Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Quảng Yên (Có đáp án)

Câu 2: (6,0 điểm)Hãy viết 01 bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu văn: Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn được gợi ở phần Đọc- hiểu.
pdf 6 trang Hải Đông 05/02/2024 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Quảng Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_202.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Quảng Yên (Có đáp án)

  1. UBND THỊ XÃ QUẢNG YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN NGÀY 06-8-2021 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ”, cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!”. Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó. Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn. Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao. (Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội, 2014, tr 27) Câu hỏi: a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? b. Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống khi chẳng may làm đổ ly nước mọi người sẽ có cách ứng xử như thế nào? c. Chỉ ra và nêu tác dụng biệp pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao. d. Em có đồng tình với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Nêu rõ lí do tại sao. Câu 2: (6,0 điểm)
  2. Hãy viết 01 bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu văn: Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn được gợi ở phần Đọc- hiểu. Câu 3. (12,0 điểm) Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: Nhàthơ như con ong biến trăm hoa thành một mật. Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc, Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây. (Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, Ong và mật, NXB Văn học, 1985) Từ một tác phẩm thơ đã học, em hãy bàn luận về quan niệm trên? Hết
  3. UBND THỊ XÃ QUẢNG YÊN HD CHẤM HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN NGÀY 06-8-2021 Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn này có 05 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Một số gợi ý chính Điểm Câu 1 a/ Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận 0,25 (2,0 b/ Theo tác giả, trong thực tế cuộc sống khi chẳng may làm đổ ly nước điểm) mọi người sẽ có cách ứng xử: – Một số người: chấp nhận và lau sạch nó. 0,5 – Đa số: nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó. c/ Biệp pháp tu từ cú pháp: lặp cấu trúc : Nếu như mãi Nếu như bạn – Tác dụng: 0,25 + Cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt. 0,25 + Gây ấn tượng với người đọc, tạo sức truyền cảm cho lời văn 0,25 d/ Thí sinh có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần 0,5 với câu nói: Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức. Câu 2 a. Yêu cầu về kĩ năng:
  4. (6,0 - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp nhuần 0,25 điểm) nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích vấn đề. Trình bày được những suy nghĩ của bản thân một cách thuyết phục, thấu đáo. - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, trình bày khoa học. b. Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở hiểu và giải thích được ý nghĩa của câu văn, HS đưa ra ý kiến về vấn đề: Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn. Bài viết cần nêu được những ý cơ bản sau: 1/ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thái độ ứng xử của con người 0,25 trước cuộc sống. 2/ Thân bài: 2.1.Giải thích. + Thay đổi là sự chuyển biến, sự chuyển biến của bản thân, của người 1,0 khác, hay của xã hội, chuyển biến về mặt vật chất hoặc tinh thần, sự chuyển biến tích cực; + Chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt là chấp nhận hiện tại đang xảy ra, biết quên những điều làm ta đau khổ + Cuộc sống mới mẻ là cuộc sống đã hoàn toàn khác. => Ý cả câu: muốn có cuộc sống mới mẻ, tiến bộ, con người phải chấp nhận mọi sự thay đổi. 2.2. Phân tích, bàn luận: * Phân tích, chứng minh: - Vì sao Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới 2,0 có được cuộc sống mới mẻ hơn? + Thay đổi là một quá trình mà mọi thứ xảy ra không lặp lại chu trình tuần hoàn của ban đầu. Nó diễn ra liên tục, mọi nơi, mọi thời điểm, đòi hỏi con người cần phải thích ứng nhanh chóng; + Không phải mọi thứ thay đổi đều được dễ dàng chấp nhận. Chính tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, trì trệ là những rào cản lớn nhất để sự thay đổi khó có thể diễn ra. + Nhờ có chấp nhận sự thay đổi mà con người trở nên năng động, sáng suốt để tìm ra hướng đi mới, cách làm mới phù hợp với sự tiến bộ của xã hội, làm cho cuộc sống của mình và của mọi người sẽ trở nên mới mẻ, tốt đẹp hơn. - Thí sinh lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh * Bàn bạc, mở rộng: - Chấp nhận sự thay đổi nhưng phải có lập trường vững vàng, tránh bị 1,0
  5. dao động, lung lay tư tưởng để chạy theo sự thay đổi với chiều hướng xấu. - Cũng cần phê phán những người có thái độ cực đoan bảo thủ, không biết chấp nhận sự thật 2.3. Bài học nhận thức và hành động 1,0 - Mỗi người, đặc biệt là tuổi trẻ, mỗi người phải hiểu được giá trị của sự thay đổi, biết chấp nhận hiện thực cuộc sống là sự vận động, thay đổi không ngừng. - Từ đó, mỗi người cần thay đổi suy nghĩ, lạc quan hơn trong cuộc sống, tin tưởng vào chính khả năng của mình, tin tưởng vào tương lai phía trước. Luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực vượt lên, vượt qua khó khăn thử thách thì sẽ đạt được thành công. 3/ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, lên hệ bản thân 0,5 Câu 3 a. Yêu cầu chung: Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, có cảm xúc, thể hiện (10 khả năng cảm thụ văn học tốt, lập luận thuyết phục, mạch lạc; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. điểm) b.Yêu cầu cụ thể: *Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Biết cách giới thiệu và trình bày vấn đề cần nghị luận theo một bố cục nhất định (sử dụng các phương pháp như: giải thích, chứng minh, tổng hợp, vv ) * Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Yêu cầu về quá trình sáng tạo của 0,25 nhà thơ * Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các 0,25 thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ, dẫn chứng 1. Mở bài: - Dẫn dắt, nêu vấn đề 1,0 - Trích dẫn. - Giới thiệu tác phẩm thơ 2. Thân bài 0,5 * Khái quát chung về tác phẩm * Giải thích: +“Ong” là nhà thơ;“hoa” là hiện thực đời sống; “giọt mật” là tác phẩm thơ ca + Với so sánh trên, tác giả nêu lên hai vấn đề quan trọng của quá trình sáng tạo thơ nói riêng và văn học nói chung: 1,5 Thơ là kết tinh của chủ thể sáng tạo và hiện thực cuộc sống. Nếu như để có mật ngọt, cần có sự lao động cần cù của ong và trăm ngàn bông hoa, thì để có được thơ cũng cần có tài năng của nhà thơ và hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Giống như con ong muốn làm mật ngọt, phải bay đi khắp bốn phương trời “ Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn xoài xứ Bắc ” để hút mật trăm loài hoa, thì quá trình sáng tạo nên tác phẩm là một quá trình lâu dài gian khổ của người nghệ sỹ. Thơ là kết tinh của hiện thực cuộc sống thông qua tài năng sáng tạo của nhà thơ.
  6. * Lý giải 0,5 +Chức năng của văn học là phản ánh hiện thực cuộc sống +Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn; là con đẻ tinh thần của nhà thơ +Tác phẩm thơ ca muốn có sức sống lâu bền thì phải phản ánh hiện thực cuộc sống và phải có giá trị thẩm mỹ cao * Chứng minh: Phần này HS có thể lựa chọn tác phẩm thơ theo sở thích của mình. Sau đó phân tích tác phẩm ấy để làm nổi bật được các ý: 3,0 +Tác phẩm ra đời là nhờ nhà thơ tắm mình trong hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ (d/c- phân tích) +Ngoài ra, tác phẩm còn được tạo dựng thành công nhờ tài năng của người 2,0 nghệ sỹ (Trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, kết cấu, hình tượng ) * Đánh giá: +Quan niệm như một tuyên ngôn, điều chỉnh cách nhìn phiến diện: Hoặc quá 1,5 coi trọng chủ thể sáng tạo (nhà thơ) hoặc lại quá coi trọng hiện thực cuộc sống mà coi thường vai trò người viết +Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Rèn luyện tài năng, trải nghiệm cuộc sống; chia sẻ, cảm thông thì thơ mới đến được với vạn tấm lòng 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và liên hệ bản thân. 1,0 *Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách nhìn mới mẻ, sâu sắc 0,25 về vấn đề nghị luận * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàuả c m xúc và có tính sángạ t o. Hết