Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đông Mai (Có đáp án)

Câu 3 (10 điểm):
Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập hai, tr41, NXB Giáo dục, 2008)
Cảm nhận cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà thơ Hữu Thỉnh về mùa thu trong bài Sang thu.
pdf 8 trang Hải Đông 05/02/2024 1640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đông Mai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_202.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đông Mai (Có đáp án)

  1. UBND THỊ XÃ QUẢNG YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN NGÀY 06-8-2021 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con, Cò mãi yêu con. Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. (Con cò - Chế Lan Viên) a. Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật tương phản trong các câu thơ trên. b. Em hãy làm rõ ý nghĩa của hình tượng con cò trong đoạn thơ. c. Phân tích giá trị biểu cảm của từ “đi” trong các câu thơ sau: Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi (1) hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. (Con cò - Chế Lan Viên) Ta đi (2) trọn kiếp con người Vẫn không đi (3) hết mấy lời mẹ ru. (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy) Câu 2 (6,0 điểm): Đọc đoạn trích sau: “ Từ khi có dịch COVID-19, nhiều người hoang mang, đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi, thế nhưng vẫn sẵn sàng ngồi gần cống để ăn uống, cắn móng tay, dụi mắt, bốc thức ăn, đếm tiền mà chẳng cần rửa tay. Những thói quen tưởng chừng rất nhỏ nhưng để thay đổi phải mất thời gian. Con trẻ phải được dạy từ trong mỗi gia đình, mỗi ngày. Bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng không phải chỉ khi bị ốm, rửa tay sạch sẽ không phải chỉ khi có dịch, khi mỗi người chú trọng sức khỏe, vệ sinh cá nhân, họ sẽ ý thức hơn về môi trường sống quanh và chắc chắn sẽ cảm thấy xấu hổ khi khạc nhổ hay xả rác ra đường. Lối sống văn minh không tự có, không chỉ là thành quả của giáo dục và pháp luật, mà mỗi công dân cần phải tự xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Những bài học từ cuộc chiến chống dịch COVID-19 nên được tiếp tục duy trì
  2. để thay đổi ý thức, hành vi mỗi cá nhân. Đeo khẩu trang khi có bệnh, không hắt hơi, nói to, khạc nhổ nơi công cộng, hay thường xuyên rửa tay cần trở thành lối sống hàng ngày. Bởi đó là cách để bảo vệ bản thân và cộng đồng an toàn, tạo nên một xã hội văn minh”. (Theo báo điện tử VTV.VN ngày 16/2/2020) Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về vấn đề mà bài báo nêu ra. Câu 3 (10 điểm): Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn. (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập hai, tr41, NXB Giáo dục, 2008) Cảm nhận cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà thơ Hữu Thỉnh về mùa thu trong bài Sang thu. Hết
  3. UBND THỊ XÃ QUẢNG YÊN HD CHẤM HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN NGÀY 06-8-2021 Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn này có 05 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Một số gợi ý chính Điểm Câu 1 a. 1.0 (4.0 - Biểu hiện của nghệ thuật tương phản: gần - xa, lên - xuống; điểm) - Tác dụng nêu lên: + Những khó khăn, trắc trở trên hành trình cuộc đời của người con; + Ánh mắt/tấm lòng của mẹ luôn dõi theo con trên từng chặng đường đời. b. Ý nghĩa của hình tượng con cò trong đoạn thơ: 1.5 - Con cò - hình tượng được gợi ra từ những câu ca dao quen thuộc. Nhưng đoạn thơ không lặp lại đơn giản hình ảnh và ý tứ có sẵn trong ca dao mà được tác giả phát triển mở rộng ý nghĩa biểu tượng, tập trung hướng vào tình mẹ sâu nặng, lớn lao đối với cuộc đời mỗi người con. - Hình tượng con cò trong đoạn thơ biểu tượng cho tấm lòng bất biến của người mẹ: dù con ở gần hay xa, còn nhỏ hay đã lớn thì mẹ mãi yêu con, che chở, sẻ chia với con mỗi khi con gặp chuyện buồn vui, đắng cay, trắc trở, Cánh cò - người mẹ là điểm tựa tinh thần, là mái ấm chở che, là chốn bình yên, là bờ vai ấm áp cho những người con trên
  4. đường đời. c. Giá trị biểu cảm của từ “đi” trong các câu thơ: 1.5 - Từ đi (1,2) đều có nghĩa là sống (sống hết cuộc đời, sống trọn kiếp con người); từ đi (3) có nghĩa là hiểu, biết, đền đáp (hiểu, biết những lời ru của mẹ và đền đáp công lao to lớn của mẹ). - Giá trị biểu cảm: + Từ đi (1): Chế Lan Viên dùng đi mà không dùng từ sống. Vì từ đi vừa gợi hình tượng con đường gian khó, vất vả, đắng cay của con, vừa gây xúc động sâu sắc. Câu thơ chất chứa tình mẹ bao la: con dù đã lớn khôn nhưng mẹ vẫn luôn đồng hành bên con khi vui, khi buồn. + Hai từ đi của Nguyễn Duy mang nét nghĩa khác nhau: từ đi (2) mở ra con đường đời của mỗi kiếp người dài dằng dặc nhưng vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru; từ đi (3) đối lập trọn kiếp - mấy lời, có nghĩa cả cuộc đời đi nhiều, hiểu biết nhiều nhưng chưa chắc đã thấu hiểu hết tình yêu thương, đức hi sinh, lòng bao dung của mẹ dành cho con. Và không bao giờ đền đáp hết được công lao của mẹ. Từ đi (3) còn hàm chứa sự hối hận và lòng biết ơn sâu sắc. Câu 2 a.Yêu cầu về kĩ năng: (6 - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp điểm) nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích vấn đề. - Bài viết cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ, lập luận chặt chẽ, biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. b.Yêu cầu về kiến thức: Bài văn của học sinh cần nêu được quan điểm riêng, hợp lí về vấn đề nghị luận nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: 1. Mở bài: 0.5 Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ứng xử văn minh nơi công cộng
  5. 2. Thân bài *. Giải thích: 1.0 - Bài viết đã nêu ra một số biểu hiện về thói quen của mọi người ở nơi công cộng như : sẵn sàng ngồi gần cống để ăn uống, cắn móng tay, dụi mắt, bốc thức ăn, đếm tiền mà chẳng cần rửa tay từ đó đưa ra lời khuyên về cách bảo vệ bản thân và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Qua đó, bài viết khẳng định trách nhiệm của mỗi công dân với cá nhân và cộng đồng thông qua cách ứng xử văn minh nơi công cộng. - Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh. - Ứng xử văn minh nơi công cộng là hành vi lịch sự, tế nhị, tôn trọng, có trách nhiệm đối với cộng đồng -> Ứng xử văn minh nơi công cộng là biểu hiện của văn hoá giao tiếp, của lối sống đẹp. *. Chứng minh, bàn luận: - Biểu hiện của hành vi ứng xử văn minh nơi công cộng: + Gương mẫu chấp hành nội quy, quy tắc nơi công cộng, các chuẩn mực 0,5 đạo đức công dân được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện. + Ứng xử văn minh, thân thiện, giữ trật tự, vệ sinh công cộng. + Không có lời nói, hành vi vi phạm các chuẩn mực về thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc nơi công cộng - Ứng xử văn minh nơi công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách đẹp và hoàn thiện, phát triển của mỗi người. Biết tôn trọng người khác và ứng xử một cách khiêm tốn, lễ độ, là những bí 1,0 quyết đơn giản giúp ta tạo được ấn tượng đẹp trong mắt nhìn của người khác. - Ứng xử văn minh nơi công cộng giúp xã hội ngày càng văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn .Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng xử văn hóa nơi công cộng, cũng là sự chung sức của người dân để đất nước vững bước 0,5 đi trên con đường hội nhập và phát triển, cũng như quảng bá hình ảnh đẹp của xã hội, con người Việt Nam ra thế giới. - Việc ứng xử không đúng chuẩn mực không chỉ tự làm xấu hình ảnh chính mình mà còn gây tổn thương cho người khác, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng, làm xấu đi hình ảnh của đất nước 0,5
  6. (HS lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh) *. Mở rộng vấn đề: 0,5 - Phê phán những người có cách ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng. - Khi gặp những hành vi thiếu văn hoá,văn minh nơi công cộng không làm ngơ, bỏ qua mà phải dũng cảm lên tiếng nhắc nhở, phê phán *. Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức được hành vi ứng xử văn minh là quan trọng, cần thiết 1,0 trong xã hội hiện nay, là biểu hiện của lối sống đẹp. - Tự ý thức, điều chỉnh hành vi, thái độ, ứng xử sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hoá của xã hội. - Tuyên truyền đến mọi người về cách ứng xử văn minh trong cuộc sống hàng ngày 3.Kết bài: 0,5 Khái quát, khẳng định vấn đề. Câu 3 a. Yêu cầu về kĩ năng: (10 - HS có kĩ năng làm bài nghị luận văn học, biết kết hợp các phép lập điểm) luận như giải thích, phân tích, chứng minh - Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho làm sáng rõ vấn đề. - Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện. - Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm. - Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu được nội dung nhận định, nắm vững tác phẩm, biết phân tích theo định hướng, bài làm cần đạt được những ý sau 1. Mở bài: 1.0 Dẫn dắt, nêu vấn đề Trích dẫn ý kiến. Giới thiệu tác giả- tác phẩm 2. Thân bài: 8.0 2.1. Giải thích ý kiến: 1.0 - “cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn”: Trước một hiện thực đời sống, đòi hỏi nhà văn phải có cách nhìn riêng, thể hiện khả năng khám phá và phát hiện của mình; thông qua cách nhìn đồng thời nhà văn phải bày tỏ được quan điểm, tư tưởng riêng của mình về hiện thực đó.
  7. - Bởi vì: Nghệ thuật yêu cầu người nghệ sĩ phải có cá tính sáng tạo, phải có khuôn mặt sáng tạo, có tiếng nói, giọng nói riêng. Đây là tư chất quan trọng để tạo nên sự sống còn của nghệ sĩ. -> Ý kiến đã đề cập đến vấn đề: cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. 2.2. Cảm nhận cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà thơ Hữu Thỉnh về mùa thu trong bài “Sang thu”: * Giới thiệu khái quát bài thơ (Hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc) 0,5 * Mạch vận động cảm xúc và hình tượng thiên nhiên - Chọn thời điểm sang thu là khoảnh khắc giao mùa, đòi hỏi cái nhìn 1,5 tinh tế và tâm hồn nhạy cảm để có thể phát hiện ra tín hiệu của mùa thu qua: hương ổi, gió, sương, bầu trời, cánh chim, dòng sông, hàng cây Hữu Thỉnh đã góp một nét thu mang dấu ấn riêng của mình vào đề tài mùa thu của thơ ca Việt Nam. - Hữu Thỉnh không chỉ mang tới những cảm nhận tinh tế, sáng tạo, những hình ảnh đẹp giàu sức gợi cảm mà còn khơi dậy trong người đọc tình yêu 1,5 với thiên nhiên, làng quê và rộng ra là cảnh thanh bình trên đất nước. * Dáng vẻ, thần thái, thi liệu, hình ảnh: - Cảnh vật trong “Sang thu” trong sáng, dịu dàng, duyên dáng, mơ màng. Đặc biệt hương thu nồng nàn, dân dã gợi nhớ làng quê, mang hồn dân tộc. 1,0 - Hữu Thỉnh sử dụng thi liệu cũ nhưng mới trong cách nhìn, độc đáo trong cách cảm nhận. Vẫn có sương, gió, dòng sông, cánh chim, mây, nhưng được sáng tạo: sương chùng chình, sông dềnh dàng, đám mây mùa 1,0 hạ vắt nửa mình sang thu. - Hình ảnh nắng, mưa, sấm chớp không còn là những hiện tượng thiên nhiên đơn thuần mà ẩn dụ về những bất trắc, vang động của cuộc đời, 1,0 khiến cảnh thu đi vào tình thu một cách tự nhiên. Nhà thơ gửi vào bức tranh thu thông điệp về cuộc sống: sau những thử thách, gian lao của cuộc đời, con người sẽ trưởng thành hơn, điềm tĩnh hơn trước những tác động của cuộc sống. ( HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ) * Cách sử dụng thể thơ, ngôn ngữ: - Thể thơ 5 chữ, không có dấu câu ngăn cách các dòng tạo nên sự miên man đầy cảm xúc; 0,5 - Ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc bên cạnh đó còn sử dụng một số từ ngữ giàu chất văn xuôi (được lúc, bắt đầu) diễn tả trạng thái sang thu và sự quan sát tinh tế. 2.3. Đánh giá, mở rộng:
  8. - Bài thơ giản dị, sâu sắc, nhiều phát hiện bất ngờ, thú vị về thiên nhiên, đất trời và lòng người. - Xét trong lịch sử thơ ca, mùa thu vẫn có những nét chung, đặc thù. Song mỗi áng thơ đều có vẻ đẹp riêng thể hiện “dấu ấn” của mỗi nghệ 0,5 sĩ. - Nhận định trên đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ 0,5 thuật. Góp phần làm phong phú và thúc đẩy sự phát triển của nền văn học. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy nghĩ của bản thân. 1,0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàuả c m xúc và có tính sángạ t o. Hết