Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vân Lĩnh

Câu 1: Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng:
A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố B. Số nguyên tử trong mỗi chất
C. Số phân tử trong mỗi chất D. Số nguyên tố tạo ra chất
docx 4 trang Hải Đông 29/02/2024 1200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vân Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vân Lĩnh

  1. TRƯỜNG THCS VÂN LĨNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ TX. Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 120 phút. Đề thi có 03 trang Phần I: Trắc nghiệm khách quan (10,0 điểm). Chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng: A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố B. Số nguyên tử trong mỗi chất C. Số phân tử trong mỗi chất D. Số nguyên tố tạo ra chất Câu 2: Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môi trường vì: A. Rất độc B. Tạo bụi cho môi trường C. Làm giảm lượng mưa D. Gây hiệu ứng nhà kính Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng: FexOy + H2SO4 ￿ Fex(SO4)y + H2O Với x # y thì giá trị thích hợp của x và y lần lượt là: A . 1 và 2 B. 2 và 3 C. 2 và 4 D. 3 và 4 Câu 4: Hai chất khí có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì: A. Khối lượng của 2 khí bằng nhau B. Số mol của 2 khí bằng nhau C. Số phân tử của 2 khí bằng nhau D. B,C đúng Câu 5: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột màu trắng gồm: CaO, Na 2O, MgO và P2O5. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên? A. Dùng nước và dung dịch H2SO4 B. Dùng dung dịch H2SO4 và phenolphtalein C. Dùng nước và giấy quì tím D. Không có chất nào thử được Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất X rồi sản phẩm thu được vào nước vôi trong dư thu được kết tủa trắng. X là: A. CH4 B. C C. CO2 D. CO Câu 7: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau: Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây? A. O2, N2, H2 B. H2, O2, HCl C. NH3, HCl, Cl2 D. NH3, HCl, CO2 Câu 8: Cho dãy các chất sau, dãy nào gồm các chất đều là oxit? A. CO, Na2O, P2O5, Al2O3 B. CO2, NaOH, H3PO4, Al2O3 Trang 1/3
  2. C. CuO, NaCl, H3PO4, Al(OH)3 D. CO, H2SO4, Na3PO4, Fe2O3 Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau: Na ￿ X ￿ H2O ￿ Y ￿ Na2CO3 X, Y có thể là: A. H2 và NaOH B. NaOH và Na2SO3 C. NaOH và NaCl D. NaOH và CO2 Câu 10. Sự oxi hóa chậm là: A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt B. Sự oxi hóa mà không phát sáng C. Sự oxi hóa tỏa nhiệt mà không phát sáng D. Sự tự bốc cháy Câu 11: Để làm khô một mẩu khí CO2 ẩm ( có lẫn hơi nước) ta dẫn mẫu khí này qua: A. NaOH đặc B. H2SO4 đặc C. Nước vôi trong dư D. CaO Câu 12: Chỉ từ các chất KMnO 4, NaCl, H2SO4 loãng, Zn có thể điều chế được mấy khí? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 13: Hòa tan 1 mol H2SO4 vào 18g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: A. 84,22% B. 84,15% C. 84,25% D. 84,48% Câu 14: Cho 10,5g hỗn hợp hai kim loại Cu và Zn vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm của hỗn hợp kim loại là: A. 38,1% và 61,9% B. 39% và 61% C. 40% và 60% D. 35% và 65% Câu 15: Hoàn tan 50g CaCO3 vào dung dịch HCl dư. Biết hiệu suất phản ứng là 85%. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là: A. 0,93 lít B. 95,2 lít C. 9,52 lít D. 11,2 lít Câu 16: Cho 16,2 gam kim loại M tác dụng với 0,15 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít khí H 2 (đktc). Kim loại M là” A. Fe B. Ca C. Al D. Mg Câu 17: A chứa 85,17% C và 14,29% H biết 1 lít khí A (đktc) nặng 1,25g. A là: A. C2H4 B. CH4 C. C2H2 D. C6H6 Trang 2/3
  3. Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 34. Trong đó tỉ lệ giữa số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 11:6. Số proton trong nguyên tử X là: A. 11 B. 10 C. 12 D. 13 Câu 19: Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H 2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe2O3, Fe3O4 có khối lượng là 24g đung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là: A. 20,8g B. 11,2g C. 22,4g D. 16,8g Câu 20: Cho hỗn hợp Fe và Zn tác dụng với hỗn hợp gồm 0,01 mol HCl và 0,05 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được chất rắn A, dung dịch B và khí C. Cho C đi qua CuO dư, nung nóng thu được m gam Cu, m có giá trị là: A. 5,32g B. 3,52g C. 2,35g D. 2,53g PHẦN TỰ LUẬN (10,0 điểm) Câu 1 (2,5 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: Na, CaO, Na2O, P2O5, NaCl. Câu 2 (1,5 điểm): Đặt 2 chiếc cốc thủy tinh lên đĩa cân và điều chỉnh cân thăng bằng, lấy a gam mỗi kim loại Al và Fe cho vào hai cốc đó, rồi rót từ từ vào hai cốc cùng một lượng dung dịch chứa b mol HCl. Tìm điều kiện giữa a và b để cân thằng bằng Câu 3 (2,0 điểm): Để đốt cháy 0,672 gam kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53g KMnO4. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy xác định kim loại R? Câu 4 (2,0 điểm): Cho hỗn hợp khí A gồm CO2 và O2 có tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:1. a) Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với không khí b) Tính thể tích (đktc) của 10,5g khí A. Câu 5 (2 điểm): Cho 29,6 g hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với oxi không khí, sau phản ứng thu được 39,2 g hỗn hợp A gồm (CuO, FeO, Fe2O3 và Fe3O4). Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. Tính khối lượng muối sunfat thu được. Trang 3/3
  4. Hết Họ và tên thí sinh SBD Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/3