Đề luyện học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường TH và THCS Sông Khoai (Có đáp án)

Câu 2 (6.0 điểm)

Từ nội dung đọc hiểu trên, em hãy viết một bài văn ngắn về chủ đề: Tuổi trẻ cần có đam mê như thế nào để đóng góp hữu ích cho cuộc đời?

pdf 6 trang Hải Đông 05/02/2024 1480
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường TH và THCS Sông Khoai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_luyen_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề luyện học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường TH và THCS Sông Khoai (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ LUYỆNTHI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG TH&THCS SÔNG KHOAI MÔN NGỮ VĂN CẤP THỊ XÃ ––––––––––––– NĂM HỌC 2021 - 2022 ––––––––––––– Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày thi: Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 01 trang) –––––––––––––––––––– Câu 1(4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đam mê có nghĩa là bạn quan tâm tới những gì bạn làm,không phải chỉ là sự quan tâm hời hợt mà là sự quan tâm thật sự. Bạn sẽ trở thành người có động lực, thường xuyên hứng khởi và nhiệt tình. Những gì bạn làm có ý nghĩa rất quan trọng - không phải là vấn đề tiền bạc, danh vọng hay địa vị. Đó chính là sự đóng góp hữu ích cho cuộc sống con người, cho xã hội và môi trường. Nếu bạn không đam mê bạn sẽ làm gì? Nếu bạn đam mê thì bạn sẽ đam mê cái gì? Nếu không phải bây giờ thì là khi nào? (Trích Đam mê và dũng cảm, những quy tắc trong quản lí, Richard Templar, NXB Lao động, 2015) a.(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? b. (0,5 điểm) Theo văn bản, có đam mê bạn sẽ trở thành người như thế nào? c. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong câu: "Nếu không phải bây giờ thì là khi nào?" d. (1,0 điểm) Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả trong văn bản trên và ý tác dụng của cách diễn đạt đó? e. (1,0 điểm) Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5 câu) Câu 2 (6.0 điểm) Từ nội dung đọc hiểu trên, em hãy viết một bài văn ngắn về chủ đề: Tuổi trẻ cần có đam mê như thế nào để đóng góp hữu ích cho cuộc đời? Câu 3 (10.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Xuyên qua ngôn ngữ, người ta có thể khám phá, cảm nhận được hiện thực.”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Làm sáng tỏ ý kiến qua bài thwo “Đồng chí” của Chính Hữu. Hết
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN HDC ĐỀ LUYỆN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ––––––––––– CẤP THỊ XÃ NĂM 2021 - 2022 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Một số gợi ý chính Điểm a. Yêu cầu về kĩ năng: - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích vấn đề. Trình bày được những suy nghĩ của bản thân một cách thuyết phục, thấu đáo. - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, trình bày khoa học. b. Yêu cầu về kiến thức: - Đề bài đưa ra yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về vấn đề sẻ chia trong cuộc sống, từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Giám khảo cần linh hoạt đánh giá cao những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. 1. Mở bài: Câu 2 - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: tuổi trẻ cần đam mê để đóng góp 0.5 ( 6.0 cho cuộc sống. điểm) - Trích dẫn câu nói. 2.Thân bài: a. Giải thích- nêu ý nghĩa: + "Đam mê": Là cảm giác mong muốn, khát khao có được ai đó hay làm được điều gì đó, bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc. Là một quá trình 1.0 trải nghiệm, khi bạn đã trải qua quá trình thực tiễn với công việc một thời gian, cảm thấy thực sự yêu thích công việc và theo đuổi công việc sở
  3. Câu Một số gợi ý chính Điểm thích đó tới cùng cho dù phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong cuộc sống. –> Khẳng định: Tuổi trẻ cần có đam mê, có sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi đam mê đó để đóng góp hữu ích cho cuộc đời. b. Phân tích: - Đam mê quan trọng thế nào đối với cuộc sống? + Đam mê giống như ngọn lửa cháy trong tim ta. Nó hối thúc ta mỗi ngày, làm ta có thêm động lực, thêm nhiệt huyết. + Đam mê chính là chất xúc tác của thành công. Có đam mê con người sẽ 1.0 giàu nhiệt huyết để làm việc. Đam mê làm ta tích cực, siêng năng, chăm chỉ hơn, không từ bỏ mục tiêu đã đề ra, không ngừng theo đuổi con đường mình đã chọn dù biết rằng đó là một con đường gian lao. Cũng nhờ đam mê – óc sáng tạo con người mới được kích thích, thăng hoa mãnh liệt nhất. Sống với đam mê, con người sẽ trở nên lạc quan, yêu đời, giàu khát vọng cống hiến. + Nếu không có đam mê chúng ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc. - Tuổi trẻ cần có đam mê như thế nào để đóng góp hữu ích cho cuộc đời? + Tuổi trẻ là mùa xuân của mỗi cuộc đời và mỗi dân tộc, là người gánh 0.5 vác trọng trách với non sông. + Tuổi trẻ có tất cả mọi thứ đều ở đỉnh cao: sức khỏe, nhiệt huyết, trí óc, vậy chúng ta hãy đam mê, hãy đứng dậy, đi tới, dám đến những nơi chưa ai đến, làm những việc chưa ai làm. + Hãy biết lựa chọn và theo đuổi những niềm đam mê có ý nghĩa: Đam 1.0 mê trong học tập sẽ khiến chúng ta học tập trong trạng thái vui vẻ phấn khích, từ đó học tập có hiệu quả hơn, là động lực để ta học ở mọi lúc mọi nơi tiếp xúc với mọi nguồn kiến thức, từ đó mở rộng vốn hiểu biết của mình. Đam mê trong công việc sẽ khiến chúng ta hào hứng, say sưa, tìm tòi, sáng tạo, có trách nhiệm với công việc, sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao cho XH. + Khi sống với đam mê, có thể bạn sẽ vấp phải nhiều rào cản: những lời dị nghị, những người phản đối, ít người ủng hộ, hoặc nỗi sợ hãi thất bại, sợ hãi vì mất an toàn Hãy vượt qua tất cả những điều đó, hãy biết lan tỏa niềm đam mê của mình đến mọi người xung quanh. + Niềm đam mê thực sự sẽ dẫn đường cho chúng ta đi đúng hướng, sẽ tiếp thêm cho con người sức mạnh để đi đến tận cùng. c. Bàn luận, mở rộng: + Có người cả tuổi trẻ không có một niềm đam mê, cho nên cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không mục đích, làm việc gì cũng hời hợt, thờ ơ. + Có những người luôn chùng chình để tuột mất cơ hội, luôn sợ hãi để không dám hành động, luôn nhìn thấy khó khăn trong cơ hội mà chưa biết 1.0 tạo ra cơ hội trong khó khăn. + Nếu đam mê mà chỉ ngồi đó không làm gì thì cũng không có kết quả. Đừng mơ hồ, đừng chần chừ mà hãy hành động, bằng niềm đam mê của mình hãy biến ước mơ,hoài bão của chính mình thành hiện thực. + Kể câu chuyện về những người trẻ tuổi theo đuổi đam mê và thành
  4. Câu Một số gợi ý chính Điểm công. (d/chứng) d. Bài học nhận thức và hành động: 0.5 + Tuổi trẻ phải hun đúc một ngọn lửa đam mê để sống có ích, để cống hiến cho cuộc đời tất cả những gì đẹp đẽ nhất. 3. Kết bài: Khẳng định vấn đề. 0,5 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết hợp các thao tác lập 0.5 luận để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục: rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ. Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt trong sáng, lưu loát, dùng từ đặt câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: - Dẫn dắt, trích dẫn nhận định. 0,5 2.Thân bài: 2.1. Giải thích: - Ngôn ngữ: Hệ thống từ ngữ và những quy tắc, cách thức kết hợp chúng 1,5 trong tác phẩm văn học. - Hiện thực: Phạm vi đời sống được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. - >Ý kiến thể hiện một quan điểm đúng đắn về vai trò của ngôn ngữ văn Câu 3 học: Ngôn ngữ trong văn học là phương tiện để biểu đạt hiện thực xã hội (10 và hiện thực tâm hồn con người; người đọc phải thâm nhập vào thế giới điểm) ngôn ngữ của tác phẩm để có thể khám phá được hiện thực mà tác phẩm phản ánh. 2.2. Bàn luận: -Ngôn ngữ là chất lượng đặc thù của văn học: Đó là ngôn ngữ được chắt lọc, gọt rũa mang những đặc trưng riêng như: tính hàm súc, tính biểu 1.0 cảm, tính hình tượng, tính đa nghĩa -Ngôn ngữ là phương tiện phản ánh hiện thực đời sống con người, hiện thực trong trong tâm hồn với những rung động trước ngoại cảnh, những nỗi niềm suy tư sâu kín. - Hiện thực được phản ánh trong văn học không phải là sự sao chép y nguyên từ đời sống mà là sự chọn lọc, khúc xạ qua cái nhìn riêng của người nghệ sỹ. - Mỗi người nghệ sỹ có cách lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ riêng để phản ánh, tái tạo hiện thực. Ngôn ngữ tác phẩm góp phần khẳng định tài năng của tác giả, trở thành cầu nối văn chương giữa người viết và người đọc, giữa người đọc và hiện thực. 2.3. Chứng minh Thí sinh chọn được những chi tiết tiêu biểu trong bài thơ “Đồng chí”, phân tích để làm rõ vấn đề. Có nhiều cách viết khác nhau, tuy nhiên trong bài viết, thí sinh phải nêu được:
  5. Câu Một số gợi ý chính Điểm a. Giới thiệu khái quát. - Chính Hữu, nhà thơ – chiến sỹ trong suốt những năm tháng chống Pháp và chống Mỹ, thơ ông thường viết về đề tài người lính và chiến tranh với giọng thơ bình dị, cảm xúc dồn nén, thiết tha, trầm hùng, ngôn ngữ mộc 0.5 mạc, giản dị. - “Đồng chí” viết năm 1948 tại chiến khu Việt bắc, là một trong những bài thơ đặc sắc viết về anh bộ đội Cụ Hồ trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Bµi th¬ ngîi ca t×nh ®ång chÝ cao c¶ thiªng liªng, gian khæ cã nhau, vµo sinh ra tö cña nh÷ng ng­êi n«ng d©n mÆc ¸o lÝnh gi÷a thêi khãi löa. b. Ngôn ngữ của bài thơ “Đồng chí” -Từ ngữ giản dị, hàm súc: Dùng nhiều thành ngữ và cụm từ theo lối thành ngữ (nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá ) Dùng các từ ngữ có tính cặp đôi: (Anh – tôi; áo anh – quần tôi ), những từ diễn tả sự gắn kết bền chặt của tình đồng đội (đôi, bên, sát, chung, nắm ) -Hình ảnh thơ mộc mạc, vừa tả thực, vừa giàu sức khái quát: Áo anh rách 2.5 vai, quần tôi có vài mảnh vá, rừng hoang sương muối, đầu súng trăng treo - Các biện pháp tu từ: Phép điệp, nhân hóa, phép đối - Cách tổ chức ngôn ngữ linh hoạt thành các dòng thơ ngắn, dài đan xen. - Ngôn ngữ thơ cũng quyết định giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, bình dị, chân chất, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày của những người nông dân mặc áo lính. c. Hiện thực được khám phá qua ngôn ngữ. - Cuộc sống, chiến đấu của người lính trong những năm đầu kháng chiến 2.5 chống Pháp: quân trang thiếu thốn, thời tiết khắc nghiệt, bệnh tật rình rập, hoàn cảnh chiến đấu gian khổ (D/c: lấy trong bài thơ, có thể lấy thêm dẫn chứng trong bài thơ “Tây Tiến” – Quang Dũng “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ) - Tình đồng đội gắn kết, keo sơn giữa những người lính cùng chung hoàn cảnh xuất thân giai cấp nông dân, họ thấu hiểu hoàn cảnh tâm tư của nhau, cùng nhau chia sẻ, động viên nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. (D/c trong bài thơ, có thể lấy thêm dẫn chứng trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật. ), Nhấn mạnh: Đây là tình cảm mới xuất hiện trogn kháng chiến chống Pháp giữa những người nông dân mặc áo lính thời binh lửa. - Tình đồng đội cùng chung lý tưởng, nhiệm vụ giải phóng đất nước, trong gian khổ hiểm nguy họ vẫn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng (D/c: khổ thơ cuối với hình ảnh “đầu súng trăng treo”). Phân tích hình ảnh ẩn dụ khẩu súng và vầng trăng, phân tích chất hiện thực và lãng mạn trong tâm hồn người chiến sỹ. => Cuộc kháng chiến chống TDP lần thứ 2 đã cách chúng ta hơn 70 năm rồi, và hình ảnh anh bộ độ Cụ Hồ những năm đó cũng khác rất nhiều so với hình ảnh anh bộ đội thời chống Mỹ. Tuy nhiên, bằng hệ thống ngôn ngữ cô đọng và hàm súc, Chính Hữu đã giúp người đọc hình dung ra hiện thức một cách rõ ràng, sinh động.
  6. Câu Một số gợi ý chính Điểm 2.3. Đánh giá – Liên hệ, mở rộng: - Bài thơ “Đồng chí” hướng về hiện thực của đời sống và con người trong 1.0 kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, đời thường. Ngôn ngữ mộc mạc, cô đọng giúp tác giả biểu hiện tự nhiên, chân thực hiện thực đó. - Ý kiến đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với một tác phẩm văn học, để lại bài học sâu sắc với người sáng tác và người tiếp nhận. - Với người sáng tác: không ngừng sáng tạo những cách thức sử dụng ngôn ngữ riêng biệt, giàu ý nghĩa thẩm mỹ, nâng cao khả năng biểu đạt của ngôn ngữ văn chương. - Với người tiếp nhận: Tìm ra con đường giải mã các tín hiệu ngôn ngữ trong văn bản, khám phá hiện thực đời sống, tâm hồn con người cũng như tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. 3. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến và sự thành công của tác phẩm, nêu suy nghĩ. 0.5 Cộng 20,0 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích bài thơ theo trình tự mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. Hết