Bộ đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

Câu 2: (12,0 điểm)
Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao cho rằng: Một tác phẩm có giá trị “phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ… Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái… Nó làm cho người gần người hơn.” Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O.Henri đã học trong chương trình Ngữ văn 8, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về giá trị của tình người trong cuộc sống
docx 1503 trang Hải Đông 21/02/2024 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_8_co_dap_a.docx

Nội dung text: Bộ đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 CẤP HUYỆN ĐỀ BÀI Câu 1 (4 điểm): Cho khổ thơ sau: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu”. ( Ông Đồ - Vũ Đình Liên ) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ trên? Phân tích cái hay của mỗi câu thơ. Câu 2 ( 6 điểm): Em có suy nghĩ như thế nào về thông điệp trong câu chuyện sau đây. Khi người ta gửi đi một nụ cười. Cô gái cười với một người xa lạ rầu rĩ, nụ cười làm cho anh ta cảm thấy phấn chấn hơn. Anh mơ đến sự tử tế của một người bạn cũ và viết cho người ấy một lá thư cảm ơn. Người bạn này vui sướng vì nhận được thư của người bạn cũ lâu ngày không gặp đến nỗi sau bữa trưa anh boa một món tiền lớn cho chị hầu bàn. Chị hầu bàn ngạc nhiên vì món tiền bo quá lớn, đã quyết định mang tất cả đi mua vé số. Và trúng số. Ngày hôm sau chị đi nhận giải và cho người ăn mày trên phố một ít tiền lẻ. Người ăn mày rất biết ơn vì đã hai ngày nay anh ta chẳng được ăn gì. Sau bữa tối anh ta trở về ăn phòng tối tăm của mình. Trên đường về, anh ta thấy một chú chó con đang rét run lập cập, anh mang nó về để sửa ấm cho nó. Chú chó rất vui mừng vì được cứu khỏi cơn bão tuyết sắp đến gần. Đêm ấy, trong khi mọi người đang ngủ say thì ngôi nhà bốc cháy, chú chó con sủa sóng siết. Chú chó sủa cho đến khi đánh thức tất cả mọi người trong nhà dậy và cứu tất cả mọi người thoát chết. Một trong những chú bé được cứu thoát đêm ấy sau này trở thành bác sĩ tìm ra một loại vắc – xin chữa khỏi một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho loài người. Tất cả là nhờ một nụ cười. (Góc tâm hồn) Câu 3 ( 10 điểm) “ Chiếc lá dũng cảm, tình người bao la” Bằng kiến thức đã được học qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” của OHen –ri em hãy làm sáng tỏ nội dung trên bằng một bài văn nghị luận. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8 Câu 1: • Yêu cầu về nội dung • - Chữ “ Nhưng” đặt ở đầu câu nói lên sự thật, một tâm trạng người quen thuộc trở thành người xa lạ ( 1 điểm). - Câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn, có dấu chấm hỏi cuối câu không có lời giải đáp, không có hồi âm như tan loãng vào không gian hun hút -> tâm trạng xót xa, ngao ngán ( 1 điểm). - Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, thể hiện ở cụm từ “ Giấy đỏ buồn” “ Nghiên sầu”. -> Mượn hình ảnh này để diễn tả tình cảnh ông đồ thời tàn. Câu thơ là tiếng khóc âm thầm của Nhà thơ dành cho ông đồ ( 1 điểm). Câu 2:
  2. * Yêu cầu về hình thức ( 1 điểm) - Viết đúng thể loại, nội dung. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, chính tả. - Văn phong rõ ràng, giàu hình ảnh. * Yêu cầu về nội dung ( 5 điểm) - Nêu được vấn đề cần nghị luận ( 05 điểm) - Giải thích tình huống ( 0,5 điểm) + Nụ cười mang lại nhiều cảm xúc khác nhau Niềm vui, phấn chấn May mắn, sẻ chia Cứu giúp, nó ấm Thành công, sáng tạo Ý nghĩa: Nụ cười có sức mạnh kì diệu, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho con người. * Nội dung câu chuyện ( 3 điểm) + Tiếng cười là trạng thái cảm xúc vui mừng, soảng khoái của con người trước đời sống và trong mối quan hệ giữa con người với nhau. + Tiếng cười có sức mạnh kì diệu Tiếng cười tạo niềm vui nhân đôi Tiếng cười giúp con người thắt chặt tình cảm. Tiếng cười là sự động viên khích lệ. + Tiếng cười chỉ phát huy hết sức mạnh khi xuất phát từ tình cảm chân thành và phù hợp với từng tình huống hoàn cảnh. + Người thiếu tinh thần lạc quan, nhìn đời bằng cái bi quan sẽ không thấy hết sự đời kì diệu của tiếng cười. + Sống lạc quan, yêu đời không chỉ mang lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho mọi người xung quanh. Thông điệp ( 1 điểm): + Câu chuyện là một thông điệp quý giúp chúng ta nhìn nhận khía cạnh khác của tiếng cười, đó là sức mạnh kì diệu của nó. + Nhắc nhở mọi người hãy sống lạc quan, yêu đời, đem niềm vui, chia sẻ tiếng cười cho mọi người xung quanh. Câu 3: - Mở bài ( 1 điểm): Dẫn dắt – đưa yêu cầu nội dung vào bài - Thân bài ( 9 điểm): Làm rõ hai nội dung chính: + Chiến lá dũng cảm Tác phẩm hội họa đích thực ( 0,5 điểm) Kiệt tác của họa sĩ già ( cụ Bơ – men) đã giúp Giôn – xi chiến thắng cái chết, dần trở về với sự sống -> niềm tin và nghị lực ( 4 điểm). + Tình người bao la Người hoạc sĩ già đã hiến dâng sự sống của mình để giành lại sự sống và tuổi trẻ cho Giôn – xi ( 2 điểm). Tình bạn bè, tấm lòng nhân ái, vị tha của Giôn – xi bao la, sâu nặng vô bờ ( 2 điểm). OHen –Ri đã ngợi ca tình thương, tấm lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ trên đất Mĩ đầu thế kỉ XX nói riêng, trên trái đất này nói chung. ( 0,5 điểm). - Kết bài (1 điểm) Ý nghĩa tác phẩm Thông điệp gửi tới bạn đọc.
  3. ĐỀ 2. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017-2018 MÔN THI: NGỮ VĂN 8 Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, Sương hồng lam, ôm ấp nóc nhà gianh, Trên con đường viền trắng mép đồi xanh, Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc; Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon, Vài cụ già chống gậy bước lom khom, Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ, Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ, Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu. Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh. (Chợ tết - Đoàn Văn Cừ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3: Liệt kê các từ thuộc trường từ vựng màu sắc có trong đoạn thơ. Câu 4: Nhận xét vai trò của trường từ vựng trên trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ. Câu 5: Chỉ ra và nêu ngắn gọn biện pháp tu từ đặc sắc trong 4 dòng thơ cuối. Câu 6: Phần II: Làm văn (16,0 điểm): Câu 1: (4,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai dòng thơ sau bằng một đoạn văn: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thầm dần trong thớ vỏ. (Quê hương – Tế Hanh)
  4. c. Bài học, liên hệ mở rộng - Bài học: + Biết đồng cảm, chia sẻ với cộng đồng xung quanh, không nên sống vô cảm, 1.5 ích kỉ. + Biết trân trọng bản thân, sống có ích, có ý nghĩa, không đầu hàng số phận, hoàn cảnh. - Liên hệ bản thân. a. Giải thích Nhà văn qua tác phẩm - nơi kết tinh tư tưởng, tình cảm và tài năng của mình, sẽ khơi lên ở người đọc: - sự đồng điệu, đồng cảm để có thể hiểu, chia sẻ, thương xót trước nỗi đau 2.0 của người khác (niềm trắc ẩn); - ý thức phản kháng cái ác khi nhà văn phô bày, lên án cái xấu, cái ác; 2 - sự tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật, từ đó nảy sinh khát vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp của con người. => Ý nghĩa câu nói của Ai-ma-tốp: Vai trò của nhà văn, của tác phẩm văn học trong việc nhân đạo hóa con người. b. Làm sáng tỏ nhận định qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ - Hoàn cảnh ngặt nghèo, bế tắc của gia đình chị Dậu (dẫn chứng) => gợi lên sự đồng cảm, xót thương của người đọc về nỗi thống khổ của gia đình chị Dậu, của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. - Bọn tay sai: hống hách, hung hãn, thô tục nhưng hèn kém, yếu ớt (dẫn chứng) -> vạch trần, lên án sự tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời. 6.0 Chị Dậu: phản kháng khi bị đẩy đến đường cùng (đấu lí, đanh thép cảnh cáo, chống trả) (dẫn chứng). -> Khơi dậy cảm xúc căm giận trước cái xấu đồng thời thôi thúc, cổ vũ con người hành động chống lại cái xấu, cái ác như hành động của người phụ, người nông dân vốn yếu thế trong xã hội cũ. - Những phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu - người phụ nữ, người nông dân Việt Nam (dẫn chứng) => từ sự cảm thương, căm giận và khâm phục, người đọc có mong muốn, khát vọng chân chính là khôi phục, gìn giữ và bảo vệ những điều tốt đẹp ấy. => Giá trị nhân đạo của tác phẩm, tinh thần nhân đạo của nhà văn Ngô Tất Tố. c. Đánh giá, mở rộng - Khẳng định tính đúng đắn của nhận định; khẳng định lại vai trò, trách nhiệm, phẩm chất của một nhà văn chân chính (kết hợp giữa tâm và tài ); 2.0 khẳng định giá trị của tác phẩm Tắt đèn. - Liên hệ mở rộng một số tác phẩm khác.
  5. - Liên hệ quan điểm, ứng xử của bản thân trước cái xấu, cái ác cũng như những điều tốt đẹp trong cuộc sống từ những cảm xúc, bài học mà các tác phẩm văn học mang lại (biết yêu, ghét, cổ vũ, phản kháng ). Tổng điểm 17.0
  6. ĐỀ3 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019 MÔN THI: NGỮ VĂN 8 Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm) Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ và hỏi: - Các em có thấy đây là gì không? Tức thì cả hội trường vang lên: - Đó là một dấu chấm. Ngài hiệu trưởng hỏi lại: - Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Ngài kết luận: - Thế đấy con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó. (Tờ giấy trắng - Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác. Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì? Câu 4. Theo em việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào? II. làm văn (16,0 điểm) Câu 1 : (6,0 điểm) Từ câu chuyện trên em hãy viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 500 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ câu chuyện trên. Câu 2 (10,0 điểm) Làm sáng tỏ ý kiến “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện “Tờ giấy trắng” * Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. - Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận Thân bài: - Giải thích ý nghĩa câu chuyện: + Câu chuyện về một tờ giấy trắng không hoàn hảo vì có một dấu chấm đen nhỏ. Câu chuyện đem lại bài học sâu sắc về cách đánh giá và nhìn nhận một con người. + Con người trong cuộc sống không ai là hoàn hảo. Vì thế, khi nhìn nhận đánh giá một con người phải nhìn nhận ở nhiều phương diện: bề nổi, bề sâu, nhất là những mặt tốt mang tính căn bản. => Phải nhìn cuộc sống bằng tình thương, sự bao dung. - Bình luận: + Trong cuộc sống, con người luôn phải hoạt động và giao tiếp. Quá trình hoạt động và giao tiếp đó, người ta khó tránh khỏi những sai lầm vì một lí do nào đó. (Dẫn chứng). + Khi phê bình hay đánh giá một con người hay một sự việc nào đó, ta không nên chỉ nhìn một cách phiến diện, hời hợt, chỉ nhằm vào những sai lầm mà họ vô tình mắc phải, mà phải nhìn một cách toàn diện, nhìn bằng đôi mắt của tình thương và lòng vị tha, “cố tìm để hiểu” những mặt tốt đẹp ẩn sâu trong con người. (Dẫn chứng) + Cách nhìn nhận đa chiều bằng đôi mắt của tình thương và sự bao dung sẽ tích cực giúp con người thức tỉnh, giác ngộ. (Dẫn chứng) - Đánh giá, mở rộng vấn đề: + Câu chuyện ngắn gọn nhưng đem đến cho ta bài học nhân sinh sâu sắc về cách nhìn nhận đánh giá về con người và cuộc đời bằng đôi mắt của tình thương, bao dung.
  8. + Phê phán những kẻ sống ích kỷ, thiếu thiện chí khi nhìn nhận đánh giá người khác. + Phê phán người khác thì trước hết bản thân mình phải là người có đạo đức, nhân cách; biết đánh giá đúng lúc, đúng chỗ. + Đánh giá bằng sự bao dung độ lượng không có nghĩa là thỏa hiệp với cái sai, cái xấu. Trước cái ác, cái xấu cần có thái độ đấu tranh nghiêm túc, triệt để. Kết bài: - Khẳng định lại ý nghĩa câu chuyện - Bài học nhận thức và hành động cho bản thân. ĐỀ 4: ĐỀ THI HSG HUYỆN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2018-2019 Thời gian: 150 phút Câu 1 (8,0 điểm). Hãy trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện sau: Ổ khóa và chìa khóa - Cái nào quan trọng hơn? Một đêm nọ, ổ khóa thức chìa khóa dậy rồi trách móc: "Ngày nào tôi cũng vất vả giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên mình, thật ghen tỵ với anh quá!" Còn chìa khóa cũng không phục: "Ngày nào anh cũng ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!". Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự mình giấu mình đi. Sau khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận đập ổ khóa rồi vứt nó vào thùng rác. Sau khi vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại tức giận nói rằng: "Ổ khóa vứt rồi giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa". Nói xong, chủ nhân liền vứt chìa vào thùng rác. Trong thùng rác, ổ khóa và chìa khóa gặp lại nhau, cả hai cùng than thở: "Hôm nay cả hai chúng ta đều rơi vào hoàn cảnh như thế này là vì chúng ta đều không nhận ra giá trị cũng như công sức của đối phương mà lại đứng núi này trông núi nọ, lúc nào cũng tính toán chi li, đố kỵ lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau". Câu 2 (12 điểm). Nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”.
  9. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” em hãy chứng minh ý kiến trên của nhà văn Nguyễn Tuân. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung cần đạt Điể m Câu 8,0 đ 1 A. Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; văn viết mạch lạc, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu. B. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 1. Giới thiệu được câu chuyện và vấn đề nghị luận 1,0 đ 2. Phân tích, bàn luận mở rộng vấn đề: - Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống thông qua hình ảnh cái khóa và chìa khóa. * Vấn đề nghị luận: Sự ghen ghét đố kị là tính xấu của con người. 0,5 đ * Biểu hiện của ghen ghét, đố kị: 1,5 đ - Những người có lòng đố kị thường tỏ ra khó chịu khi người khác hơn mình. Biểu hiện là cảm giác bực bội tức tối khi thấy người khác hơn mình, ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình (dẫn chứng) “ổ khóa thức chìa khóa dậy rồi trách móc: "Ngày nào tôi cũng vất vả giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên mình, thật ghen tỵ với anh quá”. Còn chìa khóa cũng không phục: "Ngày nào anh cũng ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!". - Thậm chí người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách hãm hại người tốt hơn, giỏi hơn mình . * Nguyên nhân của ghen ghét, đố kị: 2,0 đ - Nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti nhưng lại tự cao, tự đại. Xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của bản thân và ghen tị với người khác (dẫn chứng) * Hậu quả của ghen ghét, đố kị 2,0 đ
  10. - Sự ganh ghét, đố kị sẽ có ít thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình, người ghen ghét đố kị sống không thoải mái. - Sự ganh ghét, đố kị sẽ phá hoại mối quan hệ giữa người với người. Vì ganh ghét, đố kị mà hòa khí bị rạn nứt, đổ vỡ gây hậu quả, sức mạnh đoàn kết và sự hợp tác của tập thể bị tổn thương. (dẫn chứng) “Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự mình giấu mình đi. Sau khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận đập ổ khóa rồi vứt nó vào thùng rác. Sau khi vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại tức giận nói rằng: "Ổ khóa vứt rồi giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa". Nói xong, chủ nhân liền vứt chìa vào thùng rác.” - Trong xã hội hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mối quan hệ giữa người với người ngày càng phức tạp, tâm lý ganh ghét, đố kị càng trở nên phổ biến. Nó xuất hiện ở nhiều nơi, khắp mọi lĩnh vực - Lòng ganh ghét, đố kị còn cản trở con người phát triển tài năng. Trong một tập thể chỉ cần nảy sinh một chút lòng ganh ghét, đố kỵ là nội bộ lủng củng, mất đoàn kết, mọi người không sao sống thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau, nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát huy tác dụng. - Trong cuộc sống còn có rất nhiều người sống nhân ái, rộng lượng, giàu tình yêu thương (dẫn chứng). - Con người phải biết sống nhân ái, giàu lòng yêu thương, biết vui với niềm vui, thành quả của người khác. Hãy cố gắng nỗ lực, có động lực, mục tiêu vươn lên trong cuộc sống . * Bài học cho bản thân 1,0 đ Câu 2 12 đ A. Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận: lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; văn viết mạch lạc, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu B. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 1. Giới thiệu : 1,0 đ - Nhà văn Ngô Tất Tố, tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhân vật chị Dậu. - Nhận định về nhận xét của Nguyễn Tuân 2. Giải thích, chứng minh, phân tích, bàn luận vấn đề: * Giải thích “cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa” 3,0 đ
  11. + Làng Đông Xá giữa mùa sưu thuế (tiếng trống, tiếng tù và, tiếng mõ đốc sưu nổi lên suốt đêm ngày. Cổng làng bị bọn cường hào đóng chặt để tróc sưu. Bọn cai lệ,bọn tay chân người nhà lý trưởng với roi mây, tay thước, dây thừng nghênh ngang đi lại bắt trói kẻ thiếu sưu. Lý trưởng ra lệnh “ tha hồ đánh, tha hồ trói. Thằng nào bướng bỉnh đánh chết vô tội vạ.” + Nhà chị Dậu (nghèo nhất nhì hạng cùng đinh. Anh Dậu vì tội thiếu sưu mà bị “ như trói chó để giết thịt”. Em trai anh Dậu chết từ năm ngoái nhưng vẫn phải nộp sưu vì “Chết cũng không trốn được sưu nhà nước”. Chị Dậu phải bán khoai, bán ổ chó, bán cả đứa con gái, chị phải đi ở vú để kiếm đủ số tiền trả 2 suất sưu cho anh Dậu và em trai chồng đã chết. + Đây là bức tranh chân thực về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước cách mạng , một cuộc sống đen tối hãi hùng. Biết bao gia đình nông dân nghèo khổ bị điêu đứng, bị bắt trói dã man chỉ vì sưu cao thuế nặng, vì những thứ sưu vô cùng vô lý của bọn phong kiến cường quyền . *Chứng minh, phân tích, bàn luận vấn đề: “ hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”. - Hoàn cảnh của chị Dậu 3,0 đ + Chị Dậu cần cù chịu khó làm ăn, “đầu tắt mặt tối” mà “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”. Tai họa dồn dập hai cái tang chồng chất: mẹ chồng và em chồng. Anh dậu bị ốm mấy tháng trời, gia đình chị trở thành “cùng đinh”. + Thiếu sưu, chồng bị bắt trói, bị đánh dã man, một nách ba đứa con thơ, nhà không có lấy một hạt gạo chị tất tả ngược xuôi tìm mọi cách để cứu chồng. Chị phải bán khoai, bán ổ chó, bán cả đứa con gái mới 7 tuổi mới đủ suất sưu cho chồng. Chị phải đi ở vú để “trang trải món nợ nhà nước” cho em chồng đã chết. Trước mọi tai họa chị vẫn vững vàng chống đỡ. Trong cảnh “ tức nước vỡ bờ”, chân dung chị đã tỏa sáng - Phẩm chất của chị Dậu 4,0 đ + Dù trong mọi hoàn cảnh, chị Dậu vẫn luôn dành trọn tình cảm đối với chồng, con mà không hề nghĩ đến bản thân mình, không nghĩ đến những khó khăn vất vả mà mình chịu đựng. Sau khi nấu được nồi cháo, chưa nghĩ đến con cái chị múc ngay cháo ra một bát lớn, quạt cho chóng nguội rọi ân cần mời chồng: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít 1cháo cho đỡ xót ruột”. “Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống dó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không?” + Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng. Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn . Khi tính mạng người chồng đang
  12. bị đe doạ, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết. Chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới, khiến chị thay đổi cách xưng hô từ “ông- cháu” đến “ông - tôi”, rồi “mày -bà”. Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ, nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận, chị nói với chồng "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được" + Phẩm chất trong sạch của chị Dậu . Chị đã vứt toẹt nắm bạc vào mặt tên Tri phủ Tư Ân khi hắn giở trò có má với chị. Chị đã đẩy cụ cố thượng ra khi lão già ôm lấy chị. Bạo lực tù đày chị không hề run sợ. Tiền bạc không mua chuộc được chị. Trong cái đêm tối giời tối đất, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”. * Liên hệ với cuộc sống người nông dân ngày nay 1,0 đ