Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8

I. YÊU CẦU CHUNG:

- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:

+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.

+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).

+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn!

- Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).

- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao?

- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.

doc 70 trang thanhnam 20/05/2023 3900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_8.doc

Nội dung text: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8

  1. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 PHẦN I: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. YÊU CẦU CHUNG: - Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải: + Sử dụng những từ ngữ, những câu văn để chuyển ý. + Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn). + Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn! - Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”). - Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao? - Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính. II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: - Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống - Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi - Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em - Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn - Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG: 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: 1
  2. a. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề ( ) - Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài ( ) - Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) ( ) b. Thân bài: * Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( ). Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau: - Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. * Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận ( ) Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? * Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận ( ) * Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến ): - Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. - Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm - Đề xuất phương châm đúng đắn c. Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài ( ) - Lời nhắn gửi đến mọi người ( ) 2
  3. MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO Đề 1: Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chùm hoa thật rực rỡ. Trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên. DÀN Ý THAM KHẢO 1. Mở bài: - Câu nói miêu tả một hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi ra nhiều suy tưởng đẹp. - Đó là biểu tượng của nghị lực và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt. 2. Thân bài: a. Giải thích câu nói: - Hình ảnh “vùng sỏi đá khô cằn”: gợi liên tưởng, suy nghĩ về môi trường sống khắc nghiệt, đầy gian khó. Nói cách khác, đó là nơi sự sống khó sinh sôi, phát triển. - Hình ảnh “cây hoa dại”: Loại cây yếu ớt, nhỏ bé, cũng là loại cây bình thường, vô danh, ít người chú ý. - Hình ảnh “cây hoa dại vẫn mọc lên và nở hoa”: Cây hoa dại sống giữa tự nhiên lặng lẽ mà kiên cường. Nó thích nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở hoa. Những bông hoa là thành quả đẹp đẽ, kết tinh từ sự chắt chiu, thể hiện sức sống mãnh liệt. - Như vậy, câu nói mượn hiện tượng thiên nhiên mà gợi ra suy nghĩ về thái độ sống của con người. Cho dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, sự sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói: - Đây là một hiện tượng mà ta có thể tìm thấy ở nhiều nơi trong thế giới tự nhiên quanh mình. Cây cối, cỏ hoa xung quanh ta luôn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, bền bĩ. Chúng sẵn sàng thích nghi với mọi điều kiện sống khắc nghiệt: + Nơi xa mạc nóng bỏng, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa, những bông hoa 3
  4. nép mình dưới xù xì gai nhọn. + Ở cánh đồng băng Nam Cực, các nhà khoa học sững sờ khi phát hiện dưới lớp băng dày vẫn có những đám địa y. - Từ hiện tượng này, có thể liên hệ với những hiện tượng tồn tại trong cuộc sống con người: + Những thử thách, những khó khăn của thực tế đời sống luôn đặt ra đối với mỗi con người. Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng, luôn chứa đựng những bất ngờ, biến cố ngoài ý muốn. Vì vậy, quan trọng là cách nhìn, thái độ sống của con người trước thực tế đó. Ta không nên đầu hàng hoàn cảnh, không buông xuôi phó thác cho số phận. Trong hoàn cảnh “khắc nghiệt”, vẫn có những con người đích thực vẫn vươn lên. + Chính trong thách thức của hiện thực cuộc sống, nghị lực và sức sống của con người càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đóng góp, cống hiến hay những thành tựu, kết quả đạt được trong điều kiện đó rất cần được tôn vinh như những tấm gương sáng cho mọi người học tập: - Nhà văn Nga vĩ đại M. Go-rơ-ki đã có một cuộc đời sớm chịu nhiều cay đắng, gay go, đã không ngừng tự học, tự đọc để vươn lên khẳng định tài năng và đi đến thành công. - “Hiệp sĩ công nghệ thông tin” Nguyễn Công Hoàng phải sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã: không thể tự mình duy chuyển, khả năng ngôn ngữ hạn chế. Vậy mà người thanh niên đó đã sống bằng nghị lực, quyết tâm học tập và nghiên cứu phần mềm tin học. Cuối cùng anh đã thành công. - Còn có rất nhiều tấm gương khác nữa, họ chấp nhận đương đầu với hoàn cảnh khắc nghiệt để sống và vươn lên, thể hiện những ước mơ cao đẹp. c. Bình luận, đánh giá: - Khẳng định sự sâu sắc của bài học: Đây là một bài học quý báu, bổ ích về thái độ sống của con người xuất phát từ hiện tượng tự nhiên. - Phê phán: + Sống trong môi trường, điều kiện sống thuận lợi, có người biết tận dụng nó để phát triển tối đa năng lực của mình, đóng góp cho cuộc sống. Song cũng có những người ỷ lại mà không nỗ lực cố gắng, chỉ biết hưởng thụ, dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc, tâm 4
  5. Chất" thép" ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thi ca. Đó là sự tiếp tục quan điểm thơ "chuyên chú ở con người" như Nguyễn Văn Siêu đã nói; tinh thần "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" của Nguyễn Đình Chiểu và được nâng cao trong thời đại CM vô sản. Sau này trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, qua "Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951'', Người lại khẳng định: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em cũng người chiến sĩ trên mặt trận ấy". Vì ở đó luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, liên tục giữa cái lạc hậu và cái tiến bộ, giữa cách mạng và phản cách mạng giữa nhân dân ta và kẻ thù; giữa cái mới và cái cũ kỹ trì trệ. Câu nói của Bác chỉ rõ tác dụng lớn lao của văn học nghệ thuật. Văn nghệ sĩ phải là người lính, người trí thức, người nghệ sĩ của thời đại, “đau nỗi đau của giống nòi vui niềm vui của người lính". Họ tự nguyện đứng trong hàng ngũ nhân dân lấy ngòi bút và tác phẩm để phục vụ chính trị, phục vụ công - nông - binh, ngợi ca chiến đấu và chiến thắng của dân tộc: "Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi”. Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu Tôi sống với các đời chiến đấu Của triệu người yêu đấu gian lao" - Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức văn chương. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: " Viết cho ai? " " Viết để làm gì? " Viết cái gì? " và" viết như thế nào ". Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. Các khía cạnh trên liên quan đến nhau trong ý thức trách nhiệm của người cầm bút. Điều này thể hiện rõ ở phong cách nhất quán nhưng rất đa dạng của Ngư- ời. - Hồ Chí Minh quan niệm, tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Phát biểu trong biểu trong buổi khai mạc phòng triển lãm về hội họa trong năm đầu cách mạng, Ng- ười uốn nắn một hướng đi "chất mơ mộng nhiều quá mà cái chân thật của sự sinh hoạt rất ít". Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải "miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn"; những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng phải chú ý nêu gương "người tốt, việc 60
  6. tốt" uốn nắn và phê phán cái xấu. Tính chân thật vốn là cái gốc của văn chương xưa và nay. Nhà văn phải chú ý đến hình thức thể hiện, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc. Đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng củaTiếng Việt. 3. Giới thiệu khái quát về tập "nhật ký trong tù": Thể loại, nhan đề, hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật Tham khảo Bài soạn ngữ văn 8 Tập II cũ tr 55- 65. 4. Tìm hiểu một số bài thơ hay: Vọng nguyệt, tẩu lộ Tham khảoTạp chí văn học tr 58 Số tháng 7/ 2008 BÀI 14: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A. YÊU CẦU: Củng cố và nâng cao kiến thức về các tác giả Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Ái Quốc Củng cố và nâng cao kiến thức về các văn bản nghị luận: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Thuế máu. Rèn luyện kỹ năng làm bài văn nghị luận, thuyết minh. B. TÀI LIỆU THAM KHẢO: -Tham khảo bổ sung cho bài " Chiếu dời đô" trang 438 - 445 TKBGNVG 8 - Từ góc độ kết cấu nhìn lại nội dung tư tưởng Hịch tướng sĩ - Đỗ Kim Hồi. - Về thể loại hịch và baì Hịch tướng sĩ - Trần Đình Sử - Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc - Phạm Văn Đồng - Sự phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam qua ba áng văn Nam quốc sơn hà , Hịch tướng sĩ và Bình Ngô đại cáo - Bản án chế độ thực dân Pháp - Tư liệu ngữ văn 8 . C. NỘI DUNG: 61
  7. 1/ Các tác giả Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Ái Quốc - Tham khảo sổ tay NV8 Trang 196, 197 ,205, 206, 222 - 224, 240 2/ Các văn bản nghị luận: - Hoàn cảnh ra đời - Thể loại - Bố cục; giá trị nội dung nghệ thuật của từng văn bản . - Phân biệt được từng đặc điểm của các thể loại: chiếu, hịch, cáo, tấu, phóng sự chính luận. - So sánh được điểm khác nhau giữa nghị luận trung đại với nghị luận hiện đại. 3/ Luyện đề: 3.1, Chiếu dời độ - khát vong về một đất nớc độc lập, thống nhất hùng cường 3.2, Giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô 3.3, Hich tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là khúc tráng ca anh hùng sáng ngời hào khí Đông A. 3.4, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là một áng văn tràn đầy tinh thần yêu nước và căm thù giặc. 3.5, Tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp của Nguyễn Trãi trong đoạn trích " Nước Đại Việt ta" 3.6, "Nước Đại Việt ta " - bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt 3.7, Tình cảm yêu nước của ba áng văn Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta. 3.8, Khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt qua ba áng văn: Chiếu dời đô, Hịch t- ướng sĩ, Nước Đại Việt ta. 3.9, Hãy chứng minh các văn bản nghị luận ( bài 22, 23, 24, 25, 26) đều được viết có lý, có tình có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao. 3.10, Nhiều ngời còn chưa hiểu rõ: thế nào là "học đi đôi với hành" và vì sao ta cần phải "theo điều học mà làm" như lời La Sơn Phu Tử trong bài " Bàn luận về phép học" . Hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc trên. 62
  8. BÀI 16: ÔN TẬP TỔNG HỢP A. YÊU CẦU: - Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao trong chương trình, hệ thống những nét lớn cho từng thời kỳ văn học, từng đề tài, từng chủ đề. - Ôn tập tốt hai kiểu bài: Văn thuyết minh, văn nghị luận. Rèn kỹ năng tạo lập hai kiểu văn bản này B. NỘI DUNG: I/Nội dung kiến thức cần ôn tập - Văn thuyết minh - Văn nghị luận. 1, Kiểu bài thuyết minh. - Thuyết minh về một phương pháp. - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. - Thuyết minh về tác giả tác phẩm - Thuyết minh về một thể loại văn học. - Thuyết minh về đồ vật, vật nuôi, loài cây, loài hoa 2, Kiểu văn bản nghị luận - Nghị luận chứng minh (Kết hợp với miêu tả, biểu cảm) II/ Yêu cầu: - Đối với văn bản thuyết minh: yêu cầu học sinh nắm đợc bố cục của từng kiểu bài; biết vận dụng tri thức từ thực tế, từ sách vở và phương pháp thuyết minh để giới thiệu, trình bày về đối tượng. - Đối với văn nghị luận: + Học sinh biết cách xác định vấn đề chứng minh. luận điểm, luận cứ và trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận. + Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài . 63
  9. + Biết kết hợp đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận cho sinh động, hấp dẫn - Đối với văn bản thuyết minh kết hợp với nghị luận: Học sinh xác định được đề bài yêu cầu thuyết minh vấn đề gì, nghị luận vấn đền gì. III/ Phương pháp: - Giáo viên giúp học sinh hệ thống, khái quát dàn ý chung của từng kiểu bài. - Rèn kỹ năng xác định đề, tìm ý, trình bày luận điểm, luận cứ. - Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn văn, liên kết văn bản, chữa lỗi sai. - Luyện một số đề cơ bản Kiểu bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh. I/ Bố cục chung. 1, Mở bài. Giới thiệu tên danh lam thắng cảnh, ý nghĩa khái quát. 2, Thân bài. Lần lượt giới thiệu, trình bày về đối tượng. - Địa điểm vị trí. - Quá trình hình thành. - Quy mô cấu trúc, một số bộ phận tiêu biểu - Giá trị ( văn hóa, lịch sử, kinh tế ) - Một số vấn đề liên quan ( tôn giáo, bảo vệ ) 3, Kết bài: Nêu ý nghĩa của danh lam thắng cảnh, cảm súc, suy nghĩ của người viết. II/ MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO. Đề 1: Giới thiệu danh lam thắng cảnh ( hoặc một di tích lịch sử) nổi tiếng của địa phương em. CHÙA KEO Chùa Keo tên chữ là: Thần Quang Tự thuộc địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa Keo là di tích lịch sử – văn hoá bao gồm hai cụm kiến trúc: Chùa là 64
  10. nơi thờ phật và Đền thánh thờ đức Dương Không Lộ - vị đại sư thời Lý có công dựng chùa. Theo sử sách: Thiền sư họ Dương, huý là Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ, người làng Giao Thuỷ phủ Hà Thanh, nối đời làm nghề đánh cá. Mẹ người họ Nguyễn, người ở ấp Hán lý, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Thiền sư sinh ngày 14/ 9 năm Bính Thìn (1016), xuất thân làm nghề chài lưới song đức Không Lộ là người có chí hướng mộ đạo thiền. Năm 29 tuổi đi tu, đến năm 44 tuổi (1059) sư tu tại chùa Hà Trạch cùng các sư Đạo Hạnh, Giác Hải kết bạn chuyên tâm nghiên cứu đạo thiền. Năm 1060 ba ông đã sang Tây Trúc để tu luyện về đạo Phật. Năm 1061 thời vua Lý Thánh Tông, sư về nước, dựng chùa Nghiêm Quang – tiền thân của chùa Thần Quang ngày nay. Từ đó ông đã chu du khắp vùng rộng lớn của châu thổ Bắc Bộ, dựng chùa truyền bá đạo Phật và được suy tôn là vị tổ thứ 9 của phái thiền Việt Nam . Ông đã có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và được vua phong làm Quốc sư triều Lý. Ngày 3 tháng 6 năm Nhâm Tuất – 1094 (đời vua Lý Nhân Tông), đức Dơưng Không Lộ hoá, h- ưởng thọ 79 tuổi. Đến năm 1167 đời vua Lý Anh Tông, nhà vua xuống chiếu đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang. Năm 1611 do sông Hồng sạt lở, chùa bị bão lũ làm đổ, nửa làng Dũng Nhuệ phiêu dạt sang tả ngạn sông Hồng. Thời đó có quan Tuấn Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng cùng vợ là bà Lại Thị Ngọc Lễ xin chúa Trịnh Giang cho mời Cường Dũng Hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, vận động cả nước góp công, góp của xây dựng lại chùa. Qua 19 năm chuẩn bị 28 tháng thi công đến tháng 11 năm Nhâm Thân (1632) Chùa Keo được tái tạo, khánh thành. Trải gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo có từ thời Lê Trung Hng (thế kỷ XVII). Toàn cảnh chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình, với 157 gian trên khu đất rộng 58.000m2. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa Keo còn 17 công trình với 128 gian phân bố trên2022m2. đó là các công trình kiến trúc nh: tam quan, chùa phật, điện thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá, vườn tháp 65
  11. Từ trên mặt đê xuống qua bậc tam cấp gặp một sân nhỏ lát đá tảng, công trình đầu tiên là tam quan ngoại. Rẽ phải, hoặc trái theo con đường men theo hồ nước hai bên tả, hữu gặp hai cổng tò vò, giữa là tam quan nội. Điều đáng quan tâm nhất ở quan tam nội là bộ cánh cửa gian trung quan- một kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỷ XVII. Từ tam quan nội, qua một sân cỏ rộng ta đến khu chùa Phật gồm Chùa ông Hộ, toà Thiêu Hương (Ống Muống) và điện Phật. Khu chùa Phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao vào thế kỷ XVII, XVIII đó là tượng Tuyết Sơn, La Hán, Quan Thế Âm Bồ Tát Khu đền thánh được nối tiếp với khu thờ Phật gồm toà Giá Roi, toà Thiêu Hương, toà Phục Quốc và Thượng Điện. Những công trình này nối tiếp với nhau tạo thành một kết cấu kiểu chữ công. Sau cùng là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế. Hai dãy hành lang đông, tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông thẳng tắp, dài hun hút hàng chục gian bao bọc cả khu chùa làm thành “bốn mặt tường vây kín đáo” cho một kiến trúc “tiền Phật, hậu Thần”. Hàng năm tại chùa Keo diễn ra hai kỳ hội: Hội xuân và Hội thu. Hội xuân diễn ra vào ngày 4 tháng giêng âm lịch với các trò thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm Hội thu diễn ra vào các ngày 13,14,15 tháng 9 âm lịch, mang đậm tính chất hội lịch sử, gắn liền với cuộc đời của sư Không Lộ. Ngoaì việc tế, lễ, rước kiệu, hội còn thi bơi trải trên sông và các nghi thức bơi trải cạn chầu thánh, múa ếch vồ Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý khách về lịch sử và kiến trúc Chùa Keo-một di tich lịch sử-văn hoá đăc biệt tiêu biểu của đất nước./. Đề 2: Viết bài giới thiệu về ngôi trường em đang học. Kiểu bài thuyết minh kết hợp với nghị luận Kiểu bài này thường thuyết minh về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của một số tác phẩm tiêu biểu gắn với nghị luận về một vấn đề, một khía cạnh của nội dung văn bản. I/ BỐ CỤC CHUNG : 1, Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung cần chứng minh. 2, Thân bài: 66
  12. a/ Thuyết minh: - Về tác giả: + Tiểu sử: tên, tuổi, quê quán, gia đình. + Sự nghiệp: sự nghiệp hoạt động cách mạng, sự nghiệp sáng tác. + Các giải thởng, danh hiệu + Một số tác phẩm chính - Về tác phẩm: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung, nghệ thuật đặc sắc. b, Chứng minh: Chứng minh nội dung mà đề bài yêu cầu. 3, Kết bài. Đánh giá, nhận định khái quát về vai trò, vị trí của tác giả, tác phẩm đối với nền văn học, với độc giả. KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH I/ Các bước làm kiểu bài văn nghị luận chứng minh. 1, Tìm hiểu đề: - Xác định thể loại. - Nội dung cần chứng minh. - Phạm vi tư liệu. 2, Tìm ý: - Xác định luận điểm lớn, luận điểm nhỏ. - Tìm luận cứ. 3, Lập dàn ý: a/ Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm( hoàn cảnh sánh tác, xuất xứ vị trí) - Trích dẫn vấn đề cần chứng minh. b/ Thân bài: - Lần lợt chứng minh từng luận điểm. c/ Kết bài: - Khái quát khảng định lại nội dung vừa chứng minh . - Liên hệ bản thân (cảm xúc, suy nghĩ, nhiệm vụ của mình .) 67
  13. 4,Viết bài. 5, Đọc và sửa bài. II/ DÀN Ý THAM KHẢO: Đề bài: Qua các văn bản: Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn); Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi) em hãy chứng minh rằng: Nội dung chủ yếu của văn học viết từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lăng. Dàn ý 1/ Mở bài: Giới thiệu khái quát lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XI thế kỷ XV Văn học phản ánh hiện thực lên có khá nhiều tác phẩm phản ánh tinh thần yêu nước, tinh thần chống xâm lăng 2.Thân bài: - Luận điểm:Trong các tác phẩm văn học trung đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lăng được thể hiện sinh động phong phú. - Luận cứ 1: o Chiếu dời đô: Nội dung yêu nước được thể hiện qua mục đích dời đô Việc dời đô còn thể hiện tinh thần tự lập, tự cường, sẵn sàng chống lại bất kỳ quân xâm lược nào của một triều đại đang lớn mạnh. - Luận cứ 2: o Nam quốc sơn hà: ý thức về độc lập chủ quyền của dân tộc thể hiện rõ. Tác giả khảng định Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền, ông còn cảnh cáo quân giặc thể hiện sức mạnh , ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc. - Luận cứ 3: o Tinh thần yêu nớc thể hiện sôi sục qua hào khí Đông A của nhà Trần 68
  14. ▪ Trần Quốc Tuấn căm thù giặc, tố cáo tội ác của giặc Mông Nguyên ▪ Quyết tâm chiến đấu, hy sinh vì dân tộc ▪ Kêu gọi tướng sĩ đoàn kết, cảnh giác, luyện võ nghệ để chuẩn bị chiến đấu chống lại quân thù. - Luận cứ 4: o Bình Ngô đại cáo: là bài ca về lòng yêu nước và tự hào dân tộc. ▪ Tự hào về đật nước có lền văn hóa riêng, có phong tục tập quán, có truyền thống lịch sử lâu đời ▪ Tự hào vể những chiến công hiển hách của dân tộc Kết bài: Văn học viết từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV thể hiện tinh thần yêu nước thiết tha, tinh thần quật khởi chống xâm lăng của dân tộc, tinh thần ấy được thể hiện cụ thể ở lòng yêu nước, thương dân, lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm chiến đấu nó là nguồn cổ vũ động viên cho con cháu muôn đời. ĐỀ LUYỆN TẬP: Đề 1: Cảm nhận của em về con người Hồ Chí Minh qua các bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng; Đi đường. Đề 2: Khao khát tự do của hai nhân vật trữ tình qua hai bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu. Đề 3: Đọc thơ Bác, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét "Thơ Bác đầy trăng" Qua các bài thơ của Bác em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Đề 4: Có ý kiến cho rằng " Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn là bài văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thắng. Đó là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Mông - Nguyên. Qua đoạn trích đã học hãy làm sáng tỏ điều trên Đề 5: Hãy chứng minh sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua ba văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ , Nước Đại Việt ta. 69
  15. Đề 6: Dựa vào văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, hãy làm sáng tỏ vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước 70