Đề khảo sát học sinh giỏi Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phong Hải (Có đáp án)

Câu 1 (6,0 điểm).
Từ ý thơ : “ ...Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi...”
Trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.
pdf 7 trang Hải Đông 05/02/2024 1860
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phong Hải (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phong Hải (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ QUẢNG YÊN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ TRƯỜNG THCS PHONG HẢI Môn: Ngữ văn – lớp 9 Năm học: 2021- 2022 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: /10/2021 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) (Đề thi này có 01 trang) PHẦN I – ĐỌC HIỂU( 2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “ Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.” (Trích bài thơ “Quê hương”– Đỗ Trung Quân) Câu 1 (1,0 điểm).Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? Câu 2 (1,0 điểm). Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì? PHẦN II – LÀM VĂN( 18,0 điểm). Câu 1 (6,0 điểm). Từ ý thơ : “ Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi ” Trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương. Câu 2 (12,0 điểm). Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất. Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí. Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên. === Hết === - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ QUẢNG YÊN HDC ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS PHONG HẢI Môn: Ngữ văn – lớp 9 Năm học: 2021- 2022 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: /10/2021 (Hướng dẫn này có 06 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - Giám khảo đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. Với những câu mắc các lỗi về kĩ năng, giáo viên trừ tối đa 1,0 điểm trong tổng số điểm toàn câu. - Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,5 điểm (không làm tròn số). - Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 2,0 điểm; câu 2: 6,0 điểm; câu 3: 12,0 điểm) II. Đáp án và thang điểm PHẦN MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM Câu 1(1,0 điểm): - Biện pháp tu từ: + Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần. 0,25 + So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi. 0,25 - Tác dụng: + Nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê 0,5 hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân ĐỌC thương, máu thịt, thắm thiết đối với mỗi con người. HIỂU ( 2,0 Câu 2(1,0 điểm): Học sinh trình bày thành một đoạn văn (từ 5- điểm) 7 câu) - Học sinh xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân( đảm bảo các ý):
  3. PHẦN MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM + Vai trò của quê hương: 0,5 - Quê hương chính là cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó với những kỷ niệm của tuổi thơ, nơi nuôi dưỡng sự sống và tâm hồn của mỗi con người. + Giáo dục tình yêu quê hương. - Quê hương như máu thịt, mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng 0,5 thành, dù ở phương trời nào thì trái tim vẫn luôn hướng về quê hương. - Yêu quê hương không có nghĩa là chỉ yêu mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là tình yêu Tổ quốc, Đất nước. Câu 1(6,0 điểm). 1. Yêu cầu về kĩ năng 1,0 - Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội theo hướng mở, biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, đưa ra ý kiến riêng khi giải quyết vấn đề. - Bài viết có bố cục mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; LÀM dẫn chứng thuyết phục; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc VĂN lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. ( 18,0 2. Yêu cầu về kiến thức 5,0 điểm) Thí sinh có thể có trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau . nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau: a, Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: tình cảm của mỗi con người 0,5 với quê hương. b,Thân bài: 4,0 *Giải thích: 0,5 - Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương là mẹ. -> Qua cách so sánh, nhà thơ khẳng định tình cảm gắn bó của con người với quê hương. *Phân tích: 1,0 - Quê hương” hai từ “thiêng liêng” nhất của một đời người. Nó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của cuộc đời, một sinh linh.
  4. PHẦN MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM - Mảnh đất quê hương yêu dấu là nơi cho ta hạt gạo ăn, ngụm nước uống, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời của ta. - Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. - Với Đỗ Trung Quân nói riêng và tất cả chúng ta nói chung “Quê hương” thân thương là thế, yêu dấu là thế. - Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất. - Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành nuôi ta khôn lớn trưởng thành. - Lời thơ nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, hãy biết yêu quê hương xứ sở, vì quê hương là mẹ và mẹ chính là quê hương, vì “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn” (nhà thơ Chế Lan Viên). *Bàn luận - mở rộng: 1,0 - Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành, sâu sắc của tác giả đối với quê hương: tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. - Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. - Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc, là Đất nước để: Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương - Yêu quê hương, chúng ta được là chính mình, yên lặng, giản dị, đơn giản nhất. - Tình yêu quê hương trên các phương diện khác nhau. * Bài học nhận thức và hành động 1,0 - Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương - Dù có đi đến bất cứ đâu, chúng ta luôn có một quê hương để trở về, dù ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội
  5. PHẦN MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM - Có thái độ phê phán trước những hành vi suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu - Góp phần xây dựng quê hương từ những việc làm dù là nhỏ nhất c. Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân. 0,5 3. Sáng tạo: 0,5 - Học sinh đưa được những quan điểm, suy nghĩ mới mẻ và làm sáng tỏ được quan điểm, suy nghĩ đó- phân tích và chứng minh có sức thuyết phục. Câu 2(12,0 điểm). 1,0 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm đúng kiểu bài nghị luận văn học, đặc biệt là thể hiện được kĩ năng giải thích, chứng minh nhận định kết hợp phân tích cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề; sử dụng, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt. - Bố cục bài viết sáng rõ, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Hành văn lưu loát, trong sáng, có cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức 11,0 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề bài. a, Mở bài - Giới thiệu vấn đề và trích dẫn ý kiến nghị luận: 1,0 - Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất. - Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí. b, Thân bài: *Giải thích: 2,0 - Kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương Nhà văn Nguyễn Dữ xây dựng chi tiết Vũ Nương hiện về mờ ảo giữa dòng nói lời đa tạ chồng rồi sau đó biến mất. + Đây là cách kết thúc thường gặp trong các truyện cổ dân gian, thể hiện quan niệm ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác của người lao động.
  6. PHẦN MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM + Thể hiện niềm tin, niềm lạc quan của nhân dân. Đó cũng là truyền thống nhân đạo của dân tộc. + Đây cũng là một trong những nội dung của văn học trung đại Việt Nam. *Bàn luận 4,0 - Nêu tình huống và những tình tiết chính dẫn đến kết thúc của truyện. - Về ý kiến 1: “Giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn” + Cách kết thúc truyện như vậy có thể chấp nhận được vì không trái với tinh thần nhân đạo của văn học. + Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng tới giá trị hiện thực và logic phát triển của cốt truyện. + Quan điểm của bản thân học sinh: bàn luận phải có sức thuyết phục không đi lệch quan điểm khách quan. - Về ý kiến 2: Về kết thúc của nhà văn: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí. + Kết thúc truyện Chuyện người con gái Nam Xương đó thể hiện được tinh thần nhân đạo và khát vọng của con người về cuộc sống: Vũ Nương không chết, nàng được sống một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc dưới thủy cung, nàng hiện hồn về gặp Trương Sinh là để minh oan, để khẳng định tình cảm thủy chung của mình. + Kết thúc truyện cũng cho thấy sự vận dụng sáng tạo truyện dân gian của nhà văn. Tác giả đó sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo và lối kể chuyện dân gian để thể hiện tư tưởng của mình. + Bên cạnh giá trị nhân đạo, truyện cũng có giá trị hiện thực sâu sắc. Nếu tác giả để cho Vũ Nương trở về với cuộc sống thực tại thì nàng cũng không thể có được hạnh phúc với một người chồng đa nghi, độc đoán cùng những định kiến nặng nề của xã hội đương thời. + Kết thúc truyện như vậy là hoàn toàn hợp lí vì nó vừa thể hiện được tư tưởng của tác giả, vừa đảm bảo tính logic của cốt truyện đồng thời phản ánh một cách chân thực, khách quan số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. -Đánh giá, mở rộng: 2,0 +Dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của tác giả: Cảm nhận tinh tế, phát hiện được dấu ấn sáng tạo của tác giả để từ đó có thể đánh giá về những đóng góp của tác giả.
  7. PHẦN MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM + Câu chuyện truyền kì kết thúc nhưng hiện thực vẫn còn đau đáu những nỗi niềm thân phận, bi kịch của những người phụ nữ như Vũ Nương. + Cái kết đó gợi lên hai luồng ý kiến trái chiều: Kết thúc có hậu hay kết thúc tiềm ẩn nỗi đau bi kịch? + Liên hệ một số tác phẩm khác. c. Kết bài 1,0 - Khẳng định vấn đề qua tác phẩm vừa phân tích và liên hệ. 3. Sáng tạo: 1,0 - Học sinh đưa được những quan điểm, suy nghĩ mới mẻ và làm sáng tỏ được quan điểm, suy nghĩ đó- phân tích và chứng minh có sức thuyết phục. Cộng 20,0