Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tiến An (Có đáp án)

Câu 1(0,25 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2(0,75 điểm). Nêu 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.
pdf 6 trang Hải Đông 05/02/2024 1540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tiến An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_truong.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Tiến An (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN BÀI KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TIẾN AN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 ( Thời gian làm bài 150 phút) ĐỀ BÀI (Đề thi này có 02 trang) PHẨN I: ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Mùa hạ năm nay mưa nhiều. Dưới bầu trời mưa luôn có người vui có người buồn. Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lại sau cơn mưa giông chiều. Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần theo làn mưa. Người vui vì khoai sắn mọc trên đồi, người buồn vì nước mắt rơi trên những đồng muối hòa theo hạt mưa rơi. Có chú nhóc hoan hỉ mút chè ế đựng trong túi ni lông, như không hay biết có hai đứa em gái bán chè chiều nay chạy mưa, về sớm, đang ngồi thút thít trong góc nhà mình. Cuộc đời này luôn có vui có buồn, như cái áo luôn có mặt trái mặt phải. Làm sao như chiếc áo may cho trẻ con, mặt phải rất đẹp nhưng mặt trái cũng được may rất tinh tế, khéo léo. Để làn da trẻ con nhạy cảm không đau khi tiếp xúc với những đường gân (vì thế mà quần áo trẻ con ở nước ngoài luôn đắt hơn quần áo người lớn). Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng sông thành sông chết. Làm sao để sân golf mang niềm vui cho người cầm gậy nhưng không mang nỗi buồn của người cầm cuốc cầm cày. Làm sao cho 18 lỗ, 32 lỗ có thể lấp đầy nỗi lo của người nông dân mất đất. Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở. Tôi có đọc một truyện ngắn của Tổng thư kí tòa soạn báo Sinh viên Việt Nam – Hoa học trò mang tên “Huyền thoại phần mía ngọn”. Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần ngọn mía, để phần mía gốc cho người khác. Ấy là khi em lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga. (Huyền thoại phần mía ngọn – Yêu xứ sở thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 82 – 85)
  2. Câu 1(0,25 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2(0,75 điểm). Nêu 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 3(1,0 điểm). Em có đồng tình với quan điểm Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần phía ngọn, để phần mía gốc cho người khác không? Vì sao? II. LÀM VĂN (18,0 điểm) Câu 1(6,0 điểm). Từ văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự vị tha trong cuộc sống. Câu 2(12,0 điểm). Trong tham luận tại hội thảo Việt Nam – nửa thế kỉ văn học, nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết: Tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt nhất của một người sáng tạo, không ai bắt chước được, và đồng thời nó lại là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó. (Báo Văn nghệ số 143, ngày 28 – 10 – 1995) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. HẾT
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 2,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,25 2 - Biện pháp: Điệp ngữ (Làm sao ) 0,75 - Tác dụng: Nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng các yếu tố khác nhau trong môi trường sống để cùng tồn tại và phát triển bền vững. 3 Đồng ý với quan điểm - Vì: 1,0 + Trưởng thành là khi bạn không chỉ có thay đổi về ngoại hình mà còn thay đổi về nhận thức, suy nghĩ chín chắn, trưởng thành. + Trưởng thành là khi bạn biết nhận phần thiệt thòi về mình, trao yêu thương cho người khác. + Trưởng thành là khi bạn có lòng vị tha, bao dung trước những lỗi lầm của những người xung quanh. LÀM VĂN 1 Ý nghĩa của sự vị tha trong cuộc sống 6.0 II Yêu cầu về kỹ năng : Yêu cầu bố cục chặt chẽ , biết dựng đoạn , có 0,5 luận điểm, luận cứ rõ ràng , bài viết lưu loát , không sai sót về dùng từ , chính tả , chữ viết sạch đẹp Yêu cầu về kiến thức : Bài làm của hs cần đạt những ý chính như sau : a. Mở bài : Giới thiệu vấn đề 0,5 b. Thân bài : Giải thích vấn đề - Vị tha là gì? Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị: vì; tha: 1,5 người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng. -> Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại. - Biểu hiện lòng vị tha: 1,5 + Luôn hết lòng vì người khác. + Sẵn sàng phần thiệt thòi về bản thân. + Sẵn lòng tha thứ cho những lầm lỗi của những người xung quanh. - Ý nghĩa của lòng vị tha:
  4. + Người có lòng vị tha sẽ chiếc thắng được phần ích kỉ trong mình, để tự hoàn thiện bản thân. + Lòng vị tha giúp ta sống bình an, thanh thản. + Lòng vị tha của bản thân còn có thể cảm hóa những người xung quanh, giúp họ sống hướng thiện. + Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống. 1,5 * Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân - Phê phán những kẻ sống thờ ơ, ích kỉ. - Liên hệ bản thân. c. Kết bài : Khái quát lại vấn đề- Bài học cho bản thân 0,5 Tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt nhất của một người sáng tạo, 12,0 không ai bắt chước được, và đồng thời nó lại là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó. (Báo Văn nghệ số 143, ngày 28 – 10 – 1995) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng. I. Mở bài 0,5 - Dẫn dắt trích dẫn nhận định - Nêu vấn đề II. Thân bài. 1. Giải thích ý kiến: 1,5 – Tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt nhất của một người sáng tạo: tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của sự sáng tạo độc đáo, văn chương không bao giờ chấp nhận sự sao chép, bắt chước, lặp lại nguyên xi những kiểu mẫu đã có. Sự sáng tạo sẽ tạo nên cái mới (nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện) và khẳng định vị trí, sự đóng góp của nhà văn cho nền văn học. – Tác phẩm nghệ thuật là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó: tác phẩm nghệ thuật phải đề cập và giải quyết những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, mang tầm phổ quát để người đọc khi đến với nó có thể cảm nhận, sẻ chia, đồng cảm trở thành tiếng lòng chung của nhiều người. -> Ý kiến đã nêu ra những tiêu chuẩn của tác phẩm nghệ thuật chân chính – là kết tinh sáng tạo của nghệ sĩ song đồng thời phải mang
  5. cái chung phổ quát. 2.1. Bài thơ thể hiện sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Duy 2.1.1. Về nội dung 2,5 - Trăng vốn là biểu tượng của thiên nhiên hiền hòa tươi mát gắn bó với con người, trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của con người trong quá khứ (phân tích phần 1 của bài thơ: Hình ảnh vầng trăng quá khứ) - Trăng là biểu tượng của thiên nhiên thủy chung viên mãn và tròn đầy "trăng tròn vành vạnh". - Trăng còn là biểu tượng của lòng vị tha độ lượng mà rất nghiêm khắc, nhắc nhở con người đừng sống thờ ơ, lãng quên quá khứ. -> Chính tấm lòng bao dung, độ lượng của vầng trăng đã khiến cho nhân vật trữ tình phải "giật mình" ăn năn xấu hổ, day dứt với lương tâm, với những năm tháng mình đã từng sống, với nhân dân nghĩa 2,5 tình cưu mang, đùm bọc. * Cái riêng về nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ, không có dấu chấm ngắt câu, mỗi khổ chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên khiến cho nhịp kể và nhịp cảm xúc tuôn trào tự nhiên, liền mạch. - Bài thơ được kể theo trình tự thời gian, kết hợp hài hòa giữa tự sự với trữ tình, lời thơ tự bạch thấm thía (học sinh lấy dẫn chứng) -> Những sáng tạo mang đậm dấu ấn phong cách thơ Nguyễn Duy góp phần làm mới đề tài quen thuộc: trăng trong thơ ca. *Lưu ý: Trong quá trình phân tích cần so sánh với những tác phẩm khác để thấy sự độc đáo của thơ Nguyễn Duy. 2.2. Bài thơ là tiếng lòng chung của mọi người . 2,5 - Trong cuộc sống hiện đại đương thời, nhịp sống vội vàng, gấp gáp, con người có nhiều to toan, bận rộn nên đôi khi thờ ơ với quá khứ, thậm chí sống nhanh, sống gấp, thờ ơ với cả những gì thân thuộc đang diễn ra ngay xung quanh mình. - Bài thơ đã nhắc nhở con người sống cần ân tình thủy chung, uống nước nhớ nguồn. - Không nên quay lưng, phản bội quá khứ. - Dám dũng cảm đối diện với chính bản thân mình, đối diện với lương tâm mình để nhìn nhận rõ những sai lầm. Khoảnh khắc lương tâm thức tỉnh là khi sự thánh thiện, lối sống tình nghĩa, thủy chung được thức tỉnh trong tâm hồn; sự vô tình vô nghĩa, thái độ sống thờ ơ vô cảm, thậm chí sự vô ơn, bạc bẽo bị đẩy lùi. 3. Đánh giá, mở rộng. – Khẳng định ý kiến. 1,0
  6. – Để tác phẩm là cái riêng biệt, độc đáo, nhà văn cần nâng cao năng lực sáng tạo, mài sắc tư duy, có ý thức tìm tòi, khám phá. Nhưng để tác phẩm trở thành cái chung nhất của mọi người thì sự sáng tạo ấy không thể là sự cực đoan, lập dị, những tìm tòi khám phá không thể là cái dị biệt, xa lạ, khó hiểu. - So sánh cái riêng biệt, cái chung trong thơ về đề tài Ánh trăng của Nguyễn Duy với các nhà thơ khác cùng viết về trăng ( Lý bạch, Hồ Chí Minh III. Kết bài: - Đánh giá lại ý kiến. - Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân. 0,5 d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0.25 ngữ nghĩa tiếng Việt.