Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Lê Quý Đôn (Có đáp án)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"
Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_le_q.pdf
Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Lê Quý Đôn (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: NGỮ VĂN 9 –––––––––– Năm học Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi này có 02 trang) Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm): Câu 1 (4.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: TỰ SỰ Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh Dù người phàm tục hay kẻ tu hành Đều phải sống từ những điều rất nhỏ. Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm? Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta Ai trong đời cũng có thể tiến xa Nếu có khả năng tự mình đứng dậy. Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy Đâu chỉ dành cho một riêng ai. (Lưu Quang Vũ) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau: "Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng". Câu 3 (1 điểm): Theo em, vì sao tác giả nói rằng: "Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta" Câu 4 (1,5 điểm): Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Phần I. Đọc hiểu (16,0 điểm): Câu 1 (6.0 điểm): DIỆT CỎ DẠI
- Chuyện xưa kể rằng, có một vị minh sư hướng dẫn các học trò của mình tu tập. Sau một thời gian các học trò nghiên cứu kinh điển sâu sắc, vị minh sư đã gọi cả đám học trò lại và đưa ra một “bài tập” đó là làm sao diệt sạch được đám cỏ dại tại nơi thầy trò đang ngồi. Người học trò đầu tiên cho rằng, cần đốt lửa cho cháy hết đám cỏ. Người khác quả quyết, cần rắc vôi lên để cỏ dại chết. Trò thứ ba đưa ra phương án lấy xẻng xúc đám cỏ đổ đi. Trò khác lại quả quyết, phải diệt tận gốc, nhổ sạch cỏ đi. Các phương án đều có vẻ rất có lý nhưng vị minh sư lại lắc đầu và nói: Dù làm tất cả những cách đó thì sau một trận mưa các con vẫn thấy cỏ mọc lên xanh tốt như thường. Cách chúng ta muốn diệt cỏ là phải trồng lên đó những luống rau, hàng ngô, bãi khoai. Chỉ khi chúng ta dùng mảnh đất đó vào mục đích tạo ra những mùa màng tốt tươi, với những vụ thu hoạch thì mới hết được cỏ. Hãy viết một bài văn khoảng 1,5 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện. Câu 2 (10 điểm): Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: "Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi " (Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14) Từ bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em. PHÒNG GD & ĐT QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT HSG TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: NGỮ VĂN 9 –––––––––– Năm học –––––––––––––– (Đề thi này có 07 trang) I/ HƯỚNG DẪN CHUNG: - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát
- hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II/ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM Câu 1: PTBĐ chính được sử dụng trong văn bản là: biểu cảm 0.5 Câu 2: Ý nghĩa 2 câu thơ: "Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm 1.0 Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng" - "Đất" - nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Cũng như cuộc sống trong cõi đời này không dành riêng cho một ai mà cho tất cả Phần 1. chúng ta. Đọc hiểu VB - Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực. Câu 3: 1.0 Tác giả cho rằng: "Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta" - Bởi vì: "Đường đời trơn láng" tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn - Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức thì không đến được đích. - Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn. Câu 4: Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình 1.5 bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:
- - Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống. - Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn. Câu 1.a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội. b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận. 0,25 c. Triển khai hợp lý nội dung bài văn: Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Mở bài: 0,25 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cách tiêu diệt cái xấu, cái ác đúng đắn, hiệu quả. 2. Thân bài: Phân tích câu chuyện để rút ra nội dung, ý nghĩa 1,0 * Giải thích - Cỏ dại: cỏ mọc hoang, không cần chăm sóc vun trồng nhưng dễ sống, dễ lây lan -> biểu tượng cho cái xấu, cái ác. Phần 2. - Luống rau, hàng ngô, bãi khoai: do bàn tay con người vun trồng, chăm Làm Văn sóc mới có thể tốt tươi và đem lại lợi ích cho đời -> biểu tượng cho cái đẹp, cái thiện. - Trồng luống rau, hàng ngô, bãi khoai trên đám cỏ dại là cách diệt cỏ tận gốc: dùng cái đẹp, cái thiện để đẩy lùi cái xấu, cái ác. => Câu chuyện đem đến lời khuyên về cách tiêu diệt cái xấu, cái ác đúng đắn, hiệu quả. Bàn luận, mở rộng vấn đề: 3,0 - Cuộc sống vẫn luôn tồn tại hai mặt đối lập, cả cái xấu, cái ác và cái thiện, cái đẹp. Nhưng xu hướng của con người là luôn hướng về cái đẹp, cái thiện, tìm cách hạn chế, tiêu diệt cái xấu, cái ác. - Có nhiều cách để hạn chế và diệt trừ cái ác trong đời sống như: dùng pháp luật, dùng bạo lực nhưng tất cả những giải pháp đó chỉ mang tính nhất thời, nếu không có cách nào khác hiệu quả, lâu dài hơn để giải quyết tận gốc vấn đề, thay đổi bản chất của cái xấu, cái ác thì nó sẽ vẫn
- tái diễn. - Cách tốt nhất để loại trừ cái xấu cái ác trong đời sống xã hội là phải thay thế cái xấu, cái ác bằng cái đẹp, cái thiện. Vì: + Nếu cái xấu, cái ác và cái đẹp, cái thiện vẫn cùng tồn tại trong đời sống. Nếu cái đẹp, cái thiện nhỏ, yếu sẽ bị cái ác lấn át. Nhưng khi cái đẹp, cái thiện lớn mạnh thì cái xấu, cái ác sẽ không thể ngang nhiên hoành hành, không còn đất để tồn tại, phải tự chùn bước. + Khi cái đẹp, cái thiện được nhân rộng, nó sẽ đủ sức mạnh để đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. + Cái đẹp, cái thiện có khả năng cảm hóa kỳ diệu đối với cái xấu, cái ác, trở thành tấm gương soi để cái xấu, cái ác tự thức tỉnh và cải thiện mình. => Cái đẹp cứu rỗi thế giới. - Cái xấu, cái ác và cái đẹp, cái thiện không chỉ tồn tại trong môi trường rộng xung quanh con người mà nó tồn tại ngay trong bản thân mỗi người. Trong mỗi người có cả “rồng phượng lẫn rắn rết”, “thiên thần và ác quỷ”. Mỗi người phải làm chủ bản thân, hiểu rõ mình và cố gắng đấu tranh chiến thắng những ích kỉ, nhỏ nhen trong chính con người mình để vươn tới những điều tốt đẹp. - Trong đời sống, đôi khi cái đẹp, cái thiện có thể bị cái xấu, cái ác lấn lướt nhưng đó chỉ là những biểu hiện nhất thời, trong một phạm vi nhất định. Mỗi người cần tin rằng, cái đẹp, cái thiện tất yếu sẽ chiến thắng. Hướng đến cái đẹp, cái thiện là hướng tới ánh sáng và tương lai tốt đẹp. Bài học nhận thức và hành động. 1,0 Từ nhận thức về bài học cuộc sống qua câu chuyện trên, thí sinh cần liên hệ với những trải nghiệm của chính mình trong cuộc sống để rút ra những bài học cho việc hoàn thiện nhân cách. 3. Kết bài : Khẳng định lại vấn đề 0,25 d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Câu 2 a. Đảm bảo cấu trúc yêu cầu của một bài văn nghị luận văn học. 0,25 b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần nghị luận. 0,25
- c. Thí sinh có nhiều cách triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần vận dụng tốt các thao lập luận, kết hợp chặt chẽ gữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần đảm bảo nội dung sau: 1. Mở bài: 0.5 - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự soi rọi và cảm hóa của bài thơ Ánh trăng. 2. Thân bài 2.1. Giải thích ý kiến Soi rọi vào tâm hồn: Làm bừng sáng, thức tỉnh những điều lương thiện, những điều tốt đẹp trong tâm hồn người đọc. Ánh sáng riêng: Là những điều tốt đẹp nhất (những điều chân - thiện - mĩ) được gửi gắm qua mỗi tác phẩm Không bao giờ nhòa đi: Không phai nhạt, không thể mất đi, nó được khắc sâu và trở thành ánh sáng của tâm hồn => Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định sự tác động mạnh mẽ của tác phẩm văn học: Thức tỉnh tâm hồn con người, hướng con người những điều tốt đẹp nhất 1.5 => Đây là chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa của văn học. 2.2. Phân tích, làm rõ vấn đề qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy * Khái quát về tác phẩm: + Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Khi chiến tranh kết thúc, người 3.5 lính (Nguyễn Duy) trở về với cuộc sống đời thường. + Đề tài: Bài thơ khai thác đề tài về đời sống nội tâm của người lính trong thời bình, giữa cuộc sống đời thường. + Hai hình tượng nghệ thuật trung tâm là ánh trăng và người lính đã góp phần thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Lối sống thủy chung tình nghĩa, không thờ ơ bạc bẽo với quá khứ, biết trân trọng giá trị của quá khứ * Ánh sáng riêng từ bài thơ Ánh trăng: + Hình ảnh vầng trăng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với kỉ niệm một thời lính chiến của nhà thơ đã đánh thức những kỉ niệm, những kí ức trong lòng mỗi người, đánh thức những cảm xúc trong trẻo, đẹp đẽ nhất trong mỗi chúng ta về thời quá khứ (HS phân tích hình ảnh vầng trăng trong hai khổ thơ đầu) + Những tâm sự mà Nguyễn Duy gửi gắm qua bài thơ đã làm thức tỉnh trong lòng người đọc nhiều điều thấm thía: - Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, giữa những vội vã gấp gáp của nhịp sống hiện đại, nhưng con người vẫn nên có những khoảnh khắc sống chậm lại để nhìn lại quá khứ - Không được thờ ơ, phũ phàng với quá khứ. Sống với ngày hôm
- nay nhưng không thể hoàn toàn xóa sạch kí ức của ngày hôm qua , luôn thủy chung, giữ trọn vẹn nghĩa tình với quá khứ, trân trọng những điều thiêng liêng đẹp đẽ trong quá khứ (HS phân tích các khổ thơ 3, 4, 5, 6) - Dám dũng cảm đối diện với chính bản thân mình, đối diện với lương tâm mình để nhìn nhận rõ những sai lầm. Khoảnh khắc lương tâm thức tỉnh là khi sự thánh thiện, lối sống tình nghĩa, thủy chung được thức tỉnh trong tâm hồn; sự vô tình vô nghĩa, thái độ sống thờ ơ vô cảm, thậm chí sự vô ơn, bạc bẽo bị đẩy lùi (HS phân tích cái giật mình của nhà thơ trong câu thơ cuối) * Liên hệ: Gắn vấn đề Nguyễn Duy đặt ra trong bài thơ vào cuộc 2.0 sống đương thời và liên hệ với bản thân: + Trong cuộc sống hiện đại đương thời, nhịp sống vội vàng, gấp gáp, con người có nhiều to toan, bận rộn nên đôi khi thờ ơ với quá khứ, thậm chí sống nhanh, sống gấp, thờ ơ với cả những gì thân thuộc đang diễn ra ngay xung quanh mình. (cả vô tình và cả hữu ý) (HS lấy dẫn chứng và phân tích + Liên hệ bản thân, rút ra bài học sâu sắc, thấm thía. 2.3. Tổng kết, khái quát lại vấn đề 1,0 * Quay trở lại với ý kiến của Nguyễn Đình Thi: + Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến, khẳng định chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa tâm hồn con người là chức năng quan trong nhất của văn học + Khẳng định giá trị của bài thơ Ánh trăng: Có tính giáo dục, có sức mạnh làm thức tỉnh tâm hồn người đọc => Điều này làm nên giá trị nhân văn của tác phẩm 3. Kết bài: 0.5 Khái quátạ l i vấn đề NL d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa tiếng Việt. Biểu điểm: - Điểm 9- 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo khi có những ý kiến đánh giá về vấn đề nêu ở đề bài, diễn đạt lưu loát, văn viết độc đáo, giàu cảm xúc, sáng tạo. - Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo khi có những ý kiến đánh giá về vấn đề nêu ở đề bài, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc, sáng tạo. - Điểm 5- 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có những ý kiến đánh giá về vấn đề nêu ở đề bài, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc song chưa
- thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong lối viết. - Điểm 3- 4: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, song còn ít cảm xúc, phân tích vấn đề chưa sâu. - Điểm 2: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, giải quyết vấn đề còn lúng túng, ít cảm xúc, diễn đạt còn vụng. - Điểm 1 : Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, trình bày. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng Tổng 10 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Quảng Yên, ngày 1 tháng 8 năm 2021 Ban giám hiệu duyệt Giáo viên ra ềđ Hoàng Thị Hải Lê Văn Hữu