Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 1 môn Hóa học Lớp 8 năm 2021 - Trường THCS Liên Châu (Có đáp án)

Câu 5: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52. Trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.
a. Tính số hạt mỗi loại của nguyên tử X
b. X là nguyên tố hóa học nào? Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là bao nhiêu?
pdf 3 trang Hải Đông 28/02/2024 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 1 môn Hóa học Lớp 8 năm 2021 - Trường THCS Liên Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lan_1_mon_hoa_hoc_lop_8.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 1 môn Hóa học Lớp 8 năm 2021 - Trường THCS Liên Châu (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LẦN 1 TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU Môn thi: HÓA HỌC 8 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: Cho các công thức hóa học sau: Mg(OH)2, Fe2O3, KO, N2O, CuNO3, Al(SO4)3, ZnCl2, Ba(OH)2, CaCl, NH4SO4. Hãy chỉ ra công thức hóa học viết sai và viết lại cho đúng. Câu 2: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: 1. N2 + ? NH3 2. H2S + ? SO2 + H2O 3. Fe2O3 + HCl → FeCl3 + ? 4. NaOH + ? → Na3PO4 + H2O Câu 3: Tính thể tích khí H2 tạo thành (ở đktc) khi cho 9,75g Zn tác dụng với: a. Dung dịch axit clohiđric có chứa 0,2 mol HCl. b. Dung dịch axit clohiđric dư. Câu 4: Cho hỗn hợp khí A gồm CO, CO2, SO2 có tỉ khối so với H2 là 20,5. Biết số mol của SO2 và số mol của CO2 trong hỗn hợp bằng nhau. Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp và thành phần % theo thể tích của từng khí? Câu 5: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. a. Tính số hạt mỗi loại của nguyên tử X b. X là nguyên tố hóa học nào? Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là bao nhiêu? Câu 6: Khí CO khử hoàn toàn 80 gam hỗn hợp hai chất rắn gồm Fe2O3 và CuO, thu được hỗn hợp 2 kim loại và 57,2gam khí cacbonic theo sơ đồ phản ứng sau: Fe2O3 + CO Fe + CO2 (1) CuO + CO Cu + CO2 (2) a. Tính thành phần phần trăm khối lượng Fe2O3 và CuO có trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính thể tích của khí CO cần dùng và khối lượng hỗn hợp 2 kim loại thu được sau phản ứng. (Thể tích các khí được đo ở đktc) .HẾT .
  2. HDC ĐỀ KS HSG HÓA HỌC 8, LẦN 1 Câu 1:(1đ) Tìm và sửa đúng mỗi CT được 0,2đ. Các CTHH viết sai là: KO, CuNO3, Al(SO4)3, CaCl, NH4SO4. Sửa lại: K2O, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3, CaCl2, (NH4)2SO4. Câu 2: (2đ) Mỗi PTHH đúng được 0,5đ 1. N2 + 3H2 2NH3 2. 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O 3. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O 4. 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O Câu 3: (1,5đ) nZn= 9,75 : 65 = 0,15 (mol) (0,25đ) PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (0,25đ) a. Ta thấy 0,15: 1 > 0,2: 2 => Zn dư. Theo PTHH ta có: nH2 = nHCl : 2 = 0,2: 2= 0,1 (mol) (0,25đ)  VH2= 0,1. 22,4 = 2,24 (lít) (0,25đ) b. HCl dư => Zn phản ứng hết. Theo PTHH ta có: nH2 = nZn = 0,15 (mol) (0,25đ)  VH2= 0,15. 22,4 = 3,36 (lít) (0,25đ) Câu 4: (2đ) Ta có số mol của SO2 và số mol của CO2 trong hỗn hợp bằng nhau. Gọi số mol của CO, CO2, SO2 lần lượt là x, y, y mol. Ta có: MTB = 20,5.2= 41 (g/mol) (0,25đ) 28 +44 +64 Ta có : dA/H2 = = 20,5 (0,25đ) 2.( + + )  x = 2y (0,5đ) Do các khí đo ở cùng điều kiện nên thành phần % theo thể tích bằng thành phần % về số mol nên ta có: 2 % VCO = .100% = . 100% = 50% (1đ) +2 2 +2 % VCO2 = %VSO2 = .100% = . 100% = 25% +2 2 +2 Câu 5: (1,5đ) a. Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n, e. Theo bài ra ta có: p+ n+ e = 52 (1) (0,25đ)
  3. (p+e) – n = 16 (2) (0,25đ) Mà trong nguyên tử luôn có: p= e (3) (0,25đ) Từ (1) và (2) và (3)=> p= e =17; n=18. (0,25đ) b. Do X có số p là 17 nên X là Clo (KHH :Cl). (0,25đ) => số e lớp ngoài cùng của X là 7. (0,25đ) Câu 6:(2đ) PTHH: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 (1) (0,25đ) CuO + CO Cu + CO2 (2) a. Gọi số nol của Fe2O3 và CuO lần lượt là x và y (mol) Theo bài ra ta có: 160x +80y = 80  2x + y = 1 (*) (0,25đ) Từ (1) => nCO2 = 3.nFe2O3 = 3x (mol) Từ (2) => nCO2 = nCuO = y (mol) Nên ta có: (3x+y). 44= 57,2  3x + y = 1,3 ( ) (0,25đ) = 0,3 Từ (*) và ( ) => { (0,25đ) = 0,4 => mCuO = 0,4. 80 = 32 (g) 32 => %mCuO = .100% = 40% 80 => %mFe2O3= 100% – %mCuO = 60% (0,25đ) b. Theo PTHH ta có nCO = nCO2 = 3x + y = 1,3 (mol) => VCO = 1,3.22,4 = 29,12 (lit) (0,25đ) Theo ĐLBTKL ta có: mCuO + mFe2O3 + mCO = mFe + mCu + mCO2  mFe + mCu = mCuO + mFe2O3 + mCO - mCO2  mFe + mCu = 80 + 1,3.28 – 57,2 = 22,8 (g) (0,5đ)