57 Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình.
docx 59 trang Hải Đông 21/02/2024 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "57 Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx57_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_co_dap_an.docx

Nội dung text: 57 Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG CẤP THÀNH PHỐ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2018 – 2019 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) A.ĐỀ BÀI I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn. Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa. Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha. (“Lục bát về cha”- Thích Nhuận Hạnh) 1. (1đ) Liệt kê những từ ngữ/ hình ảnh khắc họa người cha trong văn bản trên? 2. (1đ) Em hiểu gì về ý nghĩa của từ « hao gầy » trong bài thơ? 3. (2đ) Tác dụng của phép tu từ nổi bật trong 2 câu thơ: Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn. 4. (2đ) Thông điệp của bài thơ là gì? (Trình bày bằng một đoạn văn không quá 10 dòng). II. TẬP LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình. Câu 2. (10,0 điểm) “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”. (Nguyễn Văn Thạc – Mãi mãi tuổi 20) Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai văn bản”Trong lòng mẹ”của Nguyên Hồng và”Lão Hạc”của Nam Cao. (Ngữ văn 8, tập 1) 1
  2. B. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6.0 1 Từ ngữ, hình ảnh: nước mắt cay nồng, là dải Ngân Hà, dệt thơ, ráng 1,0đ I. sức ngâm, hao gầy 2 “Hao gầy”: miêu tả hình ảnh cha vóc dáng gầy gò, sọp đi -> đức hi 1,0đ sinh, tất cả vì con của cha . 3 Phép tu từ so sánh đặc sắc: cha - dải ngân hà; con - giọt nước sinh 2,0đ ra từ nguồn. Tác dụng: + Ca ngợi tình cha đẹp đẽ, tinh túy, bao la, vĩ đại. Con là giọt nước nhỏ bé mà tinh khiết sinh ra từ nguồn cội sáng đẹp ấy. + Niềm tự hào, hạnh phúc vì là con của cha. 4 - Học sinh có thể nêu các ý sau: (7 đến 10 dòng) 2,0đ + Những vần thơ đẹp viết theo thể thơ dân tộc, thể hiện niềm xúc động, sự thấu hiểu, yêu kính, biết ơn cha sâu nặng. + Đó cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam về đạo làm con đối với đấng sinh thành. + Tình phụ tử thiêng liêng cao quí, đáng trân trọng. LÀM VĂN 14.0 đ Viết đoạn văn khoảng 200 chữ 4.0 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn hoàn chỉnh, trọn vẹn 0,5đ II. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của người cha 0,5đ trong gia đình. c. Triển khai hợp lí nội dung của đoạn văn: Vận dụng tốt các thao 2đ tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý về nội dung: + Người cha là trụ cột gánh vác mọi trọng trách của gia đình (làm việc nặng, lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình ) + Người cha chỗ dựa vững chắc lớn lao về mặt tinh thần (cứng cỏi, tâm hồn cao thượng, không yếu mềm ) + Cùng với người mẹ, người cha tạo ra một mái ấm hạnh phúc mang đến thuận hòa trong gia đình. + Phê phán những người cha thiếu trách nhiệm có thói vũ phu, bạo hành. + Người cha có vai trò rất quan trọng trong gia đình. Con cái cần phải yêu kính và hiếu thuận với cha mẹ. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị 0,5đ luận, e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,5đ ngữ nghĩa tiếng Việt. a. Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận có đầy đủ bố cục 0,5đ b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. c. Triển khai hợp lí nội dung của bài văn: Vận dụng tốt các thao tác 0,5đ lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trình bày theo nhiều 8.0đ cách. Có thể viết bài theo định hướng sau: * Cuộc sống được đề cập trong văn học luôn có 2 mặt: vừa có những hạnh phúc tuyệt vời vừa có những đau khổ bất tận; vừa có nụ cười 2
  3. 2 trong sáng vừa có giọt nước mắt cay đắng. - Sở dĩ như vậy vì văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống với 2,0đ nhiều chiều kích của nó. * HS phân tích tác phẩm để chứng minh. - Giới thiệu khái quát về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của 2 văn bản. Hiện thực cuộc sống phản ánh trong tác phẩm là giai đoạn 1930 6,0đ – 1945, dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. - Cuộc sống tuyệt vời với cái đẹp, cái nên thơ chính là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: lòng yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, sự tự trọng, sự rung động trước cái đẹp + Vẻ đẹp của người phụ nữ khát khao tình yêu hạnh phúc, yêu thương con, (mẹ bé Hồng). + Tình yêu thương mẹ sâu nặng của bé Hồng; Tình yêu thương con, yêu thương Cậu Vàng và lòng tự trọng cao quí của Lão Hạc. + Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu của ông Giáo. - Cuộc sống bi thảm với niềm sầu muộn và giọt nước mắt chính là những mặt hạn chế, tiêu cực. Đó là nỗi khổ, cái ác, cái xấu, những mặt trái của con người, + Hoàn cảnh bi thảm của mẹ con bé Hồng, của cha con Lão Hạc; sự nghèo túng của ông Giáo + Bà cô cay nghiệt, ích kỉ, tàn độc, là hiện thân của lễ giáo phong kiến hẹp hòi. + Thói xấu của Binh Tư, sự ích kỉ của vợ ông Giáo nảy sinh do áp lực cuộc sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đẩy con người tới sự cùng cực. * Đánh giá chung: - Văn học không phản ánh cuộc sống một cách đơn điệu, một chiều mà ở góc nhìn đa chiều. Trong mặt tốt, tích cực có cái tiêu cực, hạn chế. - Cái đẹp mà văn học đem lại là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật. - Nhận xét về tài năng, tâm hồn tác giả, giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm, liên hệ mở rộng d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận, e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0, 5đ 0,5đ * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 3
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0đ) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.” (Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985). Câu 1. (1.0 đ). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2. (1.0 đ). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. Câu 3. (2.0 đ). Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Câu 4. (2.0 đ). Em có nhận xét gì về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong hai dòng thơ:”Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (Viết thành đoạn văn khoảng 5-7 dòng). PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (14,0đ) Câu 1. (4.0 đ). Từ nội dung đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử. Câu 2. (10,0 đ). Có ý kiến cho rằng: Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người. Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An-đec-xen) em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó. Hết 49
  5. UBND HUYỆN THỌ XUÂN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 1 trang) I. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0đ) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh” (Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn Học, Hà Nội, 1985) Câu 1. (1.0đ). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2. (1.0đ). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. Câu 3. (2.0đ). Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Câu 4. (2.0đ). Em có nhận xét gì về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong hai dòng thơ:”Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (Viết thành đoạn văn khoảng 5-7 dòng) II. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (14,0đ) Câu 1. (4.0đ). Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử. Câu 2. (10.0đ). Có ý kiến cho rằng: Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người. Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An-đec-xen) em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó. Hết 50
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THỌ XUÂN CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2018-2019 Môn thi: Ngữ văn. Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao dề) Đề thi có 1 trang, có 6 câu. I. ĐỌC HIỂU(6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: MẸ VÀ QUẢ Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn học, 2012) C©u 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì? C©u 2. Nêu nội dung chính của bài thơ? C©u 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ở hai câu thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” C©u 4. Qua bài thơ trên em rút ra bài học gì tâm đắc nhất đối với bản thân? II. tËp lµm v¨n (14.0 ®iÓm) C©u 1 (4.0 ®iÓm) Tõ néi dung bµi th¬ ë phÇn ®äc hiÓu em hãy viết ®o¹n văn ngắn (khoảng 200 từ) với chủ đề: Tình mẫu tử. C©u 2 (10.0 ®iÓm) Có ý kiến cho rằng:”Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.” Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT 51
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ VINH NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Vẫn như xưa vườn dừa quê nội Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn. Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng Rễ dừa bám sâu vào lòng đất Như dân làng bám chặt quê hương. (Trích Dừa ơi- lê Anh Xuân, nguồn Câu 1. (1,0 điểm): Xác định từ láy có trong văn bản Câu 2. (1,0 điểm):”Vườn dừa quê nội”được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3. (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:”Rễ dừa bám sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt quê hương”. Phần II: Làm văn (16,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Câu chuyện bút chì Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia. Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói: – Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cày bút chì tốt nhất. Thứ nhất: Cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc. Thứ hai: Cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình. Thứ ba: Nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được. Thứ tư: Điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy. Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình. (Trích Sống đẹp - Những câu chuyện bổ ích, Lê Thị Luận, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.64,65) Từ nội dung câu chuyện trên, hãy trình bày suy nghĩ về một bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với bản thân em? Câu 2.(10,0 điểm) Nhận xét về Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Với một bút pháp riêng đầy tính sáng tạo, Nam Cao đã đặt ra trước người đọc hàng loạt vấn đề: những cảnh đời éo le, chua chát, những bi kịch đau đớn vật vã. (Trích Văn học Việt Nam 1900-1945, Phan Cự Đệ, NXB Giáo dục, 1998, tr.475) Hãy phân tích”những cảnh đời éo le, chua chát”được nhà văn Nam Cao thể hiện trong truyện ngắn Lão Hạc (Ngữ văn 8, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.38) Hết 52
  8. UBND HUYỆN VŨ THƯ ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Năm học 2018 – 2019 (Thời gian làm bài 120 phút) Đề bài Câu 1.(6 điểm) Có ba điều làm nên giá trị một con người: siêng năng, chân thành, thành đạt. Hãy viết bài nghị luận nêu ý kiến của mình về một điều mà em tâm đắc nhất. Câu 2. (14 điểm) Nhà văn phải là người đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. (Nguyễn Minh Châu) Em hãy làm sáng tỏ điều đó qua tác phẩm”Lão Hạc”của nhà văn Nam Cao. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 53
  9. PHÒNG GD&ĐT YÊN PHONG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN CẤP THCS Năm học 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4 điểm): Phân tích vẻ đẹp của câu ca dao: Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi? Câu 2 (6 điểm): Viết đoạn văn trình bày những ấn tượng của em về tình yêu thương con người được thể hiện qua những suy ngẫm của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc và và câu chuyện về chiếc lá được người họa sĩ vẽ vào đêm mưa bão trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri. Câu 3(10 điểm): Có ý kiến cho rằng: Truyện Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân trong xã hội cũ. Song, ý nghĩa lớn nhất của tác phẩm là ở chỗ nó đặt ra vấn đề nhân cách của con người và việc giữ gìn nhân cách trong những lúc”cùng đường”. Hãy làm rõ cách hiểu của mình về ý kiến trên. Đề thi gồm 01 trang . 54
  10. PHÒNG GD&ĐT YÊN PHONG ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC Năm học: 2018 - 2019 Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian: 150 phút Câu 1: (4 điểm) Hãy phân tích giá trị biện pháp tu từ có trong bốn câu thơ sau: "Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ" ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!”- Hải Như). Câu 2: (6 điểm) Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên. Câu 3. (10.0 điểm): Có ý kiến cho rằng:”Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.” Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc- xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó. 55
  11. PHÒNG GD$ĐT YÊN THÀNHĐỀ THI KHẢO SÁT HSG MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ RA: I. Đọc – hiểu văn bản(4 đ) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Thời gian nhẹ bước mỏi mòn Xin đừng bước lại để còn mẹ đây Bao nhiêu gian khổ tháng ngày Xin cho con lãnh, kẻo gầy mẹ thêm Mẹ ơi, xin bớt muộn phiền Con xin sống đẹp như niềm mẹ mong Tình mẹ hơn cả biển đông Dài, sâu hơn cả con sông Hồng Hà” (Tình mẹ -Tử Nhi) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên Câu 2. Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên? Câu 3. Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ? Câu 4. Từ câu thơ”Con xin sống đẹp như niềm mẹ mong”, em có suy nghĩ gì về lẽ sống đẹp của bản thân? II. Tập làm văn Câu 1(6 đ): Từ đoạn thơ trên, viết một văn bản nghị luận khoảng 02 trang, bàn về ý kiến sau: Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết (B. Babbles). Câu 2: (10điểm) Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945. Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm”Tắt đèn”của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 56
  12. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Đề gồm có 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm) Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu”. (“Ông đồ”- Vũ Đình Liên) Câu 2 (6,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ Hi Lạp:”Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”. Câu 3 (10 điểm) Có ý kiến cho rằng:”Lão Hạc là một trong những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám”. Qua văn bản”Lão Hạc”của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD: 57
  13. PHÒNG GD&ĐT YÊN ĐỊNH HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CÁC MÔN VĂN HÓA Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 17 tháng 04 năm 2019 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi này gồm có 01 trang) PHẦN I- ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. Lập tức, chàng trai làm theo. - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói: -Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích. (Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnet.vn, 17/06/2015) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh”thìa muối”,”hòa tan” trong văn bản? Câu 3: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:”những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi niềm vui và sự yêu đời”? Câu 4: Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên? PHẦN II-TẬP LÀM VĂN (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm): Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 2 (10.0 điểm) Trong cuốn”Từ điển văn học”, Nguyễn Xuân Nam viết:”Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ”Quê hương”của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết 58
  14. UBND HUYỆN ĐỀ THI HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) I.ĐỌC HIỂU: (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. - Chiếc xe này của bạn đấy à?. Cậu bé hỏi. - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. - Ồ, ước gì tôi Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế!. Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. (“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? (1,0 điểm) Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? (1,0 điểm) Câu 3. Theo em câu”Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì? (1,0 điểm) Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 ĐIỂM) Câu 1. (6,0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được gợi từ câu chuyện trên. Câu 2 (10,0 điểm): “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (T.Sêkhốp) Qua truyện ngắn”Lão Hạc”- của Nam Cao, em hãy chứng minh. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 59