văn đã “cố tìm mà hiểu” những con người “ ở xung quanh ta” , nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những người nghèo khổ. Chị Dậu đẹp từ hình thức tới phẩm giá, lão Hạc lương thiện, giàu lòng tự trọng, yêu con tha thiết, Chí Phèo quỷ dữ nhưng vẫ tiềm ẩn bên trong là khát vọng sống lương thiện, chú bé Hồng thương yêu mẹ đến mãnh liệt Đó là những nhân vật mang vẻ đẹp bản chất của con người Việt Nam tự ngàn đời. III/ Kết bài. - Các nhà văn hiện thực đã hướng ngòi bút về phía “ những tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”, tấu lên bản nhạc buồn về cuộc đời của bao người bị áp bức, đồng thời khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất không gì có thể làm mất đi ở chính những con người đau khổ ấy. Đó chính là chiều sâu nhân đạo cảu các tác phẩm văn chương chân chính. - Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán 1930 -1945 có giá trị nhân đạo lớn lao, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn học dân tộc. Đề 3: Câu 1 (5,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. ( Quê hương, Tế Hanh) a.Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. b.Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những ngư dân đang ngày đêm bám biển hiện nay? Câu 2:( 5,0 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương ”. ( Lão Hạc, Nam Cao) Viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày hiểu biết của em về ý kiến được nêu trong đoạn văn trên. Câu 3(10 điểm) Nhận xét về hai bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ) và Khi con tú hú (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng : "Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau."
- Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HƯỚNG DẪN LÀM Câu Nội dung Điểm Câu 1 a,- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên 0,5 5,0điểm là: nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. - Tác dụng của biện pháp nhân hóa, ẩn dụ: Con thuyền vô tri, vô giác trở nên có hồn, một tâm hồn 1,0 rất tinh tế. + Ta cảm nhận được giây phút nghỉ ngơi thư giãn của con 0,75 thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả cực nhọc, trở về. 0,75 + Con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình; cũng giống như những con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó thì nó như càng dày dạn lên. Hình ảnh con thuyền vất vả cực nhọc đồng nhất với với cuộc sống người dân chài. * Cần trình bày phần tác dụng của phép tu từ thành một đoạn văn b) Học sinh trình bày thành một đoạn văn trình bày suy nghĩ 2.0 của bản thân về những ngư dân đang ngày đêm bám biển hiện nay có thể dựa trên những ý sau: - Những con người vùng biển đảo thiêng liêng của tồ quốc hiện nay: + Họ ngày đêm bám biển vừa làm giàu cho quê hương vừa khẳng định chủ quyền của dân tộc . + Họ phải chịu đựng bao gian lao , nguy hiểm nhưng họ sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách. + Thái độ khâm phục, tự hào về họ. - Hiện nay, một số vùng biển của đất nước ta một một số nước có ý định xâm chiếm, là công dân Việt Nam mỗi người hãy chung tay góp sức giúp đỡ những người dân vùng biển để một phần nào đó động viên, tiếp thêm sức mạnh cả vật chất lẫn tinh thần cho những người con của biển khơi Câu 2 * Về nội dung: 5,0điểm - Giới thiệu khái quát vị trí của đoạn văn nằm ở cuối truyện 0,25 “ Lão Hạc”. - Lời nói đó là của ông giáo (thực chất là lời của Nam Cao) khi 0,5 ông chứng kiến những khổ đau, bất hạnh cũng như vẻ đẹp của Lão Hạc. - Đây là lời nói có tính triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của 0,25 Nam Cao. - Nam Cao muốn khẳng định một thái độ một các ứng xử mang tính nhân đạo, không nên nhìn những người xung quanh bằng 1,5 cái nhìn phiến diện, bằng cặp mắt lạnh lùng, vô cảm mà nhìn nhận bằng sự thông cảm thấu hiểu, bằng lòng nhân ái của con người. 0,5
- - Con người cần biết phát hiện, nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những điểu đáng quý ẩn sau mỗi con người. Đó là quan 1,0đ niệm đúng đắn khi đánh giá con người. - Lấy dẫn chứng để phê phán một số quan điểm đánh giá con 0,5đ người bằng cái nhìn phiến diện, bằng cặp mặt lạnh lùng, vô cảm. 0,5đ - Nêu bài học cho bản thân mình trong cách ứng xử. * Về hình thức: Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả) Câu 3 * Yêu cầu về kĩ năng: 1.0 + Đúng kiểu văn nghị luận, sử dụng hợp lí các thao tác chứng minh, giải thích. + Văn viết lưu loát, không mắc lỗi chính tả + Khuyến khích những bài có sự sáng tạo, giàu cảm xúc * Yêu cầu về nội dung: ( 9 điểm) 1, Mở bài 9.0 - Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 : Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của thực dân Pháp, nhiều thanh niên, trí thức tâm huyết với non sông đất 1 nước đều khao khát tự do.(0,5đ) - Bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ) Khi con tu hú ( Tố Hữu) đều nói lên điều đó. - Trích ý kiến 2, Thân bài: - HS giải thích được thế nào là lòng yêu nước - Thường được định nghĩa là tình yêu và sự tận tâm với đất nước và lí tưởng 0,5 của đất nước. Trong từng thời kì lịch sử lòng yêu nước có những biểu hiện khác nhau. + Trong hai văn bản thì lòng yêu nước là ý thức đấu tranh và 0,5 khao khát tự do mãnh liệt. Lần lượt làm rõ hai luận điểm sau : * Luận điểm 1 : Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng : - Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ ( dẫn chứng : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ), mới uất 1,0 ức khi bị giam cầm ( dẫn chứng Ngột làm sao, chết uất thôi ) - Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống tự do : + Trong bài Nhớ rừng : Con hổ nhớ về cuộc sống tự do nơi núi rừng đại ngàn : Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những 1,25 bình minh, những buổi chiều Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như bậc đế vương đầy quyền uy.(dẫn chứng) + Trong bài Khi con tu hú : Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng vẫn tâm hồn hướng ra ngoài song sắt để 1,25 cảm nhận bức tranh mùa hè rực rỡ sắc màu,rực rỡ âm thanh,
- đấy hương vị ngọt ngào (dẫn chứng) * Luận điểm 2 : Thái độ đấu tranh tự do khác nhau - Nhớ rừng là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự 1,25 yêu nước, đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát - Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, 1,25 biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi, tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước 0,25 sẽ độc lập, dân tộc sẽ t/do 3, Kết bài 0,75 - Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ. - Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc. Tiếng nói khao khát tự do, ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong Khi con tu hú có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời Đề 4: Đề thi HSG Bắc Giang (2016-2017) Câu 1: (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. (Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri) a. Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên. b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. c. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên. Câu 2: (6,0 điểm) Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, giáo sư Vũ Khiên đã nói: Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (10,0 điểm) Nhà văn A-na tô-li Phơ-răng nói: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người. Em hiểu gì về câu nói trên của nhà văn Pháp? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản qua hai bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) và Khi con tu hú (Tố Hữu). Hướng dẫn làm đề 4.
- Câu 1: (4 điểm) a. Thán từ: ô kìa (0,5 điểm) b. - Trường từ vựng màu sắc: xanh sẫm, vàng úa. (0,5 điểm) - Tác dụng: Miêu tả chiếc lá giống như thật: một chiếc lá thường xuân vừa trải qua một đêm mưa gió tưởng như sắp rụng vẫn dũng cảm đeo bám vào cành. (0,5 điểm) c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên: (2,5 điểm) - Tác dụng trong việc xây dựng tình huống truyện (thắt nút, mở nút bất ngờ mà hứng thú). (0,5 điểm) - Gợi nhiều liên tưởng: + Gợi liên tưởng đến số phận con người. Vì nghèo đói và bệnh tật mà Giôn-xi tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống. (0,5 điểm) + Chiếc lá còn gợi liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người. (0,5 điểm) + Đặc biệt, chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương giữa những người nghèo khổ. (1 điểm) Câu 2: (6 điểm) a. Về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. - Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức: Học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,5 điểm) 2. Giải thích ý kiến (1 điểm) - Văn hóa: Một khái niệm rộng bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống, từ khoa học cho đến nghệ thuật, từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ, giao tiếp ứng xử, của con người. - Khái niệm văn hóa trong câu nói của Vũ Khiêu bàn đến văn hóa của một người. Bằng những mệnh đề tương phản: giàu sang - có văn hóa; ba năm - chục năm, cả cuộc đời, nhà văn hóa Vũ Khiên muốn khẳng định sự dày công trong việc dạy dỗ, giáo dục, rèn luyện để một con người trở nên có văn hóa. 3. Bàn luận, mở rộng vấn đề (3 điểm) - Khẳng định ý kiến hoàn toàn đúng đắn và xác đáng. - Để giàu sang, một người có thể chỉ mất vài ba năm: Với một con người, việc tạo lập một sản nghiệp, một cuộc sống đủ đầy có thể chỉ mất một thời gian ngắn. Sự cần cù và sáng tạo trong lao động có thể khiến họ nhanh chóng trở thành người giàu có. Để trở thành một người có văn hóa, có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời: - Để hình thành nền tảng văn hóa tri thức, con người cần rèn luyện, tích lũy trong khoảng thời gian hàng chục năm khi ngồi trên ghế nhà trường và trong suốt cả cuộc đời, Học, học nữa, học mãi (Lênin). - Mỗi người phải mất cả cuộc đời để hoàn thiện những giá trị văn hóa tinh thần: Đó là vẻ đẹp tâm hồn với các giá trị đạo đức như: tình yêu thương, nhân ái, lòng vị tha, khoan dung, sự sẻ chia, đồng cảm; lòng yêu nước, ý thức dân tộc, cộng đồng; thái độ trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ; văn hóa giao tiếp ứng xử giữa người với người trong cuộc sống - Văn hóa tri thức và đạo đức nhân cách của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những người có trình độ văn hóa cao thường là những nhân cách đáng trọng.
- Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng với mọi trường hợp bởi trên thực tế, nhiều người có trình độ văn hóa cao vẫn có thể có những suy nghĩ ấu trĩ, vẫn có thể mắc những sai lầm trong giao tiếp ứng xử. - Vì vậy song song với việc bồi đắp tri thức văn hóa, con người ta còn phải học làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống. 4. Bài học nhận thức và hành động (1.5 điểm) - Việc rèn luyện để trở thành con người có văn hóa là quan trọng, cần thiết. - Để đào luyện một con người có văn hóa cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường, xã hội. Tuy nhiên yếu tố quyết định là ở mỗi người, ở việc trau dồi ý thức làm người. Câu 3: (10 điểm) A. Yêu cầu chung: - Về hình thức: trình bày, diễn đạt, liên kết câu - Về nội dung: làm rõ vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cộng sản trong hai bài thơ. I. Mở bài: (0,5 điểm) Dẫn dắt, đưa nhận định II. Thân bài: 1. Giải thích: (0,5 điểm) Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ. 2. Chứng minh: (8 điểm) HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý: a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc: - Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng) - Bài thơ “Ngắm trăng”: + Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng) + Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng) + Sự giao hòa tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hóa làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng) b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt: - Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc
- sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới. - Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai. c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần). 3. Tổng hợp: (0,5 điểm) - Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm. - Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình. III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ