Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đông Mai (Có đáp án)
Câu 2: (6,0 điểm)
Từ hai câu “Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng. Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông.” hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về khát vọng dâng hiến của con người trong cuộc sống.
Từ hai câu “Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng. Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông.” hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về khát vọng dâng hiến của con người trong cuộc sống.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đông Mai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.pdf
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Đông Mai (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS ĐÔNG MAI CẤP THỊ XÃ-NĂM HỌC 2021-2022 ––––––––––––– Môn thi:NGỮ VĂN 9 Ngày thi: / ./2021 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 01 trang) –––––––––––––––––––– Câu 1(10,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông. Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư (Lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) a. Xác định phương thức biểu đạt chính? b. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên? c. Nội dung của đoạn trích ? Câu 2: (6,0 điểm) Từ hai câu “Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng. Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông.” hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về khát vọng dâng hiến của con người trong cuộc sống. Câu 3: (10,0 điểm) "Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa [ .] Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ." (Thanh Thảo, Sự đồng cảm trong phê bình thơ, tr. 66) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt (Ngữ văn 9- tập 1, NXB Giáo dục) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Chữ kí của giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2:
- PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS ĐÔNG MAI CẤP THỊ XÃ NĂM 2021-2022 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: ./ ./2021 (Hướng dẫn này có 05 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Một số gợi ý chính Điểm a. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 b. Phép điệp ngữ: Hãy sống như sao không là 1,0 Phép so sánh: Hãy sống như Phép liệt kê: Là gió, là mây, là phù sa, là bài ca, là mặt trời Câu 1 + Tác dụng: Lời thơ giục giã nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của tác (2,0 giả, nhắc nhở con người về lẽ sống tốt đẹp điểm) + Hãy hóa thân vào những gì đẹp đẽ nhất của thế gian. + Hãy biết ước vọng và sống sao cho mạnh mẽ. + Hãy sống trong cuộc đời này với tất tình yêu và khát khao hòa nhập. c. Nội dung: Khát vọng được hóa thân để cống hiến 0,5 Từ hai câu “Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến 6,0 Câu 2 rộng. Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông.” hãy viết một bài (6,0 văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về khát vọng dâng hiến của con điểm) người trong cuộc sống. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích vấn đề. Trình bày được những suy nghĩ của bản thân một cách thuyết phục, thấu đáo. - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, trình bày khoa học. b. Yêu cầu về kiến thức:
- Câu Một số gợi ý chính Điểm - Từ hai câu đề bài đưa ra yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về khát vọng được cống hiến hết mình cho cuộc đời. Giám khảo cần linh hoạt đánh giá cao những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. 1. Mở bài: Giới thiệu xuất xứ của câu hát được trích trong bài Khát vọng 0,5 - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Khát vọng chân chính của con người trong cuộc sống. 2.Thân bài: a. Phân tích: - Hình ảnh so sánh, điệp ngữ: Hãy sống như biển trào hãy sống như ước vọng. 0,5 - “Biển trào” là nước biển trào dâng mạnh mẽ; “ước vọng” là điều mong muốn thiết tha của bản thân. - Lời khuyên về lối sống hết mình, làm những gì mình mong muốn để đạt được ước mơ vươn tới thành công. - Hai câu thơ khẳng định khát vọng dâng hiến của con người b. Giải thích: - Khát vọng là mong muốn hướng tới, có được những điều lớn lao, tốt đẹp mà mình mơ ước và quyết tâm, cố gắng thực hiện mục tiêu đó hết sức mình. 1,0 - Dâng hiến là tự nguyện cống hiến công sức của mình, đóng góp sức mình cho cộng đồng, xã hội. • Biểu hiện: - Sống có ước mơ, hoài bão, luôn biết đặt ra những mục tiêu cho bản thân mình. - Cố gắng thực hiện những mục tiêu mà bản thân đã đề ra bằng tất cả khả năng của mình. c. Bàn luận- mở rộng - Khát vọng dâng hiến đem đến một mục đích sống cao đẹp, trở thành động lực giúp ta vượt qua khó khăn trên đường đời. - Nâng ta lên khỏi những cái tầm thường, vươn tới cái cao cả, trở thành 1,5 nền tảng quan trọng để có thể kiến tạo nên lợi ích cho gia đình và xã hội. - Khát vọng cống hiến giúp ta hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình hơn, biết bao dung hơn, yêu thương con người nhiều hơn. *Dẫn chứng (Thí sinh biết chọn và đưa ra dẫn chứng phù hợp và thuyết phục) - Nhà thơ Thanh Hải cả cuộc đời đã cống hiến cho hai kháng chiến, bệnh nặng những ngày cuối đời vẫn khao khát được hòa nhập và dâng hiến 0,5 cho đời, làm “một mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân chung của cuộc đời thật đáng trân trọng - Phê phán những người sống không có khát vọng dâng hiến chỉ nghe 0,5 theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá ảo tưởng về khả năng của bản thân mà không chịu cố gắng thực hiện khát vọng của mình; những người sống ích kỉ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân mà quên đi trách nhiệm đối với đất nước.
- Câu Một số gợi ý chính Điểm d. Bài học nhận thức và hành động: - Khát vọng sống dâng hiến là một lối sống cao đẹp và cần có ở mỗi người nhất là thế hệ trẻ. 1,0 - Hãy nuôi dưỡng khát vọng và cống hiến hết mình cho quê hương, sự dâng hiến nằm ngay trong những hành vi, thói quen hàng ngày của chúng ta, đó là không ngừng học tập, rèn luyện, tích lũy, trau dồi và hoàn thiện bản thân, trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng đất nước 3. Kết bài. 0,5 -Khẳng định lại vấn đề: đây là lẽ sống cao đẹp - Lời bài hát đã mang đến cho chúng ta những động lực, khát khao được hòa nhập và cống hiến . "Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa [ .] Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ." (Thanh Thảo, Sự đồng cảm trong phê bình thơ, tr. 66) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt (Ngữ văn 9- tập 1, NXB Giáo dục) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài 0,5 Câu 3 triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (12,0 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 điểm) - Thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ, nhưng ẩn sau ngôn ngữ thơ là tình cảm mãnh liệt của thi nhân. Chứng minh qua Bếp lửa của bằng Việt. c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp lý lẽ, dẫn chứng, phân tích, đánh giá khái quát vấn đề nghị luận. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 0,5 - Trích dẫn nhận định - Nêu được tên tác phẩm, tác giả 2.Thân bài: 2.1. Giải thích: - Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa: Thơ là hình thức nghệ thuật dùng ngôn từ làm chất liệu. Tuy nhiên thơ không chỉ là sự chon lọc ngôn 1,0 ngữ đơn thuần mà ẩn trong câu chữ là chiều sâu suy tưởng của người nghệ sĩ. Nhà thơ là người nghệ sĩ của từ.(Belinxki) - Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ. Thơ là giãi bày tình cảm mãnh liệt của nhà thơ. Thơ là tiếng lòng sâu kín nhất trong tâm hồn thi sĩ. Tình cảm trong thơ là tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời.Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy. (Tố Hữu) - Nhận định nói lên đặc trưng của thi ca. Thơ là nghệ thuật của ngôn từ nhưng ngôn ngữ trong thơ không chỉ là câu chữ đơn thuần mà phải ghi lại được cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ trước hiện thực khách quan.
- Câu Một số gợi ý chính Điểm * Lý giải: -Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Văn học nói chung và thơ ca nói riêng 0,5 lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, biểu đạt nội dung tư tưởng. -Ngôn ngữ thơ là ngôn từ, là câu chữ đã được người nghệ sĩ mã hóa, chắt lọc từ đời sống tạo nên tinh hoa nghệ thuật đặc sắc - Thơ là tiếng nói tình cảm của con người trước cuộc sống. Thơ trữ tình lấy cảm xúc bên trong của đời sống tinh thần, nhà thơ nhà thơ để biểu hiện. Khi rung động sâu sắc trước cuộc sống, trong những trạng thái vui buồn ở mức thăng hoa, con người có nhu cầu được bộc lộ tình cảm, khi đó người ta cần đến thơ. Bởi vậy ngôn ngữ trong thơ chính là phương tiện truyền tải chiều sâu tư tưởng cảm xúc của người nghệ sĩ trước cuộc đời. - Thơ biểu hiện cảm xúc, nỗi niềm riêng tư của người nghệ sĩ nhưng những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại, đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên thế gian này. 2.2. Chứng minh Thí sinh chọn được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ “Bếp lửa”- Bằng Việt, phân tích để thấy rõ bài thơ là sự bộc lộ tận cùng những nỗi niềm, cảm xúc của nhà thơ Có nhiều cách viết khác nhau, tuy nhiên trong bài viết, thí sinh phải nêu được: * Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt và bài thơ“Bếp lửa” 0,5 * Bếp lửa là sự bộc lộ tận cùng tình bà cháu đồng thời thể hiện niềm kính yêu, trân trọng, biết ơn của cháu đối với bà cũng là tình yêu quê hương đất nước. - Tấm lòng của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn, trưởng 0,5 thành. Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh của bà khơi dòng cho nguồn cảm xúc và nỗi nhớ thương trong tâm tư của cháu. (d/c –phân tích) - Khi trưởng thành, cháu vẫn nhớ về những năm tháng tuổi thơ, sớm quen mùi khói, mòn mỏi trong cái đói; những năm giặc dã chiến tranh xa cha mẹ, cui cút 1,0 bên bà, sống trong tình yêu thương, chăm sóc, bảo ban, dạy dỗ của bà. (d/c –phân tích) - Cháu xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian nan, cực khổ. 1,0 (d/c –phân tích) - Cháu khắc ghi công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn lửa thiêng liêng, kì diệu trong tâm hồn cháu, tỏa sáng và sưởi ấm cuộc 0,5 đời cháu. (d/c –phân tích) => Lòng kính yêu, trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với quê hương, đất nước. * Bếp lửa là sự bộc lộ những ý nghĩa thầm kín: 1,5 - Những gì là gần gũi thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. - Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đó là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
- Câu Một số gợi ý chính Điểm - Nhắc nhở bài học về lòng biết ơn, thủy chung ân nghĩa với gia đình với nhân dân, với đất nước . * Về chữ nghĩa trong bài thơ: 1,5 - Lời thơ trong trẻo, mượt mà, giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi; giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, trầm lắng, giàu chất suy tư; lối biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với miêu tả, tự sự và bình luận; xây dựng hình tượng bếp lửa làm điểm tựa khơi nguồn mọi kỉ niệm cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu. 2.3. Đánh giá, mở rộng - Nhận định trên là một quan niệm đúng đắn về thơ của Thanh Thảo. Thơ 1,0 ca không chỉ là sự chọn lọc về câu chữ, sự chau chuốt trong ngôn từ mà ẩn sâu bên trong đó là tình ý của nhà thơ. Một thi phẩm hay phải có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp ngôn từ và sự sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm, cảm xúc. - Để có những tác phẩm như thế, nhà thơ cần phải sống thật với chính mình, có những tình cảm phong phú, cao đẹp, biết mở rộng tâm hồn mình trước cuộc đời, con người; đồng thời phải là những người nghệ sĩ của ngôn từ, tạo ra được dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ. - Người đọc phải là người đồng hành sáng tạo (Gorki), biết cảm nhận, thấu hiểu, trân trọng những tâm tư, tình cảm, tiếng lòng của nhà thơ, để từ đó bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mình 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy nghĩ của bản thân 0,5 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ, sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0,5 nghị luận e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Cộng 20,0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. Hết