Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Lâm Thao (Có đáp án)

Câu 2 (2,0 điểm). Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ câu văn:
Nếu một người dùng facebook không công khai thông tin cá nhân ở vài mục cơ bản, avatar không phải hình ảnh “chính chủ”, không post hình ảnh, note, status... sẽ làm người khác “cảnh giác” khi giao tiếp, thậm chí sẽ không kết nối với một facebook như vậy.
docx 4 trang Hải Đông 21/02/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Lâm Thao (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_8_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Lâm Thao (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6,7,8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN THI: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc ngữ liệu dưới đây và trả lời câu hỏi: Bên cạnh những mặt tích cực thì việc kết nối và giao tiếp qua Internet cũng gây không ít “phiền toái” cho người dùng, đặc biệt là lớp trẻ. “Mạng” giúp thông tin nhanh hơn, phong phú, dễ kiểm chứng hơn nên thông tin ngày càng tăng độ chính xác. Tất nhiên cùng với đó còn có những “fake news” hoặc thông tin cá nhân bị lợi dụng. Những yêu cầu về sự chính danh trong kết nối qua Internet cũng chính đáng như khi kết nối trong cuộc sống thực. Chỉ cần lướt qua facebook cũng có thể biết được vài nét về “chủ nhân” qua việc bày tỏ quan điểm, thái độ về xã hội hay về một sự việc nào đó. Nếu một người dùng facebook không công khai thông tin cá nhân ở vài mục cơ bản, avatar không phải hình ảnh “chính chủ”, không post hình ảnh, note, status sẽ làm người khác “cảnh giác” khi giao tiếp, thậm chí sẽ không kết nối với một facebook như vậy. Kết nối, dù trên mạng, cũng là giao tiếp giữa những con người, đứng trong bóng tối mà chìa tay ra khác gì bóng ma, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất an. Một đặc điểm của giao tiếp thời đại Internet là sự bình đẳng: Trên mạng mỗi người đều có quyền tự do bày tỏ, bộc lộ, phản đối, tán thành thì cũng phải chấp nhận người khác như thế. Ứng xử như thế nào sẽ nhận được thái độ như vậy của phần lớn người tham gia tương tác. (Nguyễn Thị Hậu, Theo Internet) Câu 1 (1,0 điểm). Trong câu văn: Kết nối, dù trên mạng, cũng là giao tiếp giữa những con người, đứng trong bóng tối mà chìa tay ra khác gì bóng ma, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất an, theo em hình ảnh “bóng ma” có ý nghĩa gì? Câu 2 (2,0 điểm). Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ câu văn: Nếu một người dùng facebook không công khai thông tin cá nhân ở vài mục cơ bản, avatar không phải hình ảnh “chính chủ”, không post hình ảnh, note, status sẽ làm người khác “cảnh giác” khi giao tiếp, thậm chí sẽ không kết nối với một facebook như vậy. Câu 3 (1,0 điểm). Ngữ liệu trên nhắn nhủ tới mỗi chúng ta thông điệp gì? II. VIẾT (16,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (10 – 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về hậu quả của việc dùng mạng xã hội không đúng cách. Câu 2 (12,0 điểm) Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kỳ vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây. Bằng hiểu biết về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết - Họ và tên thí sinh : Số báo danh - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. PHÒNG GD&ĐT LÂM THAO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6,7,8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022 – 2023 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8 I. ĐỌC HIỂU Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1 Ý nghĩa của hình ảnh “bóng ma”: 1,0 - “Bóng ma”: ẩn dụ chỉ những điều bị ẩn giấu, khuất lấp, khó nhìn 0,5 thấy, khó đánh giá và cảm nhận được. - “Bóng ma” trên kết nối mạng: là những nguy hiểm, rủi ro tiềm ẩn trong thế giới mạng, con người khó mà lường trước được. Nếu không 0,5 cẩn thận có thể bị “dắt mũi”, lừa đảo, ảnh hưởng những điều tiêu cực 2 2,0 - Biện pháp tu từ trong câu văn: Liệt kê (Đưa ra các thông tin: không công khai thông tin cá nhân ở vài mục cơ bản, avatar không phải hình 0,5 ảnh “chính chủ”, không post hình ảnh, note, status của người dùng facebook). - Tác dụng: 1,5 + Giúp câu văn thêm sinh động, đa dạng, phong phú về mặt thông tin. + Nhấn mạnh dấu hiệu của một người dùng facebook không “chính chủ”, đó có thể là người dùng ảo với mục đích xấu. + Đưa ra những thông tin cảnh báo, nhắc nhở đối với người dùng facebook để có phương pháp sử dụng một cách hợp lí. 3 Thông điệp từ ngữ liệu: 1,0 - Mạng internet có nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác hại. - Người dùng mạng cần tỉnh táo, cảnh giác trước những thông tin trên mạng xã hội để tránh những những hậu quả không đáng có. - Cần có thái độ ứng xử đúng đắn, văn minh trên mạng xã hội để việc sử dụng mạng trở nên hiệu quả. II. VIẾT Câu Yêu cầu cần đạt Điểm * Yêu cầu về hình thức: 0,5 - Đảm bảo đúng hình thức, bố cục một đoạn văn. - Đảm bảo về mặt dung lượng: 10 – 12 câu. * Yêu cầu về nội dung: 3,5 - Giải thích: Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối với người khác. Mạng xã hội có nhiều lợi ích nhưng nếu không biết cách dùng có thể để lại nhiều hậu quả. - Thực trạng: Nhiều người sử dụng mạng xã hội không đúng cách, đặc biệt là giới trẻ. - Hậu quả: 1 • Sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến xao nhãng công việc, học tập. Nhiều bạn trẻ quên ăn quên ngủ, sa sút học hành, • Tạo nên những thói quen xấu hoặc ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực từ mạng xã hội: nghiện facebook, nghiện game, lười biếng, đua đòi theo những điều vô bổ, không lành mạnh, có nguy cơ bị lừa đảo • Ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nếu dùng quá nhiều: gây ra các bệnh về mắt, cột sống
  3. - Nguyên nhân: Người dùng không kiểm soát thời gian lên mạng xã hội, không làm chủ được bản thân, không có quan điểm sống đúng đắn - Biện pháp: Hiểu rõ lợi ích và tác hại của mạng xã hội, có kế hoạch sử dụng hợp lí để tận dụng những lợi ích và ngăn chặn mặt trái của mạng xã hội; xây dựng lối sống lành mạnh, quan điểm sống đúng đắn a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ các phần 0,25 mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. - Thân bài: Làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm. - Kết bài: Khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự nhận 11,5 thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau: 1. Khái quát được ý kiến - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Khái quát nội dung ý kiến: khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê 1,0 hương với người đọc không chỉ bởi cảnh vật vùng biển quê ông được miêu tả rất đẹp bằng ngòi bút tinh tế mà còn hấp dẫn bởi tình yêu chân thành, tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho con người quê hương. 2. Chứng minh, phân tích * Luận điểm 1: Bài thơ hấp dẫn người đọc trước hết bởi cảnh vật vùng biển quê hương hiện lên thật tự nhiên mà cũng thật đẹp. 2 - Ngay ở lời thơ mở đầu nhà thơ đã giới thiệu với người đọc về quê 4,0 hương yêu dấu của mình với nghề nghiệp và vị trí cụ thể, thể hiện niềm tự hào về một vùng quê chài lưới thanh bình. - Vùng quê đó càng đẹp hơn khi tác giả tả cảnh dân chài ra khơi vào buổi sớm mai hồng: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng => những tính từ tái hiện cảnh ban mai với bầu trời trong trẻo, khoáng đạt, nhuốm nắng hồng bình minh, báo hiệu chuyến ra khơi yên lành, hứa hẹn mẻ cá bội thu. - Hình ảnh con thuyền: + Nhẹ, hăng - tuấn mã + Phăng, mạnh mẽ, vượt trường giang => Một loạt động từ mạnh, so sánh con thuyền - tuấn mã đã diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền, toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn rất riêng của nó. + Cánh buồm, giương to - mảnh hồn làng + Rướn thân, thâu, góp gió => So sánh, nhân hóa độc đáo, cách sử dụng động từ mạnh gợi vẻ đẹp bay bổng, thơ mộng mang ý nghĩa lớn lao, làm cho cánh buồm mang hơi thở, nhịp đập, hồn vía của quê hương. Cánh buồm trở thành biểu tượng của quê hương làng chài. => Bức tranh thiên nhiên vùng biển hiện lên thật tươi sáng và sống động dưới nét vẽ tài tình của nhà thơ. * Luận điểm 2: Bài thơ còn hấp dẫn người đọc bởi tình yêu đặc biệt của nhà thơ dành cho người dân vạn chài nơi đây. - Người dân vạn chài ra khơi đầy khí thế, hứng khởi: + Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá + Chiếc thuyền – hăng như con tuấn mã + Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. 4,0
  4. => Động từ mạnh, so sánh, nhân hóa => Tinh thần hăng hái, phấn khởi của người dân chài khi ra khơi đánh cá, ẩn chứa trong câu thơ là niềm tự hào và tình yêu của tác giả với những con người ở quê hương. - Người dân chài hạnh phúc khi trở về bến sau chuyến ra khơi: + Ồn ào trên bến đỗ. + Tấp nập đón ghe về. + Cá đầy ghe, con cá tươi ngon thân bạc trắng => Từ láy, tính từ gợi tả => không khí vui tươi, phấn khởi của những người dân chài sau chuyến ra khơi với những mẻ cá bội thu. + Hình ảnh người dân chài: làn da ngăm rám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm => bút pháp tả thực và lãng mạn đã khắc họa hình ảnh những con người khỏe mạnh rắn rỏi – một vẻ đẹp rất đặc trưng của con người nơi đây. => Ẩn chứa sau những câu thơ là tình yêu và niềm tự hào của tác giả với những vẻ của con người trong lao động. - Bài thơ kết thúc trong nỗi nhớ về những người dân chài và quê hương của tác giả: + Nhớ về những sự vật bình dị, gần gũi của quê hương: màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền rẽ sóng ra khơi, mùi mặn nồng => Phép liệt kê cùng cách biểu hiện tình cảm trực tiếp thể hiện nỗi nhớ cụ thể, chân thành, nồng hậu, thắm thiết, sâu sắc với quê hương. => Nỗi nhớ những sự vật bình dị ấy cũng là nỗi thương nhớ về những con người thân thuộc ở quê hương, những người gắn bó máu thịt với biển cả để xây dựng quê hương, đất nước * Luận điểm 3: Tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên và con người quê hương được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc - Thể thơ tám chữ. - Kết hợp đa dạng các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Biện pháp tu từ đặc sắc: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ - Từ ngữ, hình ảnh bay bổng, lãng mạn. - Giọng điệu tha thiết, trìu mến; âm hưởng thơ khỏe khoắn, mạnh mẽ. => Góp phần miêu tả vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên và tình yêu sâu sắc 1,5 của tác giả với người dân làng chài. 3. Đánh giá - Khẳng định sức hấp dẫn trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kỳ vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây 1,0 cũng như dành cho quê hương, đất nước. - HS có liên hệ, mở rộng các tác phẩm cùng chủ đề. (Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm)