Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tân An (Có đáp án)

Câu 1. Bài thơ nhắc đến những tác phẩm tự sự dân gian nào?

Câu 2. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

pdf 13 trang Hải Đông 05/02/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tân An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_202.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Tân An (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS TÂN AN Năm học: 2021 - 2022 ––––––––––––– Môn: Ngữ văn Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề –––––––––––––– (Đề có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau: Nếu có thể đo xương máu tiền nhân Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được Bao người mẹ, người vợ, người em - nước mắt Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa Ào ạt mấy ngàn năm Thánh Gióng Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa Mấy ngàn năm Vọng Phu xứ Bắc Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà. (Tổ quốc, Nguyễn Thế kỷ, vn/van-hoa) Câu 1. Bài thơ nhắc đến những tác phẩm tự sự dân gian nào? Câu 2. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Câu 3. Phân tích giá trị của điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm”. Câu 4. Thông điệp của bài thơ là gì?
  2. II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1 (6.0 điểm) Từ bài thơ ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận ngắn nói về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước? Câu 2: (10 điểm) Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du. Hết
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS TÂN AN BÀI KIỂM TRA HSG LỚP 9 ––––––––––––– Năm học 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn –––––––––––––– I/Hướng dẫn chung - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm (không làm tròn số). II/ Đáp án và thang điểm : Phần Câu Nội dung Điểm 1 Các tác phẩm tự sự dân gian được nhắc đến: Con Rồng, cháu Tiên; Sự 1,0 I.Đọc tích quả dưa hấu; Thánh Gióng; Sự tích Hòn vọng phu hiểu (Mỗi tác phẩm đúng cho 0,25 diểm) 2 -Thể thơ: Tự do 0,5 -Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 3 Giá trị điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm” – Khẳng định lịch sử và truyền thống ngàn đời của dân tộc chưa bao giờ 0,5 đứt gãy. – Khẳng định sức mạnh dân tộc và khao khát giữ gìn độc lập từ ngàn xưa 0,5 vẫn cuộn chảy mạnh mẽ. Đồng thời, nhấn mạnh nỗi đau chiến tranh 4 - Học sinh có thể nêu thông điệp: Niềm tự hào về Tổ quốc qua bao bão 1,0 giông vẫn vươn lên mạnh mẽ - Ngoài thông điệp trên, học sinh có thể rút ra các thông điệp khác nhưng phải dựa vào văn bản và có cơ sở thuyết phục II.Tạo Câu 1 Từ bài thơ ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận ngắn lập nói về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước? văn a. Đảm bảo thể thức bài văn 02,5 bản - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ (đủ ba phần); lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Trình bày ý mạch lạc, rõ ràng. Văn viết trong sáng, sáng tạo, có cảm xúc. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước
  4. c. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng - Giải thích tuổi trẻ là tuổi có sức khỏe, trí tuệ, tài năng, có sự nhiệt 1,0 huyết - Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên 1,0 cũng luôn phải ý thức vai trò của mình đối với đất nước. - Xác định tư tưởng, tình cảm, lý tưởng sống của tuổi trẻ 1,0 - Liên hệ, mở rộng vấn đề: + Quan tâm, theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước 0,5 hành động của mình để không bị kẻ xấu giả tạo + Tuổi trẻ trong thời kì chống giặc ngoại xâm, tuổi trẻ thời bình, lấy được dẫn chứng tiêu biểu về những người trẻ tuổi luôn luôn phấn đấu, rèn luyện 1,0 đạt được nhừng thành công trong cuộc sống - Rút ra bài học cho bản thân: Cần phải học tập , tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển 0,5 chung của quốc tế d. Sáng tạo: Cách diễn đạt .độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ 0,5 về vấn đề nghị luận e.Chính tả,ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp Câu 2 Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du. 1. Đảm bảo thể thức bài văn 0,25 - HS có kĩ năng làm bài nghị luận văn học tổng hợp, biết kết hợp các phép lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh - Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho làm sáng rõ vấn đề. - Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện. - Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm. - Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du. 3. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết phải đạt các ý cơ bản sau : a/Mở bài 0.5 - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ đã trở thành tiêu điểm của văn học trung đại.Giới thiệu được tác giả, tác
  5. của nàng đều đạt tuyệt đối hóa. Nếu nàng được sống trong một xã hội tốt đẹp thì sắc đẹp và tài năng của nàng sẽ được trân trọng, được phát triển, gia đình sống yên vui và hạnh phúc. Tiếc thay, sinh ra ở xã hội đó số phận nàng rơi vào bi kịch. - Truyện Kiều là là tiếng khóc thương cho số phận của nàng. Cái bi kịch đầu tiên Kiều phải trải qua đó là bi kịch của tình yêu tan vỡ, cốt nhục lìa tan. Kiều trở thành món hàng mua qua bán lại của bọn buôn người: Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh Thân xác bị đọa đày, nhân phẩm 1,0 bị chà đạp. Suốt mười lăm năm bơ vơ góc bể chân trời, Kiều phải chịu “hết nạn nọ đến nạn kia”, bi kịch nối tiếp bi kịch “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” . Khi gặp Thúc Sinh, Kiều bị Hoạn Thư đọa đày, khi gặp Từ Hải “Tưởng rằng phu quý phụ vinh” ai ngờ lại rơi vào tròng của Hồ Tôn Hiến.Từ Hải chết, Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục rồi gả cho viên thổ quan. Quá tuyệt vọng nàng gieo mình xuống sông Tiền Đường quyên sinh. Viết về nỗi đau của Thúy Kiều, ngọn bút của Nguyễn Du như có máu chảy, trang giấy thấm đầy nước mắt : “ Đau đớn thay phận đàn bà” – tài hoa, bạc mênh.Đó chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. (Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho phù hợp) Luận điểm 4: Liên hệ, đánh giá chung Liên hệ một số tác phẩm viết về nười phụ nữ xưa như : Bánh trôi 0,5 nước của Hồ Xuân Hương, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu Nhìn chung, người phụ nữ trong xã hội xưa được xây dựng trong các tác phẩm, họ đều là những người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh, bị xã hội 0,5 phong kiến vúi dập. Số phận của học tiêu biểu cho nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội ấy. Cái xã hộ mà trong đó con người phải chịu ràng buộc, phi lí, độc ác đối lập với đạo lí, nhân văn của con người, đẩy con người tới những bi kịch thảm thương. Văn học trung đại không chỉ trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp toàn mĩ của 0,5 người phụ nữ mà còn bày tỏ lòng cảm thương, sẻ chia, lên tiếng đòi quyền con người của họ; đồng thời tố cáo sâu sắc xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, mong muốn gột rửa dần tư tưởng xấu xa, độc ác đã ăn sâu thành đường mòn trong mỗi người và xã hội. Mặt khác, hướng con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Luận điểm 5: Mở rộng vấn đề 0,5 Cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay, vẻ đẹp về trí tuệ, tài năng đã giúp họ có cuộc sống hạnh phúc trong cuộc sống gia đình, trong công việc. Có rất nhiều người phụ nữ thành công trên nhiều lĩnh vực .sự bình đẳng, tôn trọng đối với người phụ nữ đã được xã hội rất quan tâm. (HS đưa ra được một số dẫn chứng để làm rõ/0 c. Kết bài 0.5 - Khẳng định lại vấn đề - Suy nghĩ của bản thân S Sống trong xã hội văn minh, tiến bộ ngày hôm nay, người phụ nữ đã được bình đẳng, trân trọng, phát triển và hạnh phúc. Dsong đâu đó vẫn còn rơi rớt tư tưởng lạc hậu, họ vẫn bị đàn ông bạc đãi, bạo hành. Chúng
  6. ta cần đấu tranh, lên án để bình đẳng giới được thực hiện tốt hơn và người phụ nữ được hưởng hạnh phúc mà cuộc sống trao tặng cho họ. 4. Sáng tạo: Cách diễn đạt .độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ 0,5 về vấn đề nghị luận 5.Chính tả,ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. ___ Hết___
  7. Câu Một số gợi ý chính Điểm b. Yêu cầu về kiến thức: - Từ đoạn ca khúc đề bài đưa ra yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về con đường dẫn tới thành công, từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.Giám khảo cần linh hoạt đánh giá cao những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. 1.Mở bài: giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ của câu hát được trích trong bài 0,5 Đường tới ngày vinh quang - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: con đường dẫn tới thành công 2.Thân bài: 1,5 a.Giải thích- nêu ý nghĩa: + “Chặng đường” ở đây không phải hình ảnh tả thực mà nó là ẩn dụ cho con đường đời, là đích đến của những mục tiêu, nơi con người sẽ chinh phục con đường đó. + “Hoa hồng" chỉ thành công và hạnh phúc mà con người đạt được. ->"chặng đường nào trải bước trên hoa hồng" tương ứng sự thành công, hạnh phúc hay những điều tốt đẹp trong cuộc sống. + "Mũi gai, sóng gió": Những khó khăn, thử thách, vất vả con người cần trải qua trong quá trình vươn tới thành công. + "Vinh quang": Danh vọng, thành công con người hướng tới. -> Để đạt được thành công, đi tới đường vinh quang, ta phải vượt qua khó khăn gian khổ, mất mát và đôi khi phải trả giá bằng những nỗi đau nhất định. => Ý nghĩa: Câu hát khẳng định giá trị của thành công. Không thành công nào không trải qua gian nan, khó khăn đôi khi thất bại, mất mát nên con người cần rèn luyện bản lĩnh quyết tâm, kiên trì vượt lên khó khăn, mất mát. b.Phân tích: 2,5 - Sẽ chẳng có con đường nào rải sẵn hoa hồng, nơi chỉ có những thuận lợi mời con người tiến bước. - Những con đường dù hoàn mĩ nhất, vẻ vang nhất cũng sẽ không tự nhiên có mà nó được đánh đổi bằng rất nhiều công sức, sự nỗ lực, thậm chí là hi sinh của người đã khai phá con đường ấy. - Con người phải trải qua muôn vàn những khó khăn tưởng chừng có thể làm chúng ta gục ngã, không thể vượt qua; Nhưng nếu có nghị lực, ý chí và niềm tin con người sẽ có thể vượt qua tất cả, để đi đến vinh quang. Đỉnh vinh quang là phần thưởng xứng đáng cho những ai biết nỗ lực, cố gắng. + Khó khăn, thử thách giúp con người tích lũy kinh nghiệm -> thành công Dẫn chứng: (Thí sinh biết chọn và đưa ra dẫn chứng phù hợp và thuyết phục), Ví dụ: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phải vượt qua những muôn vàn gian truân để tìm đường cứu nước; Thomas Alva Edison ( 1847-1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Không học ở trường, Edison tự học ở sách theo cách riêng của mình. Ông gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống: bán kẹo và bán báo trên các chuyến tàu hỏa từ Port Huron đến Detroit. Ông hơi điếc từ thời thanh niên. Edison được coi là một trong những nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ
  8. Câu Một số gợi ý chính Điểm 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới). c.Bàn luận, mở rộng: 2,0 - Quan niệm của nhạc sĩ Trần Lập đã gửi gắm qua lời ca từ ấy là quan niệm đúng, sâu sắc, nhưng vẫn chưa phải đầy đủ. Vì cuộc sống còn nhiều sự trả giá, tuy nhiên chưa chắc đã thành công. Đường đến thành công bên cạnh sự nỗ lực của bản thân cần có sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè. -Trái ngược với những tấm gương luôn sống đương đầu với thử thách thì không ít bạn trẻ ngày nay có lối sống nhút nhát, gặp khó khăn là nản chí, nản lòng, gục ngã trước sóng gió và dễ dàng bỏ cuộc -> không thể thành công -Cũng không ít người vì không chấp nhận thất bại, buồn đau, khó khăn mà tìm cách đi đến thành công bằng mọi thủ đoạn. -> Dẫn chứng: Nhiều người không muố nỗ lực trong cuộc sống mà muốn àm giàu ngay bằng con đường buôn lậu, trộm, cướp của giết người kết quả là họ bị sa lưới pháp luật: tù tội, tử hình, gieo bao nỗi đau cho người khác d. Bài học nhận thức và hành động: 1,0 + Cuộc sống luôn cần ý chí, nghị lực thì mới thành công + Phải sẵn sàng học tập, vượt khó khăn, ý chí quyết tâm vượt qua thử thách, đương đầu với sóng gió -> thành công. + Luôn nỗ lực hết mình -> Hãy là những người du hành thông minh, bản lĩnh trên chính con đường mà mình khai phá. 3.Kết bài. 0,5 -Khẳng định lại vấn đề: đây là quan niệm sống vừa ý nghĩa, vừa có khả năng thức tỉnh thế hệ trẻ suy nghĩ về sự thành đạt trong cuộc đời. - Lời bài hát đã mang đến cho chúng ta những động lực, tiếp thêm những động lực để ta cố gắng, để tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết hợp các thao tác đối sánh, lập luận để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục: rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ. Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt trong sáng, lưu loát, dùng từ đặt câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhung phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau: Câu 3 1. Mở bài: (10 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Chức năng của văn học (nhận thức và 0,5 điểm) giáo dục): Mỗi tác phẩm văn học không chỉ cung cấp cho người đọc những kiến thức mà còn hướng ta tới nhận thức nhất định về con người, về cuộc sống. Qua văn học, con người ta sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh và về chính bản thân mình.Sứ mệnh của người cầm bút cũng trở nên quan trọng. 2.Thân bài: 1,5 2.1. Giải thích: - Văn học: Loại hình nghệ thuật ngôn từ, phản ánh hiện thực bằng cách sáng tạo các hình tượng nghệ thuật, qua đó bày tỏ quan điểm, thái độ của người nghệ sĩ với cuộc sống.
  9. Câu Một số gợi ý chính Điểm - Lời nhận định của M. L. Kalinine đề cập đến những chức năng của văn học: Văn học làm cho con người thêm phong phú: + Văn học cung cấp cho con người tri thức về tự nhiên, xã hội, lịch sử, triết lí cuộc sống + Văn học tạo cho con người những tình cảm mới mẻ mà họ chưa có, rèn luyện cho họ những tình cảm sẵn có. + Văn học giúp con người có thêm nhiều trải nghiệm sống thông qua việc nhập thân vào nhân vật. Qua đó, văn học giúp người đọc lớn hơn. Người đọc nhận ra được hiện thực cuộc sống để hình thành các phẩm chất tốt đẹp: đức hy sinh, sống có lý tưởng, sống dâng hiến, sống vì cộng đồng, sự dũng cảm, lòng căm ghét cái ác và sẵn sàng chiến đấu vì cái thiện Văn học giúp người đọc hiểu thêm về con người + Vẻ đẹp của con người (trọng tâm là vẻ đẹp tâm hồn) + Bản chất của con người: khao khát sống, khao khát hòa bình, khao khát yêu thương, mong muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa Để đạt được những điều tác giả nhận định nói, mỗi nhà văn còn cần một hình thức nghệ thuật phù hợp và độc đáo để làm nên thành công của tác phẩm văn học, giúp tác phẩm đến gần hơn với bạn đọc. 2.2. Chứng minh Thí sinh chọn được những chi tiết tiêu biểu trong truyện, phân tích để thấy rõ thông qua tác phẩm, người đọc được cung cấp thêm hiểu biết về cuộc sống, về con người, được bồi dưỡng thêm về tư tưởng tình cảm. Có nhiều cách viết khác nhau, tuy nhiên trong bài viết, thí sinh phải nêu được: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm“Chiếc lược ngà”: Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, ông là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm 0,5 viết về cuộc sống gian nan mà hào hùng của đồng bào miền Nam trong cuộc đối đầu lịch sử với quân xâm lược Mĩ. Truyện Chiếc lược ngà sáng tác năm 1966 tại chiến trường miền Tây Nam Bộ, nội dung kể về tình cha con vô cùng đặc biệt và cảm động của người cán bộ cách mạng. a. Văn học làm cho con người thêm phong phú 1,5 Tác phẩm cung cấp cho bạn đọc hiểu biết về cuộc sống của con người Nam Bộ trong kháng chiến, những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã mang đến cho bao con người, bao gia đình, nó cũng cướp đi của con người thời gian để yêu thương, để sum vầy đoàn tụ, nó gây nên chia cách, gây nên hiểu nhầm, gây nên biết bao mất mát, đau thương. Nó cướp đi của con người cuộc sống hạnh phúc. Dẫn chứng, phân tích - Ông Sáu thoát ly đi kháng chiến, đầu năm 1946. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh chưa đầy một tuổi. Suốt mấy năm kháng chiến, anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ. - Mãi đến khi hòa bình lập lại ông Sáu mới có dịp về thăm nhà. Nôn nao và hạnh phúc khôn tả khi nghĩ đến giây phút gặp con, ông lại thấy đau khổ và thất vọng hơn khi con không nhận cha - Tám năm xa vợ xa con, ở nhà được ba ngày rồi lại lên đường, và ra đi mãi Đến tận giây phút cuối cùng, khi không còn thời gian để chăm sóc vỗ về nữa, ông mới thực sự được làm cha. Đó là sự thiệt thòi, là sự hi sinh
  10. Câu Một số gợi ý chính Điểm không thể xem là nhỏ của người chiến sĩ cách mạng. b. Văn học giúp người đọc hiểu thêm về con người : 2,0 b1. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh:Tình cha con được miêu tả cảm động ở cả hai phía: người cha cán bộ cách mạng và đứa con gái nhỏ. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước. - Bé Thu có một tình cảm chân thành, mãnh liệt mà thánh thiện dành cho cha . (HS lấy dẫn chứng, phân tích) - Tình cảm của ông Sáu dành cho con cũng mãnh liệt, sâu nặng , tình cảm ấy được tác giả thể hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà và được miêu tả kỹ lưỡng hơn khi ông ở căn cứ kháng chiến (HS lấy dẫn chứng, phân tích) -> Tình cảm của cha con ông Sáu không chỉ là tình cảm muôn thủa, có tính nhân bản bền vững, mà còn được được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo và éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh của người cán bộ cách mạng. Chính vì vậy, tình cảm ấy càng đáng trân trọng và đồng thời nó cũng cho thấy những nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống bình thường của mọi người. b.2. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng: 0,5 Dẫn chứng, phân tích + Ông Ba bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật như một người trong cuộc và xúc động thực sự khi kể lại câu chuyện: Chứng kiến nhưng cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu, ông Ba- người kể chuyện đã phải thốt lên: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người,nghe thật xót xa. Đó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm, tiếng "Ba" như vỡ tung ra từ lòng nó Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.-> lòng trắc ẩn, thấu hiểu những hy sinh mà bạn mình phải chịu đựng đã khiến ông Ba xúc động đến đau đớn tột độ + Ông Ba nhận được lời ủy thác của ông Sáu và thực hiện bằng được lời ủy thác đó: trải qua bao gian khổ của chiến tranh, ông vẫn giữ cây lược như một vật quý giá nhất của mình, mãi tới khi bé Thu trở thành cô giao liên, ông Ba mới trao được kỉ vật của người cha cho Thu. Khi trao tận tay Thu chiếc lược, giữa Thu và người đồng đội của cha mình nảy nở một tình cảm giống như tình cha con -> Qua cuộc đời nhân vật, từ cô bé Thu đến ông Sáu, ông Ba, Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rẳng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống mãi mãi bất diệt. b.3. Vẻ đẹp của tình yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc: 0,5 Dẫn chứng, phân tích - Cũng như bao người nông dân Việt Nam khác, ông Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương để lên đường đi chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sau tám năm trời xa cách, tận đến năm 1954, ông Sáu mới về thăm nhà. Được ở nhà 3 ngày, trong ba ngày ấy, đứa con gái nhỏ không nhận ra cha, Lúc cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha vì nhiệm vụ vẫn phải lên đường với một giới hạn thời gian là “Thống nhất rồi ba con
  11. Câu Một số gợi ý chính Điểm về”, để rồi lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng bé Thu gọi “Ba”. - Ông Ba: Tham gia từ cuộc kháng chiến chông Pháp (từ năm 1946) đến hòa bình (năm 1954) rồi lại tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, trở thành một “người lính già”-> ông cũng như bao người dân Việt Nam khác, cả cuộc đời tham gia kháng chiến, vì độc lập, thống nhất Tổ Quốc. - Bé Thu: Sau khi người cha hi sinh, sức mạnh của lòng căm thù đã biến cô bé Thu trở thành một người chiến sĩ thông minh, dũng cảm, để tiếp bước trên con đường mà cha đã chọn, viết tiếp bản ca chiến thắng. c. Qua đó, văn học giúp người đọc lớn hơn. 0,5 + Suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc gây ra. Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm nay, biết ơn thế hệ đi trước. + Biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho ta, trân trọng tình cảm gia đình. * Để làm nên thành công của tác phẩm, để “làm cho con người thêm 1.0 phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn” đó chính là nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm + Xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hợp lí, đã tạo được những tình huống éo le, cảm động. + Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật tài tình, giọng kể nhẹ nhàng, đằm thắm, cách kể quá khứ xen hiện tại. + Cách chọn ngôi kể cũng là một nghệ thuật đặc sắc của truyện. Kể theo ngôi thứ nhất, bác Ba vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật trong câu chuyện nên càng có tác dụng làm cho câu chuyện như thật và dễ đi vào lòng người. 2.3. Khẳng định lại vấn đề - Liên hệ, mở rộng: 1,0 -Ý kiến trên đã khẳng định chức năng cao cả của văn học: Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn, đó là căn cứ để đánh giá, thậm định đồng thời cũng là yêu cầu đối với người cầm bút và định hướng cho sự khám phá, tiếp nhận tác phẩm. - Từ nhận thức được chức năng của văn học cần ý thức vai trò quan trọng của học tác phẩm văn học, hình thành tình yêu, say mê học tập và trân trọng những giá trị văn học, từ đó, làm giàu vốn hiểu biết của con người, để ta trưởng thành hơn, tâm hồn phong phú hơn. - Việc khám phá một tác phẩm đòi hỏi người đọc sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận cái thông điệp thẩm mĩ mà tác giả gửi đến cho người đọc, cảm thụ, thưởng thức, suy ngẫm, từ đó mà nhận ra nhiều điều sâu sắc lí thú về con người và cuộc đời, làm cho tâm hồn mình mỗi ngày một phong phú, đa dạng hơn. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy nghĩ của bản thân 0,5 Cộng 20,0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. Hết