Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Thị xã Quảng Yên (Có đáp án)

Câu 2 (6,0 điểm): Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói sau: Tình yêu thương là chỗ dựa tinh thần của con người.
pdf 7 trang Hải Đông 05/02/2024 2980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Thị xã Quảng Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD và ĐT Thị xã Quảng Yên (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ QUẢNG YÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2021-2022 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn 9 Ngày thi: . Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: (1) Tình yêu thương là điều đầu tiên và cũng là điều sau cùng còn lại trên thế giới này. Tình yêu thương nuôi dưỡng trong chúng ta một tâm hồn trẻ trung đầy sức sống, một điểm tựa tinh thần vững chắc không gì phá nổi, và hơn cả là đưa con người gần lại nhau hơn trong vòng tay thân thiết. (2) Cuộc sống có lẽ sẽ không còn tồn tại nếu không có sự yêu thương, những tâm hồn héo úa hư hao sẽ chết dần trong cô độc. Bạn có biết bao nhiêu điều kỳ diệu trong cuộc sống mang tên “Tình yêu thương” không? Hãy mở lòng ra với mọi người, dù đó chỉ là một người qua đường, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc mênh mang trong tâm hồn mình. (Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2008, trang 47) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ? b. Theo tác giả nếu không có tình yêu thương thì cuộc sống sẽ như thế nào ? c. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong phần (1) của đoạn trích ? d. Em có đồng tình với thông điệp Hãy mở lòng ra với mọi người, dù đó chỉ là một người qua đường, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc mênh mang trong tâm hồn mình không ? Vì sao ? Câu 2 (6,0 điểm): Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói sau: Tình yêu thương là chỗ dựa tinh thần của con người. Câu 3 (12,0 điểm): “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường ( ) để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực”. (Nguyễn Minh Châu – Trang giấy trước đèn, NXB khoa học xã hội 2002). Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Làm rõ ý kiến qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. ___Hết___ (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: (Hướng dẫn này có 08 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu câu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo có thể vận dụng linh hoạt, tránh cững nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - Giám khảo đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt được yêu cầu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất tỏng Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Một số gợi ý chính Điểm a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. 0,25 b. Theo quan điểm của tác giả: Nếu không có tình yêu thương thì cuộc sống sẽ không tồn tại, tâm hồn con người 0,5 sẽ chết dần trong cô độc. c. 0,25 - Biện pháp tu từ: điệp ngữ (tình yêu thương ), Câu 1 - Tác dụng: (2,0 điểm) + Nhấn mạnh vị trí, vai trò của tình yêu thương đối với 0,25 mỗi người trong cuộc sống. + Tạo cho lời văn giàu nhạc điệu, hấp dẫn 0,25 d. Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình với thông điệp của tác giả; có lí lẽ, lập luận thuyết phục, tích 0,5 cực. * Yêu cầu về kĩ năng: Câu 2 - Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận để (6,0 điểm) suy nghĩ về một vấn đề của đời sống xã hội. Đó là tình yêu thương là chỗ dựa tinh thần của con người. - Tuy viết bài văn ngắn nhưng bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng. Văn viết mạch lạc, trong sáng; không mắc
  3. các lỗi. * Yêu cầu về kiến thức: - Thí sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhung phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương là chỗ 0,5 dựa tinh thần của con người. 2. Thân bài a. Giải thích – nêu ý nghĩa: - Tình yêu thương: tình cảm tốt đẹp, thương mến giữa con người với con người. 1,5 - Chỗ dựa: nơi mang lại cho con người sức mạnh tinh thần, niềm tin yêu, sự chở che, cảm giác bình yên. -> Tình yêu thương mang lại cho con người điểm tựa tinh thần vững chắc. b. Bình luận, mở rộng: - Tình yêu thương giúp con người chia sẻ nỗi buồn, niềm vui; giúp con người có nghị lực để vượt lên những khó khăn, lầm lạc trong cuộc sống (dẫn chứng) - Tình yêu thương làm cho con người sống đẹp hơn: cao 2,5 thượng, vị tha, xích lại gần nhau ; góp phần tạo ra một xã hội nhân ái, có văn hóa. (dẫn chứng) - Nếu không có tình yêu thương con người sẽ trở nên cô đơn, bi quan, vị kỷ, dễ đầu hàng trước những trở ngại, thách thức (dẫn chứng) c. Bài học nhận thức: - Tình yêu thương là chỗ dựa, động lực cho mỗi người nhưng cũng là điểm yếu khi yêu thương không đúng cách (bao che khuyết điểm, nuông chiều mù quáng ). 1,0 - Trao yêu thương không chỉ tạo ra chỗ dựa cho người, mà còn tạo chỗ dựa cho chính mình. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị của tình yêu thương đối với mỗi con 0,5 người và bản thân. * Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo đúng yêu cầu bài văn nghị luận văn học, có kĩ năng giải thích, phân tích kết hợp với chứng minh Câu 3 - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tấm lòng nhân đạo, (12,0 điểm) cảm thương, bênh vực với những cuộc đời bất hạnh của nhà văn Nguyễn Dữ. - Biết triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù
  4. hợp, có liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận. - Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện. - Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm. * Yêu cầu về kiến thức: - Thí sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhung phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề - Dẫn dắt vào nhận định (Có thể dẫn dắt từ 1 ý kiến, 1 0,5 nhận định khác sát với vấn đề sẽ bàn). - Nêu vấn đề nghị luận, giới thiệu tác phẩm. 2. Thân bài 2.1. Giải thích ý nghĩa nhận định: - “Những người cùng đường tuyệt lộ, những con người không còn có ai để bênh vực” là những con người có số phận bất hạnh, có cuộc đời khổ đau bế tắc bị dồn vào bước đường cùng. - Nhà văn là người “nâng giấc” cho những con người ấy tức là nhà văn phải là người an ủi, động viên, chia sẻ, nâng đỡ con người, đặc biệt là những con người đau khổ. (Đau khổ ấy hoặc là do “cái ác”, hoặc là do “số phận đen đủi” 1,0 mà phải rơi vào cảnh “bước đường cùng”.) - Hơn thế, nhà văn còn phải biết “bênh vực” – tức là biết đấu tranh với những cái xấu, cái ác để bảo vệ con người, nhất là những con người không còn được ai che chở. -> Nhận định trên đề cao thiên chức (nhiệm vụ, trách nhiệm, bổn phận) của người cầm bút trong các sáng tác của mình: nhà văn trước hết phải có lòng nhân đạo. 2.2. Lí giải nhận định - Vì sao nhà văn lại là người “nâng giấc bênh vực?”: + Văn học là bức tranh ghi lại chân thực c/s mà mỗi nhà văn là một “người thư ký trung thành của thời đại” (Ban- Zắc); trong bức tranh đó, con người là tâm điểm. + Nhưng nếu chỉ phản ánh con người một cách vô hồn thì không thể trở thành văn học. Vì vậy, thế giới nhân vật phải 1,0 được nhà văn tô điểm bằng đôi mắt, trái tim của chính mình, đó là thái độ của tác giả phải yêu ghét, căm hận, xót xa rõ ràng thì nhân vật mới sống động. + Do vậy nhân vật trong TP cần phải được nhà văn gửi gắm cái tâm của mình. Đó là nơi mỗi người nghệ sỹ “nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ” và đồng thời
  5. cũng để “bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực.” 2.3. Chứng minh qua nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. * Giới thiệu: Sơ lược về tác phẩm (H/cảnh ra đời, nhận định về giá trị chung) - Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng nước ta vào thế kỉ XVI, quê ông ở Hải Dương. Ông đã từng thi đỗ và ra làm quan nhưng do chán ghét chế độ phong kiến suy tàn nên ông đã làm quan được một năm rồi lui về ở ẩn vui thú điền viên. Trong thời gian này ông đã sáng tác tập truyện “Truyền kì mạn lục” được đánh giá là “ thiên cổ kì bút”. Các tác phẩm trong truyện chủ yếu viết về người con gái, phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều tai ương bất hạnh. 0,5 Qua đó tác phẩm nói lên phẩm chất tốt đẹp của họ, đồng thời phê phán chế độ phong kiến mục nát suy tàn. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kỳ giàu giá trị nhân đạo, Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, tác giả thấu hiểu nỗi đau của họ và có tài xây dựng bi kịch của người phụ nữ, luôn bênh vực số phận đau khổ của họ. * Nguyễn Dữ đã phản ánh số phận bất hạnh của “những con người cùng đường, tuyệt lộ bị cái ác dồn đến chân tường”. - Vũ Nương: Đẹp người, đẹp nết, đảm đang, tháo vát, nhân hậu, thủy chung biết bao phẩm chất của người phụ nữ truyền thống đều tập trung hết ở cô gái này. Vậy mà nàng lại phải chịu một cuộc đời bất hạnh, một số phận bi thảm. 1,5 + Từ khi lấy chồng là Vũ Nương đảm nhiệm 3 vai trò trong gia đình nhà chồng: làm vợ, làm con dâu và làm mẹ. Ở vai trò nào nàng cũng xuất sắc. nàng là người vợ yêu thương chống nhất mực (D/chứng). Nàng là người con dâu hiếu nghĩa, chu toàn (D/c). Nàng là người mẹ hết lòng vì con (D/c).
  6. + Những tưởng một người phụ nữ như vậy phải được sống cuộc đời hạnh phúc đúng như tâm nguyện của mẹ chồng “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức”, vậy mà cuộc đời và số phận của nàng lại vô cùng sầu thảm. Bi kịch bắt đầu từ khi chồng đi lính trở về (D/c chứng) -> Đau khổ, tuyệt vọng, nàng đã gieo mình xuống sông 1,5 Hoàng Giang tự vẫn. Số phận của nàng cũng như cuộc đời của Thuý Kiều và đó cũng là của biết bao những người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. - Việt Nam: nạn nhân của chiến tranh phong kiến, của tư tưởng nam quyền, của thói ghen tuông vô lối của 1 kẻ ít học. (Phân tích) * Nguyễn Dữ đã “nâng giấc”, “bênh vực” cho “những con người cùng đường tuyệt lộ” “không còn được ai bênh vực”: Sự nâng niu, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ dưới XH cũ thông qua nhân vật Vũ Nương; (Đối tượng bị XH cũ rẻ rúng, khinh miệt, chà đạp: - Yêu thương nhân vật của mình, không nỡ để nàng chết, cho nàng sống trong 1 thế giới khác tốt đẹp hơn; mơ ước 1,0 một xã hội công bằng, tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho người phụ nữ (chi tiết kỳ ảo) - Thương cảm sâu sắc cho cuộc đời, số phận nghiệt ngã của nàng (Lời thanh minh tội nghiệp, lời nguyện độc địa của nàng trên bến sông như thấm bao nước mắt của tác 1,0 giả, tê tái, xót xa lòng người đọc ) - Tố cáo chiến tranh phong kiến, tố cáo chế độ phong kiến bất công, hà khắc với tư tưởng nam quyền vô nhân tính 1,0 đày đọa cuộc đời VN cũng như bao người PN khác. - Lên tiếng đòi sự công bằng và quyền sống cho người phụ nữ (Sự trở về trong giấy lát của VN tô đậm bi kịch mà bao 1,0 người PN phải nếm trải-> để lại những bài học nhân sinh cho hậu thế. 2.4. Đánh giá, khái quát: - Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã khái quát một trong những chức năng lớn của văn học : văn học phải vì con người, phải góp phần làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. TP của Nguyễn Dữ đã thể hiện thành công chức 1,5 năng đó. - Người nghệ sỹ cần nhận thức: Nhà văn không chỉ cần tài năng mà phải có tâm với cuộc đời.(Sê khốp: Nhà văn chân chính trước hết là những nhà nhân đạo từ trong cốt tủy) Cái tài và cái tâm của n/văn phải được hòa quyện, đan xen
  7. vào nhau để tạo nên giá trị trường tồn của tác phẩm. - Người tiếp nhận (người đọc) cần nhận diện được dấu ấn cuộc sống, tâm hồn, tài năng của người nghệ sỹ trong TP để cảm nhận được giá trị của tác phẩm văn chương. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy 0,5 nghĩ của bản thân. Tổng điểm: 12,0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. Hết