Một số đề học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Phần Nghị Luận văn học

Đề 2: Nhận xét về bài thơ “Nhớ rừng” và “Khi con Tu hú”  có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên, trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài khác nhau lại hoàn toàn khác nhau”.

Bằng hiểu biết của em về  hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

 

Gợi ý:

A.Mở  bài: 

- Giới thiệu hai tác giả và tác phẩm.

- Giới thiệu trích dẫn.

- Nêu đánh giá khái quát của mình về nhận định.

B. Thân bài.

1. Giải thích:

- Nhậnđịnh cho ta thấy: Cái nhìn sâu sắc về thành công của hai bài thơ trong việc thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm khao khát tự do của tầng lớp thanh niên, tri thức khi nước nhà chìm đắm trong ách đô hộ của thực dân phong kiến.Họ không chấp nhận cuộc sống nô lệ, tù túng mà muốn phá tan xiềng xích, hướng tới tự do.

- Tuy nhiên ở mỗi bài thơ lại có cách thể hiện khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và ý thức của mỗi người.

2. Phân tích, chứng minh.

a. Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng.

- Vì yêu nước nên: 

+ Thấy hết nỗi tủi cực, uất hận… của một cuộc sống nô lệ, mất tự do, làm trò cười cho người khác và cho xã hội “Gậm một ……”. Căm tức khi sống một cuộc sống tầm thường, giả dối, nhàm chán “Ghét những cảnh….”. Mơ về một giấc mơ huy hoàng xưa….

+ Thấy uất ức, ngột ngạt đến không thơ nổi khi bị giam cầm khi cuộc sống ngoài kia đang sục sôi và đất nước đang cần “Ngột làm sao…..”. Tưởng tượng cuộc sống ngoài kia đangtràn trề sinh lực.

  • Trong giai đoạn lịch sử khó khăn ấy, tình yêu nước của thế hệ thành niên,tri thức là tình cảm thật, tình cảm chung của cả dân tộc

- Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, khát khao tự do cháy bỏng:

+ “Nhớ rừng”:Con hổ luôn nhớ về cuộc sống tự do, vùng vẫy nơi núi rừng đại ngàn, (….) với những giấc mơ về một thời oanh liệt: Đêm vàng, những ngày mưa….khi là đế vương, khi là thi sĩ….(d.c)

+ “Khi con tu hú”: Người thanh niên yêu nước tuy thân thể bị tù đày, ước mơ hoạt động tạm thời dừng lại.. nhưng tâm hồn người chiến sĩ vẫn hướng ra ngoài song sắt nhà tù hướng về thế giới tự do để cảm nhận bức tranh mùa hè rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, ngọt ngào hương vị….(d/c)

=>Khát vọng tự do, mang lại cuộc sống mới cho dân tộc là ước mơ ngàn đời của dân tộc, là ước mơ của bao tầng lớp nhân dân. Mỗi người thể hiện một cách, một vẻ.

b. Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau.

- “Nhớ rừng”là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước, đau đớn về một thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường để giải thoát, để giải phóng đành buông xuối, bất lực. Họ đã hoàn toàn tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động… Đây là thái độ đấu tranh, suy nghĩ có phần tiêu cực..(d/c). Suy nghĩ và thái độ này được thể hiện rõ trong một giai đoạn lịch sử mà dân tộc còn chưa có đường đi, đất nước chưa có người lãnh đạo….

- “Khicon tu hú” Là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thành niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra,biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên cường theo đuổi lí tưởng. Họ tin tưởng vào tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc. Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực…(d/c). Lí tưởng này thể hiện rõ khi Đảng ta ra đời, con đường cách mạng của dân tộc đã có người lãnh đạo, tài liệu học tập và hoạt động đã sẵn có…

=> Tình yêu nước và khát cọng tự do giống nhau nhưng cách thể  hiện và thái độ đấu tranh ở mỗi giai đoạn lại khác nhau. Điều quan trọng làm nên thắng lợi là thái độ đấu tranh và lí tưởng của mỗi người, mỗi giai đoạn.

c. Đánh giá, bình luận.

- Nghệ thuật.

- Nội dung: 

- Nguyên nhân của sự khác biệt:

+ Hoàn cảnh sáng tác (giai đoạn lịch sử)

+ Ý thức hệ tư tưởng của mỗi tác giả.

  • Cả hai bài thơ đã góp thêm tiếng nói vào đề tài tình yêu quê hương, đất nước cho thơ ca hiện đại VN, làm phong phú thêm cho đề tài ấy, đồng thời cổ vũ, động viên tinh thần yêu nước cho các thế hệ thanh niên đương thời.

C.Kết bài:

- Khẳng định lại gái trị của bài thơ.

- Trân trọng nỗi niềm sâu kín của mỗi tác giả.

docx 36 trang thanhnam 20/05/2023 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số đề học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Phần Nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxmot_so_de_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_8_phan_nghi_luan_van_hoc.docx

Nội dung text: Một số đề học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Phần Nghị Luận văn học

  1. Đề 1: Có ý kiến cho rằng “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn người.” Qua hai bài thơ “Tức cảnh Pac-bó” và “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, em hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên? GỢI Ý A.Mở bài: -Dẫn vào vấn đề hợp lí -Giới thiệu vấn đề nghị luận B. Thân bài. 1. Giải thích ý kiến. - “Đọc một người” hiểu là khi đọc một câu thơ, tìm hiểu về một tác phẩm văn học chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, chủ đề tư tưởng (tức là nội dung, nghệ thuật của tác phẩm) mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của tác giả được gửi gắm trong câu chữ . Đó là tiếng nói của tâm hồn, của tình cảm, đó là kết quả của quá trình trăn trở, suy tư, nung nấu của người nghệ sĩ rồi bật ra thành câu chữ.(Người ta gọi đó là vẻ đẹp của tâm hồn người) 2. Phân tích, chứng minh. -Qua 2 bài thơ “Ngắm trăng” “Tức cảnh Pác bó” ta không chỉ thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, của giá trị tư tưởng bài thơ . Mà ta còn nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của một vị lãnh tụ, của một lão thành cách mạng vĩ đại. a. Phong thái ung dung, tự tại của Bác. - Ba câu thơ đầu bài thơ “Tức cảnh Pác bó”: + “Sáng ra .hang” Giọng điệu thoải mái, tư thế thảnh thơi, hành động bình tĩnh Với nghệ thuật đối,nhịp thơ 4/3 ta thấy cuộc sống ung dung, hòa điệu cùng với nhịp sống của núi rừng, từ đó toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp + Niềm vui thích với “thú lâm tuyền” đã khiến nhà thơ biến những khó khăn, thiếu thốn thành thành dư thừa, biến kham khổ thành sang trọng “Cháo bẹ sàng”. + Công việc quan trọng “dịch sử Đảng” – câu thơ nhiều vần trắc toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc cũng làm nổi bật tầm vóc lớn lao, tư thế oai hùng của một con người với một công việc vĩ đại. -Bài thơ “Ngắm trăng”: Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt chốn lao tù nhưng người tù vẫn bình tĩnh tự tại, ung dung thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng. Rung động thực sự trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoàn cảnh bị giam cầm => Phong thái ung dụng , tự tại của Bác cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Người: Dù trong mọi hoàn cảnh-có khó khăn, thiếu thốn vẫn ung dung, tự tại, vẫn sông như vị khách tiên lãng du giữa chốn trần gian. b. Tình yêu và mối giao hòa đặc biết của nhà thơ với thiên nhiên. - Bài thơ “Tức bó”: Ta nhận ra tình yêu thiên nhiên của một “vị hiền triết” qua cuộc sống nơi núi rừng Tây Bắc: Ăn, ở, ngủ, nghỉ, làm việc đều hài hòa giữ thiên nhiên, bình thản thưởng thức và hưởng thụ những sản vật của núi rừng ( .) -Bài thơ “Ngắm trăng” + Tình yêu thiên nhiên được thể hiện rõ ràng qua tâm trạng bối rối, xốn xang khi không biết làm thế nào để thưởng thức trọn vẹn cảnh trăng đẹp. Tâm trạng ấy thể hiện tình cảm đặc biệt của nhà thơ với người bạn tri kỉ - Vầng trăng. (Phân tích 2 câu đầu) + Mối giao hòa đặc biệt với thiên nhiên: “Người thơ” Thi sĩ đã thả hồn mình vượt ra ngoài song sắt nhà tù để tìm đến và giao hòa với vầng trăng giữa bầu trời tự do Vầng trăng cũng vượt qua ngăn cách để đến ngắm và trò chuyện cùng người bạn của mình.
  2. =>Nhà thơ Hồ Chí Minh có một tâm hồn tự do, yêu thiên nhiên, luôn làm chủ được mọi hoàn cảnh và có mối giao hòa đặc biệt với thiên nhiên. Trong con người của nhà lãnh đạo có một phần của những nhà hiền triết xưa với “thú lầm tuyền” không thay đổi. c. Qua hai thơ còn thể hiện rõ “cái sang” của cuộc đời cách mạng với chất thép của nhà cộng sản lão thành. -Đó là cuộc vượt ngục bằng tinh thần trong bài thơ “ngắm trăng”: Giữa chốn ngục tù tối tăm, bẩn thỉu, thiếu tự do tối thiểu, tâm hồn của nhà thơ, tình thần của người cộng sản vẫn vượt ra khỏi sự khống chế để vươn tới thế giới tự do, khát khao tự do cháy bỏng -Cái “sang”của cuộc đời CM, của người làm CM, được cống hiến cho dân, cho nước (Đối lập với vật chất khó khăn, thiếu thốn .với cái dư thừa của tinh thần ). Chữ “sang” kết thúc bài thơ cũng có thể coi là nhãn tự, là tinh hoa tỏa sáng cả bài thơ. => Rõ ràng hình tượng người chiến sĩ cộng sản được khắc họa vừa chân thực, vừa sinh động và có tầm vóc lớn lao. => Vẻ đẹp tâm hồn HCM: Dù trong hoàn cảnh gian nan, thử thách, thiếu thốn vẫn ung dung, lạc quan. Trong khó khăn vẫn tràn đầy tinh thần CM vì dân, vì nước. Trong gian nguy vẫn trọn vẹ một giấc mơ vì tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Với Người làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. d. Đánh giá, bình luận. - HCM vẫn luôn sẵn sàng vượt lên những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. -Phong cách sống của Bác thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn, nhân cách lớn, mang tinh thần thời đại. - Qua thơ Bác ta nhận ra vẻ đẹp của một tâm hồn cao đẹp, với tình yêu thiên nhiên và đất nước nồng nàn. === Đề 2: Nhận xét về bài thơ “Nhớ rừng” và “Khi con Tu hú” có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên, trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài khác nhau lại hoàn toàn khác nhau”. Bằng hiểu biết của em về hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Gợi ý: A.Mở bài: - Giới thiệu hai tác giả và tác phẩm. - Giới thiệu trích dẫn. - Nêu đánh giá khái quát của mình về nhận định. B. Thân bài. 1. Giải thích: - Nhậnđịnh cho ta thấy: Cái nhìn sâu sắc về thành công của hai bài thơ trong việc thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm khao khát tự do của tầng lớp thanh niên, tri thức khi nước nhà chìm đắm trong ách đô hộ của thực dân phong kiến.Họ không chấp nhận cuộc sống nô lệ, tù túng mà muốn phá tan xiềng xích, hướng tới tự do. - Tuy nhiên ở mỗi bài thơ lại có cách thể hiện khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và ý thức của mỗi người. 2. Phân tích, chứng minh. a. Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng. - Vì yêu nước nên: + Thấy hết nỗi tủi cực, uất hận của một cuộc sống nô lệ, mất tự do, làm trò cười cho người khác và cho xã hội “Gậm một ”. Căm tức khi sống một cuộc sống tầm thường, giả dối, nhàm chán “Ghét những cảnh .”. Mơ về một giấc mơ huy hoàng xưa .
  3. cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. -> Ý nghĩa của câu nói khẳng định nhà văn chân chính là nhà văn phải có cái nhìn, tấm lòng nhân ái, yêu thương đối với con người. - Trong truyện ngắn “Lão Hạc” , tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả Nam Cao chính là sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng, ngợi ca những con người lao động nghèo khổ trong xã hội phong kiến, thực dân đầu thế kỉ XX. Phân tích, chứng minh: *Lòng nhân đạo của nhà văn trước hết thể hiện ở sự đồng cảm với những cuộc đời, số phận nghèo khổ qua các nhân vật trong truyện: Lão Hạc một người nông dân có cuộc đời nghèo khổ, cô độc: vợ mất sớm ở vậy nuôi con, khi con lớn không đủ tiền lấy vợ nó phẫn chí đi phu đồn điền cao su bỏ lão một mình với con chó Vàng; đói kém, bệnh tật lão cùng đường không còn gì để sống và vì muốn giữ trọn mảnh vườn cho con lão phải ăn bả chó để tự vẫn. Cuộc đời lão Hạc thật bi thảm Ông giáo- một trí thức nghèo cũng không khỏi cảnh nghèo khó, khốn cùng phải bán đi cả những quyển sách quí giá cuối cùng của cuộc đời vì con.Các nhân vật trong truyện được Nam Cao miêu tả không chỉ phản ánh chân thực số phận con người, mà trong mỗi lời văn còn thấm đẫm sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu những nỗi cùng cực của người dân Việt Nam trước Cách mạng. Từ sự cảm thông sâu sắc ây, nhà văn cũng tố cáo xã hội phong kiến, những hủ tục lạc hậu đã đẩy người dân đến bước đường cùng. *Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao còn là sự ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hoàn cảnh bần hàn, cơ cực nhất: + Tấm lòng nhân hậu của lão Hạc qua cách đối xử của lão với con chó Vàng đầy tình thương “ lão gọi nó là cậu Vàng ”. Lão trăn trở, buồn đau, day dứt khi phải bán nó “ Lão cười như mếu .” “A! Lão già tệ lắm ”. +Lòng tự trọng, sự lương thiện sáng ngời ngay cả khi nghèo đói, cơ cực nhất. Lão Hạc thà nhịn đói chứ nhất quyết không dựa vào lòng tốt của ông giáo “ lão từ chối gần như hách dịch” ; không muốn phiền lụy đến hàng xóm, gửi tiền lại“ lo hậu sự”; thà chết chứ không chịu ăn cắp như Binh Tư, không tiêu vào tiền bòn vườn của con .Nam Cao không chỉ nhận thấy mà còn chỉ ra cho người đọc thấy trong cái hình hài gầy gò, già nua khắc khổ của lão nông ấy là một tâm hồn cao thượng biết bao nhiêu. +Trong cảnh đời nghèo khổ của những con người lao động, nhà văn cũng khắc họa được vẻ đẹp cao quý nhất của con người, đó là tình yêu thương: Đó là tình làng xóm sâu đậm. Ông giáo dù nghèo đến khánh kiệt vẫn muốn được sẻ chia, giúp đỡ , an ủi, động viên lão Hạc. Đó là tình thương yêu sâu nặng của người cha suốt đời hi sinh vì con của lão Hạc. Lão hi sinh cả tuổi thanh xuân, hạnh phúc riêng tư để nuôi con lớn khi vợ lão mất sớm. Lão thương con đến quăn lòng khi không lo được hạnh phúc cho con,. Lão quyết không ăn vào tiền của con khi không còn gì sinh sống. Lão thà chết để giữ trọn mảnh vườn cho có kế sinh nhai sau này. *Lòng nhân đạo của tác giả còn được thể hiện ở thái độ trân trọng những ước mơ, khát vọng của con người về một tương lai tốt đẹp. Mặc dù tác phẩm có một cái kết đau thương: lão Hạc chết, hay như người ta vẫn nói “ cao su đi dễ khó về ”, nhưng Nam Cao cùng nhân vật tin tưởng và hi vọng về những điều tốt đẹp. Đó là niềm hi vọng của lão Hạc về cuộc sống cho đứa con trai “đến lúc nó về có chút vốn mà làm ăn”. Niềm khao khát, hi vọng ấy được gửi gắm cho ông giáo “ lão đừng lo khi con trai lão về tôi sẽ trao cho hắn ”
  4. Đánh giá: Bằng cách kể chuyện tự nhiên hấp dẫn trong cách chọn ngôi kể, kết hợp nhuần nhuyễn kể với miêu tả ,biểu cảm và bình luận; cách xây dựng nhân vật đến mức điển hình, nhà văn Nam Cao đã thể hiện tấm lòng nhân đạo khi viết về con người Việt nam trong xã hội trước Cách mạng. Ông không chỉ nhìn, miêu tả họ bằng cái nhìn nhân ái. Mà ông còn khẳng định về một thái độ sống, một cách ứng xử nhân đạo. Và ông cũng giúp cho người đọc biết đặt mình vào những cảnh ngộ cụ thể để cảm thông , thấu hiểu, trân trọng, nâng niu những điều đáng quí ở những con người quanh ta. Kết bài -Khẳng định vai trò, ý nghĩa, trách nhiệm của người nghệ sĩ chân chính -Liên hệ bản thân về cách nhìn, cách cảm, cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống. Đề 25 :Suy ngẫm về giá trị đích thực của một tác phẩm văn chương, nhà văn Nam Cao khẳng định: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ . Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn”. Qua truyện ngắn “Lão Hạc”- Nam Cao, em hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định trên. Gợi ý Mở bài: : Giới thiệu vấn đề nghị luận: - Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Nam Cao: con người, tài năng, phong cách, đóng góp và vị trí trên văn đàn đặc biệt trong trào lưu hiện thực phê phán. - Thành công xuất sắc của Nam Cao là truyện ngắn, được tập trung vào hai đề tài chính: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo giai đoạn trước 1945. - Nam Cao xuất hiện trên văn đàn và nổi tiếng trong lịch sử văn học không chỉ để lại những sáng tác bất hủ mà còn để lại những suy nghĩ sâu sắc về văn học và nghề văn. - Xuất xứ của câu nói: Nhân vật Hộ (nói thay cho tác giả) trong tác phẩm “Đời thừa” (Đăng lần đầu trên Tuần báo “Tiểu thuyết thức bảy” số 490 ngày 4/12/1943) là một trong những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu nhất của nhà văn hiện thực lớn Nam Cao. Thân bài: 1.Giải thích nội dung nhận định: - “Một tác phẩm thật giá trị”, có thể hiểu là một tác phẩm văn học chân chính, một tác phẩm nghệ thuật lớn, có giá trị (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, ). - “là một tác phẩm vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người”: Đó là sức sống của tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học vượt lên giới hạn không gian, thời gian. - “Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ”: Phải đặt được những vấn đề lớn lao chính là nội dung phản ánh hiện thực của tác phẩm và tình cảm của nhà văn trước hiện thực ấy. “Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn ". Đây là giá trị nhân đạo và chức năng nhân đạo hóa con người của tác phẩm văn học. Đó là điều cốt lõi, là hạt nhân cơ bản của một tác phẩm có giá trị. - Cách diễn đạt: “Một tác phẩm thật giá trị phải phải là Nó vừa vừa Nó . Nó ” là yêu cầu khắt khe và nghiêm túc của Nam Cao với “một tác phẩm thật giá trị” và cũng là biểu hiện đa dạng, phong phú của giá trị văn chương chân chính. 2. Chứng minh : - Luận điểm 1: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả của truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao. - Luận điểm 2: Tác động về nhận thức, giáo dục, của tác phẩm đó đối với bạn đọc. - Luận điểm 3: Khái quát, mở rộng:
  5. + Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung chính của truyện ngắn Lão Hạc. So sánh với một số sáng tác khác của Nam Cao viết về đề tài người nông dân, người trí thức, từ đó khẳng định sức sống của tác phẩm Nam Cao + Quan điểm nghệ thuật đặc biệt tiến bộ và sâu sắc của nhà văn Nam Cao, lúc nào ông cũng hết sức trung thành với các tuyên ngôn của mình. + Chính vì thế, ý kiến của Nam Cao càng thấm thía và đầy sức thuyết phục lớn đối với mọi người, đó cũng là bài học sâu sắc cho các nhà văn và cả những người làm văn hôm nay và mai sau. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề nghị luận: + Giữa quan niệm sáng tác và quá trình sáng tác của Nam Cao luôn có sự thống nhất. + Khẳng định câu nói của Nam Cao: “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn” là đúng. Quan niệm đúng đã tạo nên những thành công của Nam Cao. Đề 26 Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.” Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc- xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó. Gợi ý I. Yêu cầu về kỹ năng, hình thức: - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh. - Vấn đề cần chứng minh: Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người. - Phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm ( An-đéc-xen). II. Yêu cầu cơ bản về kiến thức: 1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Vai trò, nhiệm vụ của văn chương: Phản ánh cuộc sống thông qua cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn về cuộc đời, con người. - Nêu vấn đề: trích ý kiến - Giới hạn phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) 2. Thân bài: 2.1. Giải thích ý kiến “nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người” -> Đồng cảm, chia sẻ, tiếng nói đòi quyền sống cho con người, tinh thần nhân đạo cao cả 2.2. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc. * Nhân vật lão Hạc: - Sống lương thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhưng số phận lại nghèo khổ, bất hạnh. + Sống mòn mỏi, cơ cực: (dẫn chứng) + Chết đau đớn, dữ dội, thê thảm: (dẫn chứng) - Những băn khoăn thể hiện qua triết lí về con người của lão Hạc: "Nếu kiếp chó là kiếp khổ may ra có sướng hơn kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn" - Triết lí của ông giáo: Cuộc đời chưa hẳn theo một nghĩa khác. * Nhân vật con trai lão Hạc: Điển hình cho số phận không lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn (dẫn chứng) 2.3. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những trí thức nghèo trong xã hội: - Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng nhưng phải sống trong cảnh nghèo túng: bán những cuốn sách
  6. 2.4. Những băn khoăn của An-đéc-xen về số phận của những trẻ em nghèo trong xã hội: - Cô bé bán diêm khổ về vật chất: (dẫn chứng) - Cô bé bán diêm khổ về tinh thần, thiếu tình thương, sự quan tâm của gia đình và xã hội: (dẫn chứng) 2.5. Đánh giá chung: - Khắc họa những số phận bi kịch -> giá trị hiện thực sâu sắc - Đồng cảm, chia sẻ, cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho con người -> tinh thần nhân đạo cao cả. 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ bản thân. Đề 27 Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc” Qua các văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Gợi ý I.Yêu cầu chung - Về nội dung: Hiểu yêu cầu đề bài, nắm vững tác phẩm, biết phân tích theo định hướng, văn viết mạch lạc, có cảm xúc. - Về hình thức: Trình bày ý rõ ràng, biết cân đối với hai câu trên. II. Yêu cầu cụ thể Chấp nhận trình tự, cách thức khai triển khác nhau, miễn là thí sinh có ý thức bám sát và làm sáng rõ định hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn và giới hạn vấn đề 2. Thân bài 2.1. Giải thích ý kiến * Học sinh cần giải thích được ý của nhận định - Tinh thần nhân văn nhân đạo: là nói đến mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, những gì vì con người cho con người cho những điều tốt đẹp của bản thân mỗi người. Thường thể hiện ở tiếng nói yêu thương, trân trọng con người, ca ngợi vẻ đẹp của tình người và sự cảm thông với những số phận khổ đau bất hạnh đồng thời lên án phê phán tố cáo cái xấu, cái ác, ngọn nguồn của những đau khổ bất hạnh - Ý kiến muốn khẳng định: Trong sáng tác văn học các trào lưu lãng mạn và hiện thực chủ nghĩa có cách thức và nội dung phản ánh hiện thực khác nhau nhưng trên những trang viết các nhà văn tài năng đều thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc 2. 2. Chứng minh: a. Giới thiệu ngắn gọn chung về Nam Cao và Ngô Tất Tố cùng hai văn bản để thấy đây là hai nhà văn tài năng và tâm huyết và khẳng định với những cách khác nhau hai văn bản đều tỏa sáng tinh thần nhân văn nhân đạo - Nam Cao và Ngô Tất Tố đều là những nhà văn tài năng và tâm huyết của văn học hiện thực của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. + Nam Cao được bạn đọc yêu mến bởi những trang viết chân thực và sâu sắc về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống mòn, bế tắc trong xã hội cũ Truyện ngắn “Lão Hạc” là truyện tiêu biểu + Ngô Tất Tố được coi là “nhà văn của nông dân” là một nhà văn am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật sáng tác. Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là trang viết sinh động trong Tiểu thuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của ông - Bằng hai cách viết khác nhau nhưng cùng theo trào lưu hiện thực văn bản “Lão hạc” của Nam Cao và “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đều là những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân đạo của những nhà văn tài năng và tâm huyết: Đó là tiếng nói đồng cảm với nỗi khổ đau của người nông dân trong xã hội cũ,
  7. trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân và lên án tố cáo các thế lực tàn ác đẩy người nông dân vào bần cùng, khổ đau bất hạnh b. Phân tích, chứng minh tinh thần nhân đạo trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ”. b.1. Thứ nhất tinh thần nhân đạo thể hiện tiếng nói cảm thông với những khổ đau bất hạnh của con người: * Truyện “ Lão Hạc” + Nam Cao cảm thương cho Lão Hạc một lão nông dân nghèo khổ bất hạnh, đáng thương sống trong thời kì thực dân phong kiến (HS đưa dẫn dẫn chứng về nỗi khổ vật chất, tinh thần của Lão Hạc) + Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực yêu thương con luôn vun đắp dành dụm những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc * Văn bản“ Tức nước vỡ bờ” - Ngô Tất Tố đã thấu hiểu, cảm thông sâu sắc về tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân qua tình cảnh thê thảm đáng thương của gia đình chị Dậu trong buổi sáng lúc bọn tay sai ập đến ( HS đưa dẫn chứng về tình thế, hoàn cảnh của gia đình chị Dậu) b.2. Tinh thần nhân đạo ấy còn được thể hiện qua lời ngợi ca trân trọng, tin tưởng những phẩm chất tốt đẹp của con người + Với “Lão Hạc” Nam Cao đã trân trọng ngợi ca lão Hạc lão nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng cao đẹp: tấm lòng đôn hậu, trái tìm giàu tình yêu thương, lối sống tự trọng (HS đưa dẫn chứng phân tích làm rõ lời ngợi ca của tác giả với Lão Hạc) + Trong “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố với tinh thần nhân đạo của nhà văn đầy tâm huyết đã phát hiện và ngợi ca tâm hồn cao đẹp của chị Dậu người phụ nữ nông dân Việt Nam hiền lành chất phác nhưng giàu tình yêu thương chồng con với tinh thần phản kháng mãnh liệt (HS đưa dẫn dẫn chứng về sự ngợi ca về tình yêu thương chồng con của chị Dậu và sự phản kháng của chị Dậu ) b.3. Tinh thần nhân đạo ấy thể hiện qua tiếng nói lên án phê phán cái xấu cái ác, sự bất công ngọn nguồn của những khổ đau bất hạnh đối với con người. - Văn bản “Lão Hạc” gián tiếp tố cáo xã hôi phong kiến với hủ tục, với chính sách thuế khóa nặng nề khiến con trai Lão Hạc vì nhà nghèo mà không lấy được vợ phải phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su để Lão Hạc phải sống trong cảnh tuổi già cô đơn không người chăm sóc.(HS đưa dẫn chứng) - Với “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã lên án bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị ( HS đưa dẫn về sự lên án tố cáo thái độ hống hách, táng tận lương tâm của nhà văn với tên cai lệ và người nhà lí trưởng) c. Nghệ thuật thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo trong hai tác phẩm. - Với Nam Cao qua văn bản “Lão Hạc” bằng nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: kết hợp tự sự, trữ tình lập luận thể hiện nhân vật qua chiều sâu tâm lí với diễn biến tâm trạng phức tạp cùng việc lựa chọn ngôi kể hợp lí, sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, lối kể chuyện khách quan - Còn Ngô Tất Tố qua đoạn tiểu thuyết “Tức nước vỡ bờ” đầy kịch tính, lối kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực sinh động (từ ngoại hình ngôn ngữ, hành động tâm lí ) Hai nhà văn tài năng, tâm huyết Nam Cao và Ngô Tất Tố đã thể hiện tinh thần nhân đạo theo cách của riêng mình như để khẳng định trong xã hội thực dân phong kiến dù bị đẩy đến bần cùng những người nông dân luôn giữ cho mình phẩm giá cao đẹp không thể bị hoen ố dù phải sống trong cảnh khốn cùng. Họ là những bông sen thơm chốn “bùn lầy nước đọng” 3. Kết bài Ý kiến nhận định cho thấy tinh thần nhân đạo như sợi chỉ xuyên suốt trong sáng tác của những nhà văn có tài năng và tâm huyêt. Nó luôn chi phối các nhà văn cầm bút sáng tác để họ hướng ngòi bút của mình về con người, vì con người. Tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm thơ ca chính là tiếng lòng của những nhà văn tài năng tâm huyết góp phần tạo nên sức mạnh của văn chương chân chính của“ Nghệ thuật vị nhân sinh”.