Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

Câu 1: ( 3 điểm)
Bạn Tâm đang ở 150 Đông gọi điện cho bạn Minh đang ở 1050 Đông lúc 5 giờ ngày 2 tháng 2 năm 2011. Hỏi bạn Minh nhận được điện thoại của Tâm lúc mấy giờ ( Giờ địa phương) vào ngày tháng năm nào?
doc 3 trang Hải Đông 05/02/2024 2100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Phòng GD và ĐT Krông Ana (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN KRÔNG ANA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUỆN PHÒNG GD&ĐT Năm học 2010-2011 Môn : Địa lý- lớp 9 Thời gian 150 phút( không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 3 điểm) Bạn Tâm đang ở 150 Đông gọi điện cho bạn Minh đang ở 1050 Đông lúc 5 giờ ngày 2 tháng 2 năm 2011. Hỏi bạn Minh nhận được điện thoại của Tâm lúc mấy giờ ( Giờ địa phương) vào ngày tháng năm nào? Câu 2: ( 5 điểm ) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ THEO CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2006 Địa phương Dân số ( Nghìn người) Diện tích ( Km2 ) Cả nước 84 155,8 331 211,8 Đồng bằng Sông Hồng 18 207,9 14 862,5 Trung du miền núi Bắc bộ 12 065,4 101 559,5 - Đông bắc 9 458,5 64 025,2 - Tây Bắc 2 606,9 37 533,8 Duyên hải miền Trung 19 530,6 95 918,1 Tây Nguyên 4 868,9 54 659,6 Đông Nam Bộ 12 067,5 34 807,7 Đồng bằng sông Cửu Long 17 415,5 40 604,7 a.Tính mật độ dân số trung bình của cả nước và các vùng nêu trên. b.Nêu nhận xét, cho biết nguyên nhân và phương hướng khắc phục tình trạng phân bố dân cư bất hợp lý hiện nay ở nước ta. Câu 3:( 2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Câu 4: ( 6 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 NĂM Diện tích Sản lượng NĂM Diện tích Sản lượng ( Nghìn ha) ( Nghìn tấn) ( Nghìn ha) ( Nghìn tấn) 1990 6.064,8 19 225,1 1998 7 362,7 29 145,5 1993 6 559,4 22 836,5 2000 7 666,3 32 529,5 1995 6 765,6 24 963,7 2005 7 329,2 35 832,9 a.Tính năng suất lúa trung bình cả năm của nước ta giai đoạn 1990-2005. ( tạ/ha) b.Vẽ biểu đồ năng suất lúa của nước ta giai đoạn nói trên. c. Nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của sản lượng và năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn 1990-2005. Câu 5:( 4 điểm). Hãy nêu sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây nguyên, giải thích vì sao có sự khác biệt đó? Hết Chú ý: - Thí sinh được sử dụng Atlat địa lý Việt Nam. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh SBD
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2010-2011 MÔN : ĐỊA LÝ Câu 1: ( 3 điểm) HS phải làm sáng tỏ được: - Bạn Tâm ở 15 0 Đông còn bạn Minh đang ở 1050 Đông vậy hai bạn cách nhau 900 đi về phía đông . ( 1 điểm.) -Một múi giờ là 150 kinh tuyến nên bạn Tâm ở 150 đông tức là múi giờ số 1, còn bạn Minh ở 1050 Đông nên ở múi giờ số 7.Vậy hai bạn ở cách nhau 6 múi giờ .( 1 điểm). - Như vậy bạn Tâm gọi điện lúc 5 giờ ( Giờ địa phương) ngày 2 tháng 2 năm 2011 bạn Minh sẽ nhận được điện của bạn Tâm lúc 11 giờ ngày 2 tháng 2 năm 2011.( 1 điểm) Câu 2: ( 5 Điểm) Học sinh phải tính nêu cách tính : Mật độ dân số= dân số/ Diện tích và kết quả tính được lập thành bảng số liệu ( 1 điểm ) MẬT ĐỘ DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA CẢ NƯỚC VÀ CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2006 Địa phương Mật độ dân số ( Người / Km2 ) Cả nước 254 Đồng bằng Sông Hồng 1225 Trung du miền núi Bắc bộ 119 - Đông bắc 148 - Tây Bắc 69 Duyên hải miền Trung 204 Tây Nguyên 89 Đông Nam Bộ 511 Đồng bằng sông Cửu Long 429 * .Nhận xét: Phân bố dân cư của nước ta không đều: ( 2 điểm ) - Giữa các vùng đồng bằng và miền núi và cao nguyên: ( 1 điểm) Tập trung đông ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long: Đồng bằng Sông Hồng có mật độ cao nhất cả nước, gấp 4,8 lần so với cả nước và 13,8 lần Tây nguyên.; 17,8 lần so với Tây Bắc. - Phân bố không đều giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long: Đồng bằng sông Hồng có mật độ gấp 2,58 lần đồng bằng sông Cửu long. ( 0.5 điểm) - Phân bố không đều trong nội bộ vùng: ( 0.5 điểm) Trung du miền núi Bắc bộ có mật độ trung bình 119 người/ Km2 ; Đông Bắc có mật độ trung bình 148 người/ Km2 ; Tây Bắc có mật độ trung bình 69 người/ Km2 * Nguyên nhân: ( 1 điểm ) - Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên; - Lịch sử khai thác lãnh thổ; - Trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng. * Phương hướng ( 1 điểm) - Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước. - Phát triển kinh tế ở miền núi nhằm thu hút lao động ở miền đồng bằng lên. - Nâng cao mức sống kinh tế và văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số. - Hạn chế di dân tự do.
  3. Câu 3: ( 2 điểm) HS kể tên được 10 tỉnh thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng:Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phú, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình.( Hà Tây đã sát nhập vào TP Hà Nội) Câu 4: 6 điểm a. Tính năng suất lúa cả năm: ( 1 điểm) Học sinh phải nêu cách tính: Năng suất = Sản lượng / Diện tích. Kết quả tính được lập thành bảng số liệu mới. DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM GIAI ĐOẠN 1990-2005 Diện tích Sản lượng Năng Diện tích Sản lượng Năng suất NĂM ( Nghìn ( Nghìn suất NĂM ( Nghìn ( Nghìn ( Tạ/ha) ha) tấn) ( Tạ/ha) ha) tấn) 1990 6.064,8 19 225,1 31,8 1998 7 362,7 29 145,5 39,6 1993 6 559,4 22 836,5 54,8 2000 7 666,3 32 529,5 42,4 1995 6 765,6 24 963,7 369 2005 7 329,2 35 832,9 48,9 b.Vẽ biểu đồ thể hiện năng suất lúa cả năm giai đoạn 1990-2005 ( 2 Điểm) - Học sinh vẽ biểu đồ hình cột trên hệ trục : Đảm bảo đẹp, chính xác, có ghi tên biểu đồ. c. Nhận xét và giải thích: + Nhận xét: 1,5 điểm - Trong giai đoạn 1990-2005 diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta đều tăng . Diện tích tăng liên tục từ năm 1990-2000. Giai đoạn từ năm 2000 - 2005 giảm. Sản lượng tăng liên tục và tăng từ 19 225,1 nghìn tấn lên 35 832,9 nghìn tấn.( Tăng 86,4%) Năng suất tăng khá nhanh từ 31,8 ta/ha lên 48,9 ta/ha. ( Tăng 53,8%). - Như vậy sản lượng và năng suất tăng nhanh , diện tích tăng chậm. + Giải thích: 1,5 điểm - Diện tích tăng chậm và không đều. Giai đoạn 1990-2000 tăng là do đẩy mạnh thâm canh và mở rộng diện tích ( Đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long).Giai đoạn 2000-2005 giảm do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và một phần chuyển sang làm đất thổ cư và đất chuyên dùng khác. - Năng suất lúa tăng do ứng dụng thành tựu khoa học vào trong việc thâm canh tăng năng suất, đặc biệt là việc đưa các giống lúa mới có năng suất cao phù hợp với các vùng sinh thái vào trồng đại trà trong cả nước. - Sản lượng tăng một phần do mở rộng diện tích, song chủ yếu là do tăng năng suất và tăng vụ. Câu 5: ( 4 điểm). Học sinh nêu được *Khác nhau: ( 1 điểm) - Ở Trung du miền núi Bắc Bộ: chủ yếu phát triển cây chè và một số cây có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới như: Hồi, Quế, Sơn - Ở Tây nguyên : Chủ yếu phát triển cây công nghiệp nhiệt đới như : Cà phê, Cao su, Hồ tiêu ; Ở các khu vực có địa hình cao có thể trồng được chè. * Giải thích : ( 3 điểm) - Trung du miền núi Bắc bộ là vùng có mùa đông lanh nhất nước ta, khí hậu và đất đai thích hợp cho việc phát triển các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới đặc biệt cây chè. - Tây nguyên với khí hậu nóng ẩm, đất đỏ ba dan thuận lợi cho các cây công nghiệp nhiệt đới phát triển đặc biệt Cà phê, Cao su, Hồ tiêu Các vùng cao của Tây nguyên do có sự phân hóa của khí hậu theo độ cao, khí hậu mát mẻ như Lâm đồng nên có thể trồng được chè./