Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Liên Vị (Có đáp án)
Câu 3 (12,0 điểm):
Nhà thơ Sóng Hồng từng nói “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Từ bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (SGK Ngữ văn 9, tập một) hãy làm sáng tỏ nhận định.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Liên Vị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_202.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Liên Vị (Có đáp án)
- UBND THỊ XÃ QUẢNG YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN NGÀY 06-8-2021 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới MUỐI TO, MUỐI BÉ Hạt muối Bé nói với hạt muối To: - Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương. Muối To trố mắt: - Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên! Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm, còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể: Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan ( Theo Truyện cổ tích chọn lọc) Câu hỏi: a.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. b.Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là “ dại” còn muối Bé lại thấy là “ tuyệt lắm” ? c.Khi vào mùa thu hoạch, số phận của muối To như thế nào? d.Nêu ý nghĩa biểu tượng của hạt muối trong câu chuyện trên? Câu 2 (6,0 điểm). Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về cách sống của muối Bé trong câu chuyện trên. Câu 3 (12,0 điểm): Nhà thơ Sóng Hồng từng nói “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Từ bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (SGK Ngữ văn 9, tập một) hãy làm sáng tỏ nhận định. .Hết
- UBND THỊ XÃ QUẢNG YÊN HD CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN LỚP 9 NGÀY 06-8-2021 Môn: Ngữ văn Hướng dẫn này có 04 trang) I. Yêu cầu chung Do đặc trưng môn Ngữ văn và tính chất của kì thi, giám khảo chủ động, linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và chuẩn cho điểm để đánh giá chính xác bài làm của thí sinh. Hướng dẫn chấm chỉ xác định những yêu cầu cơ bản, trên cơ sở đó người chấm cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm. Những bài viết có sự sáng tạo, có cảm xúc và giàu chất văn cần được khuyến khích. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, khác với đáp án nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc trình bày có lí lẽ và thuyết phục thì giám khảo linh động cho điểm. Bài thi được chấm theo thang điểm 20, lấy đến 0,25; không làm tròn điểm. II. Đáp án và thang điểm Câu Nội dung Điểm 1-a Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự 0,25 1-b - Muối To cho rằng việc hòa tan vào đại dương là “ dai” vì sẽ đánh mất mình, sẽ bị biến mất, không còn giữ được những cái của riêng mình nữa. 0,25 - Muối Bé cho là “ tuyệt lắm” vì khi hòa vào biển, nó được hóa thân, được 0,25 cống hiến sức mình cho Trái đất 1-c Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, ịb xếp vào loại phế phẩm. 0,25 1-d Ý nghĩa biểu tượng của mỗi hình ảnh: -Muối To: Hình ảnh của con người sống ích kỉ, chỉ khư khư giữ lấy giá 0,5 trị riêng của mình. -Muối Bé: Hình ảnh của con người biết cống hiến, biết dâng cho đời 0,5 những điều đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời mình. 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận xã hội ngắn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục và luận điểm rõ ràng, đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt lưu loát, cảm xúc chân thành, có sức thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức 2 Thí sinh có nhiều cách trình bày suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, bài viết cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau: 1.Mở bài: - Dẫn dắt câu chuyện, giới thiệu câu chuyện, rút ra vấn đề nghị luận: 0,5 Chúng ta phải sống sao cho có ích, biết cống hiến cho cuộc đời. 2. Thân bài: a.Khái quát lại nội dung câu chuyện 1,0
- b.Giải thích + Sống có ích là biết cách đem niềm vui đến cho người khác, sống lạc quan, 0,5 yêu đời và góp phần làm đẹp cho cuộc đời. +Cống hiến là khi ta đem những giá trị mà bản thân mình có được đem ra 0,5 giúp ích cho người khác. Khái quát lại: Mỗi ngày sống có ý nghĩa trong hiện tại sẽ khiến cho một ngày qua đi không bị bỏ phí, từ đó sẽ có một quá khứ đẹp, đáng tự hào. Câu nói gửi đến một thông điệp về thái độ sống tích cực, không để thời gian trôi đi một cách vô ích. Từ đó nhắc nhở mọi người: b. Làm thế nào để sống cho có ích? 1,0 - Biết tận dụng cơ hội để phát huy khả năng của bản thân. - Biết tạo ra cơ hội để đạt được kết quả cao trong công việc. - Biết mở lòng ra với mọi người để yêu thương, sẻ chia mang niềm vui, hạnh phúc đến cho người khác, đó cũng chính là mang lại sự thanh thản và niềm vui đến cho bản thân mình. - Luôn mơ ước đến ngày mai tươi sáng tốt đẹp. c. Bàn bạc, mở rộng - Tận hưởng mỗi ngày của mình thật trọn vẹn sau khi đã làm việc hết mình 1,0 (cần tìm ra những lí do chính đáng để tận hưởng). - Nếu không tận hưởng trọn vẹn niềm vui ngày hôm nay, nếu luôn “để dành” cuộc sống của chính mình, một ngày nào đó trong tương lai ta sẽ phải nuối tiếc vì ngày hôm qua bị bỏ phí. - Phê phán những người lười biếng, sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác để thời gian trôi qua vô ích, tạo nên mảng tối trong bức tranh cuộc đời. - Phê phán những người sống ích kỉ, vô tâm, chỉ biết sống cho bản thân, quên đi những người xung quanh, những giá trị truyền thống, không biết yêu thương, sẻ chia để trái tim vô cảm lạnh lùng Những người đó tự tách mình ra khỏi cuộc sống, khi nhận ra mình sống không trọn vẹn, muốn quay lại quá khứ thì không được nữa. - Biểu dương những con người khát khao sáng tạo và cống hiến cho đời đến 0,5 giây phút cuối cùng. d.Bài học về nhận thức và hành động: Ý thức vai trò quan trọng của nghị lực sống, biết cách rèn luyện và duy trì ý chí, tinh thần mạnh mẽ. Biết yêu 0,25 thương, cảm thông và tiếp thêm niềm tin yêu cuộc đời, nghị lực sống cho những người xung quanh e.Liên hệ bản thân/một hiện tượng đáng chú ý nào đó trong đời sống 0,25 f.Khái quát lại vấn đề 0,25 3.Kết bài: 0,25 - Khẳng định vấn đề . - Liên hệ bản thân. 3 Nhà thơ Sóng Hồng từng nói “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Từ bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (SGK Ngữ văn 9, tập một) hãy làm sáng tỏ nhận định.
- 1. Yêu cầu về kĩ năng - Hiểu yêu cầu của đề, biết cách làm bài nghị luận một ý kiến bàn về văn học. - Nắm vững vấn đề nghị luận; biết giải thích, phân tích, chứng minh, đánh giá vấn đề đó qua khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương tinh tế, sâu sắc. - Bố cục rõ ràng, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày bài làm theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau: a.Mở bài: -Dẫn dắt, xác định vấn đề nghị luận: Chức năng quan trọng của thơ ca 1,0 đối với con người và thời đại nói chung. -Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí. -Khẳng định lại nhận định trên. b. Thân bài *Giải thích nhận định: -Thơ: thể loại văn học bộc lộ cảm xúc, tình cảm. 0,5 -Thơ –con người-thời đại có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng chi phối 0,5 lẫn nhau -Đứng từ góc độ nhà thơ: có sứ mệnh cao cả khi sáng tác sao cho tác 0,5 phẩm của mình phản ánh không những thực tại xã hội mà cao hơn nữa thể hiện con người, thời đại ở mức độ cao đẹp nhất. Vì thơ giàu chất trữ tình nên chủ thể trong thơ phải đáp ứng được điều đó. -> Khái quát lại: Ý kiến này bàn về mối quan hệ giữa thơ với con người 0,5 và cuộc sống thời đại đã sản sinh ra nó. Nhưng không phải miêu tả điều đó đơn giản máy móc mà thể hiện một cách cao đẹp nghĩa là ca ngợi, tự hào, yêu mến bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo. Hai yếu tố con người và thời đại không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết trong cảm xúc hình tượng thơ. -Giới thiệu khái quát bài thơ Đồng chí, con người và thời đại trong đó. 0,5 - Chứng minh vấn đề: (Thí sinh có thể làm nhiều cách chẳng hạn chỉ cần làm rõ vấn đề: “vẻ đẹp con người mang đậm chất thời đại” trong bài thơ, hoặc có thể tách hai phần “con người”, “thời đại” như định hướng dưới đây nhưng phải có sự liên hệ khăng khít) Con người cao đẹp thể hiện ở: + Đó là những người nông dân mặc áo lính ra trận tham gia đánh Pháp 1,0 bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được họ mang vẻ đẹp cao cả của lí tưởng yêu nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ nền độc lập (Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới) và luôn lạc quan, tin tưởng (Miệng cười buốt giá). +Tình đồng chí là một biểu hiện cao đẹp của người lính: cùng chan hòa, 1,0 sẻ chia gian lao, niềm vui để gắn bó keo sơn (đôi tri kỉ - Đồng chí ); cùng hiểu những nỗi niềm riêng tư, thầm kín (gửi bạn thân cày; ặm c kệ gió lung lay, nhớ người ra lính .); cùng giúp nhau vượt qua gian lao, thiếu thốn (sốt run người, áo anh rách vai – quần tôi có vài mảnh vá ),
- để rồi ( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay), đó là tình cảm xúc động, thiêng liêng của con người Việt Nam trong chiến đấu. +Nổi bật trong bài thơ thể hiện một cách cao đẹp tình đồng chí chính là 1,0 hình ảnh Đầu súng trăng treo. Đây là một sáng tạo đặc sắc, giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn. Sức gợi liên tưởng giữa súng - chiến tranh, hiện thực khốc liệt và trăng – yên bình, thơ mộng, lãng mạn , đó là một biểu tượng đẹp về người lính cũng là kết tinh phẩm chất tâm hồn Việt Nam trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Thời đại cao đẹp được thể hiện ở: +Vẻ đẹp của tình đoàn kết giai cấp, hình ảnh làng quê, ruộng đồng, cái 1,0 nghèo là chi tiết cuộc sống rất chân thực những năm 1948 khi tác giả viết bài thơ này (nước mặn đồng chua, đất cầy lên sỏi đá, ruộng nương, cày, gian nhà, giếng nước, gốc đa ) +Trong bài thơ, người lính xuất hiện trên cái nền của hiện thực khốc liệt 1,0 những ngày đầu kháng chiến trường kì (Súng bên súng, rừng hoang sương muối, chờ giặc tới ) đã thể hiện vẻ đẹp lí tưởng anh hùng của thời đại cách mạng Hồ Chí Minh. Nghệ thuật thể hiện con người và thời đại 1,0 +Ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm +Hình tượng người lính cách mạng độc đáo +Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn, bay bổng +Vận dụng các biện pháp tu từ đặc sắc +Thể thơ và giọng điệu thủ thỉ tâm tình. Đánh giá chung: -Ý kiến trên rất đúng đắn vì thơ luôn lấy con người và thời đại làm cảm 0,5 hứng sáng tạo. Con người chính là linh hồn của thời đại đã tạo ra vẻ đẹp cho con người. - Đồng chí là bài thơ độc đáo viết về anh bộ đội cụ Hồ những người nông 0,5 dân mặc áo lính, anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh, một tượng đài tráng lệ mộc mạc, bình dị mà cao cả thiêng liêng về con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh, trường kì chống Pháp, qua đó, cảm hóa ý thức sâu sắc tuổi trẻ hôm nay về lòng yêu nước và tự hào dân tộc -Liên hệ , mở rộng thêm (VD so sánh với văn bản Tây Tiến (Quang 0,5 Dũng; Bài thơ về tiểu độihxe không kính (Phạm Tiến Duật) c.Kết bài: Khẳng định lại sự đúng đắn của câu nói; giá trị của bài thơ và sự tài năng, 1,0 phong cách nghệ thuật độc đáo của Chính Hữu. Giám khảo chỉ cho điểm tối đa ở các ý khi thí sinh đảm bảo đúng kiến Lưu ý: thức và đápứ ng tốt các yêu cầu về kĩ năng. .Hết