Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ánh Hồng (Có đáp án)

Câu 3 (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về dòng thơ "Lặng lẽ để hồi sinh"?
Câu 4 (0,5 điểm) Thông điệp ý nghĩa nhất em rút ra được qua đoạn trích trên là gì?
Vì sao em chọn thông điệp đó?
pdf 8 trang Hải Đông 05/02/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ánh Hồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Ánh Hồng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TẠO QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ-NĂM HỌC 2021-2022 ––––––––––––– Môn thi:NGỮ VĂN 9 Ngày thi: Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này gồm có 02 trang) I. Phần đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cuộc sống vẫn bình yên trong mỗi căn nhà Con vẫn học qua online trực tuyến Bố, mẹ giao ban cơ quan qua máy tính Cả nước đồng lòng đẩy lùi cuộc chiến Hiện hình trên màn ảnh ti-vi Phía ngoài bệnh viện trầm tư Nhưng bên trong là nhịp chân hối hả Vì mạng sống của hàng trăm người bệnh Thầy thuốc đâu quản gian nguy Vẫn biết lưỡi hái tử thần không ngoại trừ ai hết! Ơi mỗi con người đất Việt Đã từng chiến thắng ngoại xâm Nay thấm thía trong tâm Tự nguyện cách ly Vì trường tồn cuộc sống Lặng lẽ để hồi sinh Cho những ngày thắng dịch! (Trích Lặng lẽ để hồi sinh - Nguyễn Hồng Vinh, Hà Nội, 4/4/2020) Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5 điểm) Chỉ ra những việc làm thể hiện sự đồng lòng của cả nước để đẩy lùi dịch bệnh trong đoạn trích? Câu 3 (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về dòng thơ "Lặng lẽ để hồi sinh"? Câu 4 (0,5 điểm) Thông điệp ý nghĩa nhất em rút ra được qua đoạn trích trên là gì? Vì sao em chọn thông điệp đó? II. Phần làm văn (18,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về vai trò của tình đoàn kết trong cuộc sống. Câu 2 (12,0 điểm) Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
  2. Qua thi phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ___Hết___ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC TẠO QUẢNG YÊN SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ NĂM 2021-2022 ––––––––––– Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: (Hướng dẫn này có 06 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN CÂU MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH ĐIỂM I. Phần 1 Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do. 0,5 đọc 2 Những hành động thể hiện cả ngước đồng lòng chống dịch: Tự 0,5 hiểu nguyện cách ly, làm việc học tập online để tránh tụ tập đông người, (2,0 hành động hi sinh thầm lặng của các vị bác sĩ điểm) 3 Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình, có lý giải. 0,5 Gợi ý: “Lặng lẽ để hồi sinh”. Những việc làm âm thầm, lặng lẽ, tự nguyện dù nhỏ bé nhưng lại góp phần làm nên chiến thắng đại dịch. 4 Học sinh có thể chọn bất kì thông điệp nào, lý giải. 0,5 Gợi ý: Thông điệp: Chúng ta cần phát huy tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng chiến đấu chống đại dịch.
  3. Giải thích: Đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngay lúc này, tinh thần đoàn kết vô cùng cần thiết để chiến thắng đại dịch. II. 1 a. Đảm báo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Có đầy đủ MB, TB, 0,25 Phần KB. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận. Thân bài: Triển khai được làm các vấn đề. Kết bài: Khái quát vấn đề. văn b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ đoạn trích phần đọc (18,0 hiểu nêu suy nghĩ về vai trò của tình đoàn kết trong cuộc sông. điểm) c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò tinh thần đoàn kết 0,5 trong cuộc sống. (Gắn với nội dung đoạn trích). TB: * Giải thích 1,0 - Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn. - Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống. * Biểu hiện tình đoàn kết 1,0 - Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng. - Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước. Dẫn chứng. - Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương. Dẫn chứng. * Ý nghĩa, sức mạnh, vai trò của tinh thần đoàn kết trong cuộc 1,5 sống - Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể. - Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công. - Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết con người tạo nên sức mạnh vượt trội. - Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.
  4. - Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. * Bài học nhận thức và hành động 1,0 - Làm sao có được sự đoàn kết? + Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức. + Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể. - Lên án người không có sự đoàn kết: + Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội. + Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân. KB: Khẳng định lại sức mạnh của tình đoàn kết trong cuộc sống. 0,5 d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với 0,25 những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. e. Chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 a. Đảm báo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Có đầy đủ MB, TB, 0,25 KB. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận. Thân bài: Triển khai được các vấn đề. Kết bài: Khái quát vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ đoạn trích phần đọc hiểu nêu suy nghĩ về vai trò của tình đoàn kết trong cuộc sông. c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 1. MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Chức năng của văn học 0,5 (Chức năng thẩm mĩ văn chương): Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Thông qua thi phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. 2. TB 2.1 Giải thích ý kiến của Xuân Diệu 1,5 - Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm - Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ - Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và
  5. tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật. - Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật . Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. 2.2 Chứng minh qua thi phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải Trong bài viết phải nêu được những ý sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ”: 0,5 Thanh Hải quê ở Thừa Thiên – Huế, ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” sáng tác năm 1980, bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài: a. Về nội dung: - Bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, chân thành của tác giả trước mùa 2,0 xuân của thiên nhiên, đất nước. + Chỉ bằng vài nét vẽ đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh thân quen, bình dị, nhà thơ đã gợi lên một phong cảnh mùa xuân tươi tắn, thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời. Bức tranh xuân có không gian thoáng đãng, có màu sắc tươi tắn hài hòa, có âm thanh rộn rã tươi vui, cảnh vật tràn đầy sức sống. Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật . Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân được thể hiện trong một động tác trữ tình đón nhận, vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến: “Từng giọt tôi hứng”. Hình ảnh thơ trở nên lung linh đa nghĩa, vừa là thơ vừa là nhạc, vừa là họa, thể hiện được cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Phải có một tình yêu tha thiết, một tâm hồn lạc quan với cuộc sống mới có thể đón nhận mùa xuân và viết về mùa xuân như vậy. + Từ mùa xuân của thiên nhiên , đất trời, tác giả cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Hình ảnh lộc xuân theo người ra trận, theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ - hai nhiệm vụ không thể tách rời. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên , đất nước. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra đồng. Nhà thơ bộc lộ niềm tự hào về một đất nước anh hùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, sẽ tỏa sáng như
  6. những vì sao trong hành trình đi đến tương lai rực rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Đó là ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của cả dân tộc. - Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân 2,0 riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào khát vọng hiến dâng. + Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót dâng cho đời tiếng ca vui, làm bông hoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muôn điệu, muôn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ để hòa góp chung vào mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Đây là một quan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân – khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác: “Một mùa xuân tóc bạc”. Đây không chỉ là khát vọng của mỗi con người mà là khát vọng của mọi lớp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏi cho đất nước. + Những câu thơ này không chỉ là lời tự nhắn nhủ bản thân mình mà còn như một sự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời. Vượt lên đớn đau của bệnh tật, Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng mạnh mẽ được cống hiến cả cuộc đời mình, được hóa thân vào mùa xuân đất nước. b. Về hình thức - Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà 0,5 rất hợp lí , chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. - Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên mà chặt chẽ, lô 0,5 gích, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. - Bài thơ được viết bằng thể thơ ngũ ngôn không ngắt nhịp trong 0,5 từng câu, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca miền Trung, xứ Huế. Sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. - Hình ảnh thơ: Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị với những 0,5 hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng này thường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân). Ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Có những câu thơ cứ như 0,5 câu nói tự nhiên, không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm
  7. hưởng thi ca. Cách sử dụng nghệ thuật đảo cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp độc đáo, giàu ý nghĩa. Cách sử dụng đại từ nhân xưng: “tôi – ta” - Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. 0,5 Giọng điệu có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: Vui tươi, say sưa ở đoạn đầu; trầm lắng, thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết. 2.3 Khẳng định lại vấn đề- Liên hệ, mở rộng: 1,5 - Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình yêu thiên nhiên đến tình yêu quê hương, đất nước, từ khát vọng nhỏ bé, khiêm nhường của một cá nhân nâng lên thành lẽ sống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế với Mùa xuân nho nhỏ ta không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn. - Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật. - Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ. 3. KB: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy nghĩ của bản 0,5 thân. d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với 0,25 những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. Khuyến khích những bài văn khai thác tốt kiến thức lí luận văn học. e. Chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. Cộng 20 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. Giáo viên ra đề: Nguyễn Thị Ánh Hồng- Trường TH&THCS Cẩm La