Đề kiểm tra học sinh giỏi Lớp 9 năm học 2021-2022 môn Ngữ văn - Trường THCS Hiệp Hòa (Có đáp án)
… Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở thành vụ mùa bội thu, khiến cho chủ nhân có không còn trên cõi đời , thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ. Khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp, ta làm cho cuộc sống của mình toả hương.
(…)Cho nên điều cần nhất trên đời là cảm hứng muốn gieo hạt, muốn ươm mầm thiện trong mỗi người.Cho nên, một dòng tin tức về một bác doanh nhân nhân hậu ở Sa Đéc đến lúc bệnh trọng, biết không qua khỏi vẫn không ngừng gieo hạt khiến ta phải rưng rưng. Ông nhắc ta phải giữ cho mình hi vọng, dù giữa ồn ào những điều xấu xa, vẫn hi vọng vào lòng tốt và tin vào điều tốt. Tin để tiếp tục gieo. Dẫu cho mình đang tuổi nhỏ, cũng hãy bắt đầu vụ mùa thật sớm bằng cách gieo trồng điều tốt đẹp mỗi ngày…
( Chỉ là những bông cỏ may - Hà nhân, Hoa học trò, số 1157)
a/ Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
b/ Theo em, cảm hứng muốn gieo hạt(trong đoạn trích) được hiểu là gì?
c/ Chỉ ra và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở thành vụ mùa bội thu, khiến cho chủ nhân có không còn trên cõi đời , thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ.
d/ Theo em, giữa việc gieo hạt mầm tốt đẹp trong chính mình với việc gieo hạt mầm tốt đẹp cho người khác điều gì quan trọng hơn? Vì sao?(Trình bày từ 5-7 câu).
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_lop_9_nam_hoc_2021_2022_mon_ngu_va.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học sinh giỏi Lớp 9 năm học 2021-2022 môn Ngữ văn - Trường THCS Hiệp Hòa (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS HIỆP HOÀ Năm học: 2021 - 2022 ––––––––––––– Môn:Ngữ văn Thời gian: 150phút không kể thời gian giao đề –––––––––––––– (Đề có 1 trang) Câu 1(4,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở thành vụ mùa bội thu, khiến cho chủ nhân có không còn trên cõi đời , thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ. Khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp, ta làm cho cuộc sống của mình toả hương. ( )Cho nên điều cần nhất trên đời là cảm hứng muốn gieo hạt, muốn ươm mầm thiện trong mỗi người.Cho nên, một dòng tin tức về một bác doanh nhân nhân hậu ở Sa Đéc đến lúc bệnh trọng, biết không qua khỏi vẫn không ngừng gieo hạt khiến ta phải rưng rưng. Ông nhắc ta phải giữ cho mình hi vọng, dù giữa ồn ào những điều xấu xa, vẫn hi vọng vào lòng tốt và tin vào điều tốt. Tin để tiếp tục gieo. Dẫu cho mình đang tuổi nhỏ, cũng hãy bắt đầu vụ mùa thật sớm bằng cách gieo trồng điều tốt đẹp mỗi ngày ( Chỉ là những bông cỏ may - Hà nhân, Hoa học trò, số 1157) a/ Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? b/ Theo em, cảm hứng muốn gieo hạt(trong đoạn trích) được hiểu là gì? c/ Chỉ ra và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Khi ai đó gieo những hạt mầm tốt đẹp, nhất định nó sẽ có ngày nảy nở thành vụ mùa bội thu, khiến cho chủ nhân có không còn trên cõi đời , thì hương hoa thơm, vị quả ngọt vẫn nhắc khôn nguôi về họ. d/ Theo em, giữa việc gieo hạt mầm tốt đẹp trong chính mình với việc gieo hạt mầm tốt đẹp cho người khác điều gì quan trọng hơn? Vì sao?(Trình bày từ 5-7 câu). Câu 2(6,0 điểm): Ph. Ăng - ghen cho rằng:"Trang bị quý nhất của một người là khiêm tốn và giản dị." Hãy viết 01 bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3(10 điểm): Từ quan niệm của Chế Lan Viên về chất muối trong mỗi vần thơ: Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể. Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu. (Đối thoại mới – Chế Lan Viên) Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. (Ngữ văn 9 – tập 2) ( Ghi chú: nề: Sân làm muối chia thành nhiều ô đựng nước chạt để phơi cho muối kết tinh). Hết
- PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS HIỆP HOÀ BÀI KIỂM TRA HSG LỚP 9 ––––––––––––– Năm học 2021 - 2022 Môn:Ngữ văn –––––––––––––– I/ YÊU CẦU CHUNG: 1. Giáo viên cần nắm vững đáp án để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. Khi chấm bài GV cần bàn bạc, thống nhất trong tổ, nhómđể cho điểm một cách linh hoạt và phù hợp. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên không quá cứng nhắc, cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo . 3.Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu Một số gợi ý chính Điểm Câu 1 a/Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,25 (4.0 điểm) b/Cảm hứng muốn gieo hạt (trong đoạn trích) được hiểu là: niềm yêu 0,25 thích, say mê được làm những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống. c/- Biện pháp tu từ ẩn dụ: 0,5 + gieo những hạt mầm tốt đẹp: là làm những việc tốt đẹp, có ý nghĩa tích cực. + vụ mùa bội thu, hương hoa thơm, vị quả ngọt: là thành quả của những 0,5 việc làm tốt đẹp, có ý nghĩa. - Hiệu quả thẩm mĩ: Giúp câu văn gợi hình, gợi cảm, góp phần làm tăng 0,5 sức thuyết phục của lập luận, bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết về quan niệm sống đẹp, khơi dậy mong muốn làm nên những điều ý nghĩa d/Thí sinh trình bày quan điểm cá nhân của mình, có thể đồng tình, không đồng tình hoặc có những quan điểm riêng nhưng cần có lí giải hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Một số gợi ý: - Nếu cho rằng việc gieo hạt mầm tốt đẹp cho chính mình quan trọng 1.0 hơn, có thể lí giải theo hướng: khi gieo hạt mầm tốt đẹp trong chính mình, mỗi người sẽ loại bỏ suy nghĩ ích kỉ, tiêu cực để hướng tới cái thiện, cái đẹp. Chỉ khi nuôi dưỡng cái thiện bên trong tâm hồn, con người mới có thể làm những điều tốt đẹp một cách tự nguyện, say mê. - Nếu cho rằng việc gieo mầm tốt đẹp cho người khác quan trọng hơn, 1.0 có thể lí giải theo hướng: gieo hạt mầm tốt đẹp cho người khác là việc làm có ý nghĩa tích cực, góp Câu a.Yêu cầu về kĩ năng: 2(6 - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp điểm nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích vấn đề. - Bài viết cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ, lập luận chặt chẽ, biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. b.Yêu cầu về kiến thức:Bài văn của học sinh cần nêu được quan điểm
- riêng, hợp lí về vấn đề nghị luận nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: 1/Mở bài: 0.5 Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: Dẫn dắt vấn đề nghị luận và trích nguyên văn câu nói của Ph.Ăng -ghen 2/Thân bài: 0.25 * Giải thích: -Khiêm tốn: Là thái độ hòa nhã, nhún nhường, luôn tự cho mình là kém, cần phải học hỏi thêm. -Người khiêm tốn là những người: luôn có ý thức học hỏi, tôn trọng 0.5 người khác; không khoe khoang, tự mãn; luôn biết lắng nghe để tự hoàn thiện mình; dè dặt, nhã nhặn khi nhận những lời khen - Giản dị: Là đơn giản và bình dị, giản dị đối lập với cầu kì. 0.25 -Người giản dị là những người: không cầu kì, kiểu cách; không phô 0.5 trương; luôn hướng tới sự hài hòa giữa mình và mọi người xung quanh. =>Câu nói của Ph. Ăng - ghen khẳng định: hành trang không thể thiếu và đáng quý nhất của mỗi người trong cuộc sống là đức tính khiêm tốn và giản dị. * Bàn luận: 1.5 Câu nói đưa ra một quan niệm hoàn toàn đúng. Vì: - Người khiêm tốn bao giờ cũng dễ hòa đồng với những người xung quanh. Bởi tâm lý chung của con người là không thích thói hung hăng, kiêu ngạo, tự phụ, chuộng những người ham học hỏi, từ tốn, điềm đạm. - Khiêm tốn rất cần thiết vì sự hiểu biết của con người hữu hạn trong khi tri thức của nhân loại là vô hạn. Khi khiêm tốn con người sẽ luôn có ý thức học hỏi để ngày càng tiến bộ, hoàn thiện bản thân. - Khiêm tốn không hạ thấp con người, trái lại nó nâng con người lên. > Khiêm tốn là một phẩm chất rất cần thiết giúp con người thành công trong cuộc sống. - Giản dị, ngoài việc giúp con người dễ hòa đồng, chiếm được cảm tình của số đông còn giúp con người tiết kiệm thời gian chăm sóc bản thân, có thêm thời gian làm việc; tiết kiệm tiền của, vật chất (Kết hợp bàn bạc, đánh giá với những dẫn chứng trong văn học, trong cuộc sống) * Mở rộng, nâng cao vấn đề: 1.0 -Phê phán những người kiêu căng, tự mãn hoặc có lối sống quá cầu kì, phô trương hay xa hoa, lãng phí. -Khiêm tốn không đồng nghĩa với tự ti, bởi tự ti là tự hạ thấp giá trị của mình, đánh mất niềm tin vào bản thân mình. -Giản dị không đồng nghĩa với xuyềnh xoàng, vì xuyềnh xoàng là thiếu sự chăm sóc bản thân và thiếu tôn trọng người khác. *Bài học nhận thức: 1.0 - Câu nói của Ph.Ăng - ghen ngắn gọn và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. Nó giúp con người nhận thức được rằng: để hạn chế những vấp ngã, thất bại, con người cần phải rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết, trong đó có đức tính khiêm tốn và giản dị. 3.Kết bài: 0.5
- - Khẳng định khiêm tốn, giản dị là những đức tính quý báu của con người. - Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. Câu 3 a. Yêu cầu chung: Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, có cảm xúc, thể (10 hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, lập luận thuyết phục, mạch lạc; điểm) không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. b.Yêu cầu cụ thể: *Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Biết cách giới thiệu và trình bày vấn đề cần nghị luận theo một bố cục nhất định (sử dụng các phương pháp như: giải thích, chứng minh, tổng hợp, vv ) * Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:chất muối trong mỗi vần thơ: 0.25 * Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt 0.25 các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ, dẫn chứng 1.Mở bài: 1,0 - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận . - Trích dẫn. - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 2. Thân bài: 1.0 2.1. Giải thích ý kiến: - Chất muối bể: được hình thành từ sự lắng đọng, chắt lọc, kết tinh những gì tinh túy nhất từ đại dương bao la. - Chất muối thơ: được sáng tạo bởi trí tuệ, tài năng và chiều sâu tâm hồn của nhà thơ. - Chất muối thơ thể hiện ở các phương diện như: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. -> Câu thơ thể hiện quan niệm của Chế Lan Viên về quá trình sáng tạo nghệ thuật: Để có được những bài thơ hay, những vần thơ giá trị, tác giả phải trải qua quá trình nghiền ngẫm hiện thực, ấp ủ ý tưởng, nung nấu sáng tạo từ vốn sống để tạo nên chất thơ tinh túy cho tác phẩm. 2.2. Chứng minh qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, chất muối được biểu hiện ở những phương diện sau: * Về nội dung: HS tập trung làm sáng rõ các ý sau: - Chất muối thơ- kết tinh trong cảm xúc tự hào về sức sống dân tộc. 1.5 [Chọn và phân tích được những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ nhằm ca ngợi những con người cụ thể làm nên lịch sử, làm nên mùa xuân đất nước, ca ngợi sức sống kiên cường, bền bỉ của dân tộc ] [Tập trung phân tích từ ngữ, hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên xứ Huế: bức tranh xuân tươi tắn, thơ mộng, mang đậm phong vị đất kinh thành]. - Chất muối thơkết tinh trong cảm xúc tự hào về sức sống dân tộc. 1.0 [Chọn và phân tích được những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ nhằm ca ngợi những con người cụ thể làm nên lịch sử, làm nên mùa xuân đất nước, ca ngợi sức sống kiên cường, bền bỉ của dân tộc ] - Chất muối thơkết tinh trong ước nguyện được cống hiến cho đất 1.0 nước những gì đẹp nhất của cuộc đời mình.
- [Tập trung phân tích một số hình ảnh, từ ngữ (mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng, ), biện pháp tu từ: ẩn dụ,điệp từ, điệp ngữ để thể hiện quan niệm sống đẹp, đầy trách nhiệm của một tấm lòng khao khát được dâng hiến, được sống có ích cho đời]. * Về nghệ thuật: Chất muối thơ thể hiện ở một số sáng tạo trong hình 1.5 thức nghệ thuật của bài thơ. - Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết tạo nên chất giọng riêng cho bài thơ. - Hình ảnh thơ: giản dị, gần gũi, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng. - Ngôn từ: tự nhiên, tinh tế, giàu ý vị. Đặc biệt là những thán từ đậm chất Huế. - Giọng điệu: giàu cảm xúc, nhiều cung bậc, phù hợp với tâm trạng (vui, say sưa ở đoạn đầu; trầm lắng, trang nghiêm mà tha thiết ở đoạn bộc bạch tâm niệm; sôi nổi, nhiệt tình ở đoạn cuối.) - Cách sáng tạo trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ khiến bài thơ có sức hấp dẫn, thú vị riêng. [HS chọn lọc và phân tích được một số dẫn chứng tiêu biểu] -> Bài thơ nói đến vấn đề lẽ sống, khát vọng sống của con người nhưng không khô khan, giáo huấn bởi tất cả ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu đều rất chân thành, khiêm nhường, tha thiết. 2.3. Đánh giá, mở rộng: - Mùa xuân nho nhỏ không chỉ là một cách sống mà còn là một quan 1.0 niệm sống thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc. Đặt trong hoàn cảnh sống của nhà thơ (được sáng tác trước khi mất không lâu) ta càng yêu quý, trân trọng hơn thái độ sống này của nhà thơ. Đây chính là thứ muối thơ của tác phẩm. Thứ muối được kết tinh từ một tinh thần lạc quan, một tâm hồn trong sáng và một tình yêu đất nước vô cùng thiết tha và sâu sắc. - Quan niệm của Chế Lan Viên đề cao sáng tạo trong nghệ thuật. Sáng tạo thơ không phải là sự sao chép một cách thụ động những gì trông thấy, nghe thấy, mà là một quá trình lao tâm khổ trí, là sự nghiền ngẫm về hiện thực, là ấp ủ nung nấu sáng tạo lại vốn sống, vốn thực tiễn để tạo nên chất thơ tinh lọc, đẹp đẽ bởi trí tuệ, tài năng và tâm hồn của nhà thơ. Đó là thứ “muối thơ” kết tinh từ đại dương bao la của hiện thực. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy nghĩ của bản thân. 1,0 *Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách nhìn mới mẻ, 0,25 sâu sắc về vấn đề nghị luận * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, 0,25 đặt câu. Tổng cộng 20.0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. Hết