70 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Câu Căn bệnh đã khiến tương lai của cô là một con đường hẹp và ngày càng trở
nên hẹp hơn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3. Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu: "Một lít nước mắt" – hãy
đọc để thấu hiểu, thông cảm cho những người không may mắn và để nhìn lại bản thân mình,
để sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn.
pdf 452 trang Hải Đông 21/02/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "70 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf70_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.pdf

Nội dung text: 70 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

  1. TUYỂN CHỌN 70 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 CÓ ĐÁP ÁN Ví dụ: đề bài là: “thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa áng sáng đến trái tim con người” (G. welles). Em hãy chứng mình bằng một tác phẩm đã học thì HS chỉ làm dàn ý siêu ngắn gọn như sau: + Giải thích + Chứng minh bằng tác phẩm lão Hạc + Ánh sáng của lòng cảm thông, chia sẻ + Ánh sáng của tình thương yêu + Ánh sáng của lòng tự trọng + Đặc sắc về nghệ thuật -> Đây là dàn ý siêu ngắn gọn 4. Cho học sinh thi thử, làm bài nhiều lần. Nếu chỉ dạy và làm đề chưa chắc các em đã nhớ. GV phải cho HS thi thử nhiều lần, thi trên giấy như thi thật, chấm kĩ, sửa chữa ki để rút kinh nghiệm, đặc biệt là căn thời gian sao cho hợp lí. Thực tế HS chúng ta rất tham lam kiến thức hoặc là viết lan man, tràn làn dẫn đến không đủ thời gian. Thời gian là "cái bẩy" của người ra đề, không cân đối thời gian cho cả bài thi hay cho từng câu coi như thất bại. Ví dụ câu đọc hiểu chỉ chiếm 4 điểm nên thời gian dành cho câu này chỉ tối đã là 15 đến 20 phút. Câu nghị luận XH 6 điểm thời gian tối đa là 45 đến 50 phút còn câu nghị luận VH là 60 đến 65 phút. 5. Các bài kiểm tra định kì trên lớp GV cho HS giỏi làm đề riêng, tùy thời gian cụ thể. Ví dụ bài viết 90 phút thì cho HS làm câu nghị luận văn học, bài 45 phút thì cho làm câu nghị luận xh để tiết kiệm và tận dụng tối đa thời gian 6. Ưu tiên điểm: Đừng khắt khe điểm với HS nói chung và đội tuyển nói riêng. Động viên các em về điểm 9,10 điểm. Chúng ta đi dạy lấy lương thì HS đi học lấy điểm thôi. 7. Hỏi bài cũ: Bài cũ đối với HS giỏi cũng phải khác với HS binh thường. Ví dụ: GV có thể hỏi câu “ lập dàn ý ngắn gọn cho 1 đề nào đó” hay lên viết cấu trúc của đề nghị luận XH 8. Tóm lại: Bồi dưỡng HSG là một vấn đề nan giải, kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, tùy vào thực tế. Kinh nghiệm thì không biết biết mấy là đủ, chỉ nói vài ba dòng thật khó mà hết. Nếu ái có kinh nghiệm nào hay thì chia sẻ để mọi người học hỏi. 9. Chúc các bạn thành công. Bộ tài liệu, đề SHG của chia sẻ để phục vụ nâng cao chất lượng cho học sinh của bạn. Vì thế mình không phân quyền cho mục đích thương mại dưới mọi hình thức. Khi mình chia sẻ tài liệu dĩ nhiên là mình có nhiều cách bảo vệ tài liệu của mình, dù ai đó có chặn hết face này đến face khác. Để tránh mọi phiền phức, khiếu nại rất mong các bạn tôn trọng. Chúng ta hãy là những người bạn để chia sẻ và kết nối thay vì những cuộc chiến tranh trên mạng để rồi ai cũng sẽ trở thành người nổi tiếng bạn nhé. Trân trọng cảm ơn bạn đã tin yêu và Chúc bạn thành công!
  2. PHẦN LÍ THUYẾT PHẦN II: TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (Từ trang 36) ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Một câu chuyện Một câu nói Một bức tranh Một đoạn thơ I. Mở bài: Dẫn thơ I. Mở bài: Dẫn thơ I. Mở bài: Dẫn thơ I. Mở bài: Dẫn thơ + Nêu vấn đề cần + Nêu vấn đề cần + Nêu vấn đề cần + Nêu vấn đề cần bạn bạc, nghị luận bạn bạc, nghị luận bạn bạc, nghị luận bạn bạc, nghị luận II. Thân bài: II. Thân bài: II. Thân bài: II. Thân bài: 1. Tóm tắt và rút ra 1. Giải thích từ ngữ 1. Giải thích bức 1. Giải thích đoạn chủ đề và rút ra chủ đề của tranh và rút ra chủ thơ và rút ra chủ đề cả câu nói đề của bức tranh của đoạn thơ. 2. Nêu lí lẽ, dẫn 2. Nêu lí lẽ, dẫn 2. Nêu lí lẽ, dẫn 2. Nêu lí lẽ, dẫn chứng và phân tích chứng và phân tích chứng và phân tích chứng và phân tích dẫn chứng (phân dẫn chứng (lấy trong dẫn chứng (lấy dẫn chứng (lấy tích câu chuyện)+ đời sống) trong đời sống) trong đời sống) d/chứng ngoài 3. Bàn bạc 3. Bàn bạc (đúng/sai/ 3. Bàn bạc 3. Bàn bạc (đúng/sai/ tốt/xấu/ tốt/xấu/ nên/ không (đúng/sai/ tốt/xấu/ (đúng/sai/ tốt/xấu/ nên/ không nên/ nên/ khen/chê ) nên/ không nên/ nên/ không nên/ khen/chê ) khen/chê ) khen/chê ) 4. Bài học nhận 4. Bài học nhận thức, 4. Bài học nhận 4. Bài học nhận thức, hành động và hành động và mở thức, hành động và thức, hành động và mở rộng rộng mở rộng mở rộng III. Kết bài: III. Kết bài: III. Kết bài: III. Kết bài: - Khẳng định vấn đề - Khẳng định vấn đề - Khẳng định vấn đề - Khẳng định vấn đề cần bàn cần bàn cần bàn cần bàn - Lời khuyên nhủ - Lời khuyên nhủ - Lời khuyên nhủ - Lời khuyên nhủ - Liên hệ bản thân - Liên hệ bản thân - Liên hệ bản thân - Liên hệ bản thân Lưu ý: a) Phần 2 và 3 có thể kết hợp; b) Mỗi ý cần tách thành đoạn văn; c) ý 2,3 là quan trọng nhất cần bàn bạc sâu 2. Bàn bạc về chủ đề 2. Bàn bạc về chủ đề 2. Bàn bạc về chủ đề 2. Bàn bạc về chủ đề được rút ra đó bằng được rút ra đó bằng được rút ra đó bằng được rút ra đó bằng cách nêu lí lẽ, dẫn cách nêu lí lẽ, dẫn cách nêu lí lẽ, dẫn cách nêu lí lẽ, dẫn chứng và phân tích chứng và phân tích chứng (lấy trong đời chứng (lấy trong đời (phân tích câu (lấy trong đời sống) sống) sống)
  3. chuyện, có thể lấy thêm dẫn chứng ngoài nhưng tiêu biểu) NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LÀ GÌ? - “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh ” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2). - Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung quanh đời sống, xã hội. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị. II. NHỮNG YÊU CẦU KHI LÀM VĂN NLXH - Phải đọc kĩ đề, phân biệt được đề thuộc kiểu (dạng) nào? - Nắm được cấu trúc từng loại, từng dạng để bám vào viết cho đúng. - Nội dung trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ, cảm xúc phải trong sáng, lành mạnh. - Không lấy dẫn chứng chung chung mà phải có tính thực tế và thuyết phục. - Phải đọc kĩ đề, gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận cho đúng. Những từ, cụm từ này phải thường xuyên được nhắc lại trong các luận điểm. - Có năng lực thâu tóm, nắm bắt các vấn đề xã hội xảy ra ngoài cuộc sống - Mạnh dạn đề xuất quan điểm, cách nghĩ của bản thân, lập luận sao cho thuyết phục được người đọc. - Biết lật ngược vấn đề, soi chiếu vấn đề ở nhiều khía cạnh để luận bàn – yêu cầu đòi hỏi bản lĩnh của người viết. III. PHÂN LOẠI ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông thường có ba dạng đề chính. Tuy nhiên để cụ thể hơn trong việc nhận diện, từ đó có cách làm tương ứng phù hợp, dựa vào đề thi của các năm, chuyên đề sẽ cụ thể hóa thành các dạng sau: 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
  4. Dường như trong xã hội xưa "trời xanh quen thói má hồng đánh ghen." Nguyễn Du viết với tất cả căm phẫn dồn nén từ bấy lâu nay hướng về chế độ xã hội phong kiến đầy bất công, ngang trái. Chế độ ấy với sự ngự trị của thế lực đồng tiền, của những kẻ tàn ác tham lam, của những tư tưởng bảo thủ "trọng nam khinh nữ", "phận gái chữ tòng" đã ngang nhiên chà đạp, áp bức lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Không chỉ mình những phận đàn bà bạc mệnh mà đó cũng là lời chung cho tất cả những con người nhỏ bé, không tiền tài, không quyền lực, phái chịu đè nén dưới những chế độ hà khắc, ngang trái, vô lý: "Phong vận kì oan ngã tự cư." (Ta tự coi như người cùng hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.) Từ những cảm thương cho bi kịch nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du bắc nhịp cầu giao cảm để tự thấy mình là người cùng hội cùng thuyền với những phận tài hoa bất hạnh. Từ nỗi thương người, từ tiếng khóc thương đời, Nguyễn Du cất lên tiếng khóc thương mình. Thương người gắn liền với thương mình, chủ nghĩa nhân đạo đã thấm nhuần và đạt đến đỉnh cao trong trang thơ của đại thi hào. Không một tác phẩm và tác giả cùng thời kỳ thậm chí đến tận bây giờ lại có thể viết và viết về nỗi đau người gắn với nỗi thương mình sâu sắc đến thế. Chỉ có thể là Nguyễn Du, là một nhà nhân đạo vĩ đại mới nhận ra giá trị của bản thân, mới đau nỗi đau của chính mình khi tài năng, nhân phẩm, giá trị bị vùi dập. Trái tim nhân đạo sâu sắc gửi gắm trong những hình thức nghệ thuật độc đáo đã mang đến thành công cho tác phẩm và tên tuổi Nguyễn Du trong lòng dân tộc. Bởi thế, nhận định "nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ" là lời đề cao bản chất của văn chương và yêu cầu đối với một tác phẩm có tầm vóc. Một tác phẩm thực sự có giá trị phải là sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, giữa nghệ thuật và trái tim. Nhà thơ phải có một trái tim đa cảm, tinh nhạy, phải biết yêu thương con người, biết đấu tranh với cái xấu, cái ác đồng thời phải gắn bó với cuộc đời "thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật đầy". Một nhà thơ chân chính phải ngày ngày lao động nghệ thuật hăng say, bền bỉ nghiêm túc và sáng tạo, cần cù như những con ong bay xa đem về hương phấn tái tạo tài tình để phấn hoa trở thành mật ngọt. Nguyễn Du là một người như thế. Mỗi câu thơ đều được viết bằng một ngòi bút thiên tài và một trái tim nhân đạo vĩ đại nên thơ văn của ông có sức sống lâu bền trong lịch sử văn học dân tộc, trong tâm hồn mỗi người Việt Nam. Thơ ca là nơi neo đậu của tâm hồn, là điểm tựa của cảm xúc, là nơi để người nghệ sĩ trải lòng kí thác tâm sự, giải phóng những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ nhất và là nơi để những tài năng thực sự được thỏa sức bay bổng. Cho nên, "Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập" (M.Proust). Đến với thế giới ấy, tâm hồn con người trở nên phong phú, tốt đẹp, thanh lọc và cao thượng hơn, trong sáng hơn. Thiếu thế giới của văn nghệ, "không gì có thể trở thành chính nó".
  5. Đề bài : Nghị Luận câu nói của thầy Nguyễn Ngọc Ký:”Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết”. Hướng dẫn: Bài làm cần nêu được các ý chính sau: 1. Giải thích câu nói: – Khiếm khuyết là sự thiếu hụt, là sự không hoàn hảo, không hoàn thiêṇ – Khiếm khuyết trên cơ thể: là những người dị tâṭ, tàn tâṭ, khuyết tâṭ Khiếm khuyết trên cơ thể dễ nhìn thấy và có thể sửa chữa được bằng sự can thiệp của y học hoặc vượt qua bằng ý chí, nghị lực Nó không đáng sợ. – Những người tình cảm lệcḥ lạc, hẹp hòi, hời hợt, tâm hồn đen tối, tù túng, yếu đuối là người khiếm khuyết tâm hồn. Khiếm khuyết tâm hồn vô hình nên khó sửa chữa và dễ dẫn con người đến hành vi xấu xa, tàn bạo, độc ác, đáng sợ. Nó là mầm tai họa nên thật – Câu nói đề cao vai trò của đời sống tâm hồn đối với mọi người. Nghị Luận câu nói của thầy Nguyễn Ngọc Ký:”Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết” (hình ảnh) 2. Bình luận câu nói: Vai trò, ý nghĩa của đời sống tâm hồn. – Tâm hồn làm nên nét đẹp nhân văn trong mỗi con người và ý nghĩa cuôc đời.Tâm hồn cao đẹp, trong sáng, lành mạnh có tác đông tích cực đến viêc hình thành và khẳng định nhân cách của mỗi con người, góp phần xây dựng xã hôi thân thiện, nhân ái (nêu dẫn chứng). – Khiếm khuyết trong tâm hồn sẽ làm đời sống tinh thần của mỗi con người trở nên nghèo nàn, lêch lạc, dễ dẫn đến sự đố kị, thói đa nghi, cố chấp, ích kỉ, vô cảm, các hành vi bất nhân và tôi ác dễ hình thành (nêu dẫn chứng). 3. Bàn luận, mở rộng vấn đề – Cần phải nuôi dưỡng, bồi dưỡng ngọn lửa tâm hồn cho con người, nhất là cho thế hệ trẻ – Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa dễ làm thanh niên thờ ơ, sao nhãng việc bồi dưỡng tâm hồn. Hậu quả là làm xuất hiện trong xã hôị nhiều lối sống lệch lạc, nhiều tội ác, nhiều con người thiếu nhân cách – Bồi dưỡng tâm hồn là viêc làm cần thiết đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. 4. Bài học nhận thức và hành động cho bản thân – Cân nói thể hiện một quan niệm đúng đắn, tích cực, giúp con người biết cách phấn đấu để hoàn thiên nhân cách, nâng cao phẩm giá.
  6. CẤU TRÚC MỘT BÀI NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH. Dùng cho HSG lớp 8,9 Vài lời gửi quý thầy cô thân yêu. Mình xin giới thiệu quý thầy cô ôn luyện HSG Ngữ văn THCS về bố cục, cấu trúc của một bài nghị luận văn học khi chứng minh một nhận định. Đây chỉ là bài tham khảo để anh em đồng nghiệp chia sẻ với phương pháp dạy ôn luyện để làm sao các em nắm bắt nhanh nhất mà hiệu quả nhất. Thực tiễn cho thấy, khi ta không có một cấu trúc cố định, cơ bản thì quá trình ôn luyện sẽ gặp nhiều khó khăn, các em cũng sẽ khó ghi nhớ lâu được. Bố cục này chỉ mang tính tham khảo vì bản thân thấy trên nhóm chúng ta rất nhiều bậc tiền bồi, cao nhân, mình chỉ là giọt nước giữa đại dương mênh mông. Mọi góp ý nên mang tính xây dựng để mọi người học hỏi. ĐỀ BÀI: Khi đánh giá về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng: “một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân cho chân lí giản dị của mọi thời”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Qua truyện ngắn chuyện người con gái Nam Xương, hãy chứng minh làm sáng tỏ nhận định trên. CẤU TRÚC CHUNG 1. Mở bài: 2. Thân bài: Bước 1: Giải thích nhận định Bước 2: Lí luận văn học Bước 3: Chứng minh Luận điểm 1: Luận điểm 2: Luận điểm n: Bước 4: Mở rộng, phản đề Bước 5: Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận. a. Với người sáng tác: b. Với người tiếp nhận – người đọc. 3. Kết bài: Ví dụ minh họa (Đây là bài làm của HS trên cơ sở dàn ý chung) 1. Mở bài: Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là cái mặt cắt của dòng đời ấy. Nếu tiểu thuyết là thân cây thì truyện ngắn là một đường vân trên cái khoảng gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc. Truyện ngắn tuy hạn chế về chiều dài tác phẩm nhưng độ sâu của nó là thăm thẳm không cùng. Bởi thế, khi đánh giá về
  7. một truyện ngắn hay có ý kiến cho rằng: “một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân cho chân lí giản dị của mọi thời”. (mở bài bạn Hoa A1) 1. Thân bài: Bước 1: Giải thích nhận định a. Truyện ngắn là truyện có dung lượng, độ dài ngắn phản ánh một lắt cắt của xã hội, thể hiện, gửi gắm một thông điệp, một tư tưởng một quan niệm nhân sinh của tác giá. (lí giải này khác so với từ điển – ngắn gọn, dễ hiểu hơn). b. Chứng tích của một thời: Phản ánh được hiện thực của thời đại với những vấn đề đời sống nổi cộm, bức thiết của nó. c. Hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: Thể hiện được những vấn đề bản chất, cốt lõi của nhân sinh, những chân lí muôn đời, vượt qua giới hạn của thời đại như: Hạnh phúc, tình yêu, quyền sống, quyền bình đẳng  Đánh giá chúng toàn ý kiến: Ý kiến của Nguyễn Kiên không chỉ chia sẻ kinh nghiệm sáng tác của nhà văn mà còn nêu lên một yêu cầu cốt tử đối với nội dung truyện ngắn. Đó là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Bước 2: Lí luận văn học (phần này tùy thuộc vào thời gian 120 hay 150 phút. Hơn nữa cấp THCS cũng không đòi hỏi chiều sâu như cấp THPT) * Vận dụng kiến thức lí luận văn học để khẳng định vấn đề: – Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống hiện thực và nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại. Vì thế tác phẩm không chỉ in dấu những đặc điểm lịch sử xã hội của thời đại mà nó ra đời mà còn là là chứng tích của một thời - hiện thưc xã hội. Qua mỗi chứng tích ấy, nhà văn gửi gắm về một chân lí giản dị của mọi thời. Chân lí giản dị ấy phải là nhân sinh quan tiến bộ. Bước 3: Chứng minh Luận điểm 1: Trước hết, chứng tích một thời trong truyện Người con gái Nam Xương là phản ánh cuộc chiến tranh phi nghĩa, một chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội đầy rẫy bất công. Vũ Nương nếm trải hạnh phúc vợ chồng chưa được bao lâu thì đã tiễn biệt chồng tòng quân đi lính đánh giặc. Chiến tranh nào mà chẳng có mất mát, đau thương, không ai dám chắc rằng chồng của mình sẽ bình an trở về. Người ra đi chiến trận thì người ở nhà lo lắng bất an như một câu thơ đã viết“Xưa nay chinh chiến mấy ai về”. Chiến tranh phi nghĩa như là một cơn sóng thần ập đến và cuốn đi hết sự hạnh phúc êm ấm trong mỗi gia đình. Mẹ thì xa con, vợ lìa chồng, con cái thì thiếu đi tình thương của cha, khiến cho bầu không khí gia đình trở nên lo âu, sầu muộn, đau thương. Nếu như cuộc chiến tranh phi nghĩa không nổ ra thì người mẹ già kia có thể đã không nhớ con đến sức cùng lực kiệt để rồi lìa xa cõi đời, người vợ đã không phải nhớ chồng da diết để rồi gây ra nỗi oan ức cho bản thân để rồi lại chạy đến cõi chết như một sự thanh minh, đứa con cũng chẳng vì lời nói thơ ngây của mình mà gay ra nỗi oan khuất.  Nghệ thuật: Chọn một tình huống truyện từ lời nói vô tình của đứa trẻ để đẩy xung đột, kịch tính câu chuyện lên cao, có ý nghĩa sâu sắc là một nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nguyễn Dữ. Có thể xem chi tiết ấy như một người tí hon mang sứ mệnh khổng lồ Chứng tích trong Người con gái Nam Xương còn phản ánh chế độ nam quyền độc đoán, phi lí, bất công. Đó là khi Trương Sinh nghe lời con trẻ về người đàn ông đêm nào
  8. cũng đến, tính ghen tuông đến mù quáng của Trương Sinh lại nổi lên khiến chàng nổi đóa, rồi làm um lên, đánh đập, mắng chửi và đuổi nàng đi. Trương Sinh đã ngày càng leo thang xung đột gia đình, bất chấp mọi lời thanh minh, biện hộ của Vũ Nương và làng xóm. Bỏ ngoài tai tất cả lời nói, Trương Sinh kiên quyết cho rằng vợ mình đã thất tiết, bội bạc và đẩy Vũ Nương vào con đường tự vẫn để chứng minh sự trong sạch và thủy chung của mình. Sự độc đoán trong chế độ nam quyền phi lí trong con người Trương Sinh là đại diện cho xã hội trọng nam khinh nữ cổ hủ. Đó cũng là chứng tích về một xã hội phong kiến bất công tàn bạo, nơi mà lời nói của những người phụ nữ như Vũ Nương trở nên vô nghĩa, bé nhỏ lạc lỏng, nơi mà họ không thể bảo vệ được cuộc sống của mình, nơi mà những người đức hạnh như Vũ Nương phải chịu cuộc sống bất hạnh và cái chết oan nghiệt. Chuyện người con gái Nam Xương đúng là một chứng tích của một chế độ xã hội cổ hủ, bất công.A Luận điểm 2: Chuyện người con gái Nam Xương không chỉ phản ánh chứng tích của một thời mà còn là hiện thân cho chân lí giản dị của mọi thời. Trước hết đó là khát vọng của tình yêu và hạnh phúc gia đình. Đó là cảnh Vũ Nương tiễn chồng với những tâm trạng yêu thương, nhớ nhung, lo lắng. Lúc tiễn chồng đi lính, hành động rót chén rượu đầy của Vũ Nương với những lời nói chân thành tha thiết: “chàng đi chuyến này ” đó đâu chỉ là lời chia tay tiễn biệt mà cả một nỗi thương nhớ đong đầy trong cả lo âu. “chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường ” là lời tâm tình lo lắng, xót thương đến quặn lòng của nàng trước những nguy hiểm nơi chiến trường mà Trương Sinh phải đối mặt. “Nhìn trăng soi thàn cũ lại sửa soạn áo ré gửi người ải xa ” đây mới là những nức thang tưởng tượng cảnh cơ đơn, thương nhớ chồng khôn nguôi của người vợ trẻ như hình ảnh người chinh phụ “nhớ chồng đăng đẳng đương lên bằng trời”. Đó là khát vọng sống, khát vọng bình đẳng giữa con người với con người. Vũ Nương thanh minh, giải thích như để cứu vãn hạnh phú gia đình nhưng đành bất lực. Nàng chỉ còn biết chọn cái chết để minh oan. Nhà văn để cho Vũ Nương cái chết như một lời tố cáo xã hội bất công, bất bình đẳng để rồi người tốt như VN không còn chỗ dung thân. Hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn. Bước 4: Mở rộng, phản đề Một tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn hay nới riêng muốn bất hủ cùng với thời gian, năm tháng, sống mãi trong lòng bạn đọc thì nó phải thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng, cao cả là phản ánh lát cắt của cuộc sống, tư tưởng nhân sinh của người cầm bút. Nếu muốn trở thành một thứ văn chương “đáng thờ”, nó phải là một tác phẩm mang trái tim của thời đại và phải luôn hướng đến cuôc sống con người. Đúng như nhà văn Nam Cao đã từng quan niệm rằng: “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn”. Và nếu như một tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng không mang trong mình một sứ mệnh của “Người sứ giả đưa tin”, không phản ánh một đoạn của dòng đời, không phải là một lát cắt của cuộc sống thì nó sẽ “chết” ngay sau khi ra đời. Hoặc sẽ khiến người ta vô tình mà lãng quên hay thậm chí là bị bỏ rơi giữa dòng thời gian đang mãi trôi. Đó là lí do ta hiểu vì sao nguyễn Dữ viết 20 truyện trong
  9. tác phẩm “truyền kì mạn lục nhưng chỉ Chuyện người con gái Nam Xương” mới là tác phẩm nổi tiếng. Bước 5: Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận. a. Với người sáng tác: Qua đó, tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương cũng mang đến một bài học sâu sắc, có tính triết lí cao với người sáng tác và người tiếp nhận. Trước hết, đối với người sáng tác thì phải phản ánh một hiện thực, lát cắt của cuộc sống, phải thể hiện một tư tưởng, tình cảm, quan niệm nhân sinh tiến bộ và cả giá trị nhân đạo sâu sắc. Đấy mới là điều làm bất tử cho người nghệ sĩ, tạo ra tiếng vang lớn cho tác phẩm đến muôn đời! b. Với người tiếp nhận – người đọc. Còn với người tiếp nhận thì phải sống hòa mình với tác phẩm, phải cảm nhận tinh tế, sâu sắc, giải mã được ẩn số đằng sau những con chữ vô hồn, phải vui với cái vui của nhân vật, phải buồn trước cái buồn của nhân vật, phải phiêu lưu trường tình cùng nhân vật trong suốt mạch cảm xúc của tác phẩm. Không những thế, trách nhiệm của người đọc còn là sáng tạo ra tác phẩm và truyền thông điệp của nhà văn đến mọi người. 3. Kết bài: Có thể khẳng đinh rằng, nhận định của nhà phê bình văn học Nguyễn Kiên là hoàn toàn chính xác cho mọi tác phẩm có giá trị thật sự. Tôi xin mượn lời của nhà phê bình Nguyễn Văn Siêu để thay lời kết: “Văn chương có hai loại, loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Chuyện người con gái Nam Xương có thể xem là một tác phẩm đáng thờ. Có lẽ vì thế mà hơn 400 năm qua nó vẫn là một tác phẩm sống mãi trong lòng bao thế hệ bạn đọc.