Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn (Có đáp án)

Câu 2 (6.0 điểm)

Hãy viết 01 bài văn ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu thơ: “Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã” trong phần Đọc - hiểu.

pdf 7 trang Hải Đông 05/02/2024 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Quý Đôn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS LÊ QUÝ ĐÔN CẤP THỊ XÃ - NĂM HỌC 2021 - 2022 ––––––––––––– Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày thi: Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 01 trang) –––––––––––––––––––– Câu 1(4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : “Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ. Lời chê bai con hãy giữ riêng mình. Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm. Nỗi đau. Con hãy nén vào trong. Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm. Đừng khóc than – quỳ lụy – van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến – có bầu trời, gió lộng thênh thang. Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã.” ( Trích “Gửi con” – Bùi Nguyễn Trường Kiên, báo Nhân Dân, số 38, ngày 20/9/2009) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Xác định thể thơ và nêu hiệu quả diễn đạt của thể thơ trong đoạn trích trên. Câu 2: Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Đừng khóc than – quỳ lụy – van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến – có bầu trời, gió lộng thênh thang” ? Câu 3: Bài học nào về cuộc sống làm em cảm thấy thấm thía nhất được gợi ra từ một trong những lời khuyên mà cha gửi đến con qua đoạn trích trên? Giải thích vì sao? Câu 2 (6.0 điểm) Hãy viết 01 bài văn ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu thơ: “Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã” trong phần Đọc - hiểu. Câu 3 (10.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà còn là một thế giới biết nói”. Từ cảm nhận về hình tượng thiên nhiên trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN HDC THI CHỌN HỌC SINH GIỎI ––––––––––– CẤP THỊ XÃ NĂM 2021 - 2022 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Một số gợi ý chính Điểm Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0.5 - Thể thơ: Tự do. 0.5 - Hiệu quả diễn đạt của thể thơ tự do: thể hiện những lời khuyên của người 0.75 Câu 1 cha đối với con mình một cách tự nhiên, thân mật và chân tình, không ( 4.0 mang tính giáo điều mà là những lời nói giản dị trong cuộc sống đời điểm) thường. Câu 2: Qua lời khuyên: “Đừng khóc than – quỳ lụy – van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến – có bầu trời, gió lộng thênh thang”, người cha 1.0 muốn con mình luôn là người mạnh mẽ, kiên cường trong cuộc sống, không sống yếu đuối, hèn nhát; luôn hướng về tương lai tươi sáng với niềm lạc quan, tin tưởng và khát vọng. Câu 3: Học sinh có thể lựa chọn một bài học mà bản thân thấy thấm thía nhất và có những giải thích phù hợp, đảm bảo chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ví dụ: - Bài học về lối sống chan hòa, thân ái với những người xung quanh. 1.25 - Bài học về lối sống mạnh mẽ, lạc quan. - Bài học về lòng nhân ái, sự sẻ chia. -
  3. Câu Một số gợi ý chính Điểm a. Yêu cầu về kĩ năng: - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp nhuần 0.5 nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích vấn đề. Trình bày được những suy nghĩ của bản thân một cách thuyết phục, thấu đáo. - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, trình bày khoa học. b. Yêu cầu về kiến thức: - Đề bài đưa ra yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về vấn đề sẻ chia trong cuộc sống, từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Giám khảo cần linh hoạt đánh giá cao những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. Câu 2 1. Mở bài: ( 6.0 - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: sự sẻ chia trong cuộc sống. 0.5 điểm) - Trích dẫn câu nói. 2.Thân bài: a. Giải thích- nêu ý nghĩa: - Hiểu ý nghĩa của dòng thơ: “Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã”: “đưa tay”: hành động sẻ chia, giúp đỡ; “người vấp ngã”: những 1.0 người gặp hoàn cảnh khó khăn. -> Qua câu thơ, cha dặn dò con về một lối sống rất nhân văn: Trong cuộc sống, luôn cần biết sẻ chia, giúp đỡ với người khác, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. - “Sẻ chia”: là hành động cao cả của con người nhằm san sẻ gánh nặng, nỗi đau và xoa dịu những tổn thương mà người khác gặp phải để giúp họ vươn lên trong cuộc sống. - Biểu hiện: + Sẻ chia về vật chất, công sức: từ thiện, quyên góp, ủng hộ khi khó khăn, hoạn nạn. + Sẻ chia về tinh thần: qua ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng, cảm thông, lắng nghe b. Phân tích: - Từ lâu, tinh thần sẻ chia đã trở thành truyền thống tốt đẹp của con 2.0 người Việt Nam. Đó cũng là một trong những phẩm chất mà mỗi người cần có, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người. - Cuộc đời luôn mang đến những bất ngờ khó lường trước khiến con người phải đối mặt với nhiều thử thách, gian nan. Những lúc khó khăn tột cùng như thế, rất cần có sự sẻ chia. - Sẻ chia là trao đi yêu thương, là dùng tấm lòng chân thành để đối đãi. Biết sẻ chia, yêu thương, đùm bọc sẽ giúp những mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực được xoa dịu, giảm bớt nỗi đau, vơi bớt đi nỗi buồn của bản thân, được trải lòng với cuộc đời, không còn cảm thấy mình cô đơn và lạc lõng, có thêm động lực để đứng dậy và bước tiếp. Một bàn tay chìa ra đúng lúc sẽ giúp con người thêm sức mạnh để vượt
  4. Câu Một số gợi ý chính Điểm qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời và vượt lên chính mình. - Sẻ chia thể hiện tinh thần nhân đạo giữa người với người. Người biết sẻ chia sẽ luôn thấy được niềm vui trong cuộc sống và sống có ích, được mọi người yêu mến, tôn trọng. Cho đi càng nhiều thì niềm hạnh phúc được nhân lên càng lớn . - Sẻ chia giúp cho cuộc sống tươi đẹp hơn, con người đối xử với nhau bằng tấm lòng sẽ tạo thành một thế giới ấm áp tình thương, xã hội sẽ văn minh, phát triển. (HS đưa được dẫn chứng chứng minh) c. Bàn luận, mở rộng: - Không có sự sẻ chia, mối quan hệ giữa con người đơn giản chỉ là sự 0,5 cộng sinh. Không được gắn kết bằng tình cảm chân thành, con người dần trở nên vô cảm, khô héo tâm hồn. Sống thờ ơ, dửng dưng, ích kỷ sẽ chỉ khiến cuộc đời bạn thêm mệt mỏi, cô độc, sống bé nhỏ, tầm thường. - Sẻ chia phải chân thành, cần phân biệt sẻ chia với sự thương hại, ban ơn (HS đưa được dẫn chứng chứng minh) d. Bài học nhận thức và hành động: 1,0 - Mỗi người phải học cách đồng cảm, sẻ chia. Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn - Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình trong điều kiện và khả năng phù hợp của mình. Hãy học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất. - Liên hệ bản thân 3. Kết bài. 0,5 - Khẳng định, đánh giá lại vấn đề: Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đã được kế thừa và phát huy trong mọi hoàn cảnh. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết hợp các thao tác 0.5 lập luận để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục: rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ. Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt trong sáng, lưu loát, dùng từ đặt câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 0,5 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Trích dẫn nhận định. 2.Thân bài: 2.1. Giải thích: - “Hình tượng văn học”: là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện 1,5
  5. Câu Một số gợi ý chính Điểm bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật có thể là một đồ vật, là con người, hay phong cảnh Câu 3 thiên nhiên đa dạng sắc màu, phảng phất tâm trạng của tác giả, của thời (10 đại. điểm) - “Hình tượng văn học là một thế giới sống”: Hình tượng nghệ thuật được người nghệ sĩ sáng tạo nên từ thế giới hiện thực khách quan một cách sống động, cụ thể. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên mà có chọn lọc, sáng tạo thông qua lăng kính của nhà văn, nhà thơ. - “Hình tượng văn học là thế giới biết nói”: Người nghệ sĩ sáng tạo hình tượng văn học trong tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, gửi gắm một lời nhắn nhủ về con người, về cuộc sống. Thông qua hình tượng văn học, người đọc phải suy nghĩ, nhận thức về cuộc sống, con người để lựa chọn cho mình lối sống đúng đắn. Có khi người đọc còn thấy tìm thấy sự đồng điệu với tác giả. -> Ý kiến trên đã khẳng định đặc trưng của hình tượng trong tác phẩm văn học: Hình tượng nghệ thuật vừa mang tính khái quát, vừa mang những nét cụ thể, cá biệt, vừa là thước đo giá trị tài năng của nhà văn và là tiêu chí đánh giá giá trị của mỗi giai đoạn, mỗi thời kì văn học, mỗi tác phẩm văn học. - Thiên nhiên trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” không chỉ là “thế giới sống” mà còn là “thế giới biết nói”, thông qua hình tượng thiên nhiên, Nguyễn Du muốn gửi gắm những tâm tình. 2.2. Chứng minh Thí sinh chọn được những chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, phân tích để làm rõ vấn đề. Có nhiều cách viết khác nhau, tuy nhiên trong bài viết, thí sinh phải nêu được: a. Giới thiệu khái quát. - Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc” của “Truyện Kiều”. Gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man. Để có tiền chuộc cha và em, nàng chấp nhận bán 0.5 mình cho Mã Giám Sinh nhưng chẳng may bị lừa đảo bán vào lầu xanh của Tú Bà. Kiều rơi vào cảnh ngộ bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích trơ trọi giữa bốn bề, xung quanh vắng bóng người, chỉ có thiên nhiên mà thôi. - Chính lúc này, thiên nhiên hiện lên như là một nhân vật chân thực, sống động, “một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng luôn đượm tình người” (Hoài Thanh). b. Thiên nhiên trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một thế giới sống, được nhìn qua tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, thấm đượm yêu thương của Nguyễn Du. - Thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu là cảnh tượng trước lầu Ngưng Bích trong tầm mắt Kiều, mang vẻ đẹp nên thơ, nhưng quá đỗi rộng lớn, trống trải, tạo cảm giác mênh mang, vô tận và lạnh lẽo (Cần phân tích 1.5 được sự rợn ngợp của không gian qua các hình ảnh “ non xa”, “ trăng gần”, “cát vàng”, “bụi hồng”)
  6. Câu Một số gợi ý chính Điểm - Thiên nhiên trong tám câu thơ cuối là bức tranh thiên nhiên qua cái nhìn nhuốm màu tâm trạng của Kiều. Thời gian chung cho cảnh vật là “chiều hôm”, hình ảnh “cửa bể, cánh buồm, ngọn nước mới sa, hoa trôi, nội cỏ, chân mây, mặt đất, gió, sóng” kết hợp với màu sắc “xanh xanh”, âm thanh tiếng sóng “ầm ầm” và không gian xa xa, “chân mây mặt đất” cùng trạng thái trôi “man mác, rầu rầu” Tất cả tạo nên hình bóng thiên nhiên sống động, đượm buồn. -> Thiên nhiên không chỉ là cái bình phong, là hình thức để Nguyễn Du ngụ tình, mà thiên nhiên là đối tượng thứ nhất, có vẻ đẹp tự thân, hiện lên chân thực, có hồn, thể hiện tình yêu cái đẹp và tạo vật của thi hào Nguyễn Du. c. Thiên nhiên trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích” còn là thế giới biết nói – tiếng nói thắm đượm tình người. 2.5 Nguyễn Du đã miêu tả một thiên nhiên đầy ám ảnh, thấp thỏm, đầy sự vần vũ, thảng thốt, rợn ngợp để đồng cảm cùng nàng Kiều bé nhỏ, cô đơn, kinh hoàng, vô vọng trước biển. - Thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích trong sáu câu đầu dưới tầm mắt của Kiều không chỉ là bức tranh rộng lớn, bao la, mênh mông, hoang vắng đến rợn người mà còn biểu lộ một tâm trạng rối bời, ngổn ngang trăm mối tơ vò của nàng Kiều: cô đơn, đau đớn, buồn tủi vì vừa trải qua nỗi đau đầu đời do Mã Giám Sinh làm nhục (Phân tích làm rõ cảm giác cô đơn của Kiều. Làm bạn với nàng chỉ có “mây sớm đèn khuya”, không một bóng hình thân thuộc, không một nét thân mật. Nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối trong tâm trạng “bẽ bàng” tủi hổ xót xa, “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”, nửa là tâm trạng, nửa là cảnh vật như chia sẻ nỗi lòng nàng) - Thiên nhiên ở tám câu cuối còn là nỗi buồn, lo sợ đến hãi hùng của nàng Kiều bởi mỗi hình ảnh thiên nhiên là một ẩn dụ cho tâm trạng, số phận của nàng Kiều: “Cánh buồm xa xa” gợi cảnh đời lưu lạc, nỗi nhớ nhà, sự cô đơn, lẻ loi. Cảnh “hoa trôi man mác” gợi tâm trạng số phận vô định, nổi trôi. Cảnh “nội cỏ, chân mây, mặt đất” là sự rộng lớn của thiên nhiên hay còn là tâm trạng bi thương tương lai mờ mịt của nàng. Cảnh “gió cuốn mặt duềnh” là sự hãi hùng về cuộc sống đang đe dọa bao quanh nàng, cũng là tiếng kêu dự báo về quãng đời lưu lạc, tủi nhục, cay cực mà nàng phải trải qua Mỗi hình ảnh thiên nhiên là một ẩn dụ về tâm trạng, số phận nàng Kiều. Đó là thế giới biết nói để Nguyễn Du gửi gắm những tâm tình. d. Xây dựng thiên nhiên thành thế giới sống, thế giới biết nói, Nguyễn Du đã sử dụng những nghệ thuật vô cùng đặc sắc. - Thể thơ lục bát mượt mà, uyển chuyển. 1.5 - Nghệ thuật tả cảnh thông qua bút pháp chấm phá: khung cảnh trước lầu Ngưng Bích được điểm xuyết bởi những hình ảnh “Non xa, trăng gần, cồn cát, bụi hồng”. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình kết hợp điệp ngữ “buồn trông”, những từ láy vừa gợi hình, gợi thanh, gợi cảm “thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm”, những hình ảnh vừa tả thực vừa ẩn dụ “cánh buồm,
  7. Câu Một số gợi ý chính Điểm hoa trôi, nội cỏ, chân mây mặt đất, sóng, gió” đã diễn tả tâm trạng nhân vật, qua đó thấy được tình cảm của nhà thơ. -> Cùng với các hình ảnh thiên nhiên xuất hiện ở những đoạn khác nhau trong “Truyện Kiều” thì nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã đưa Nguyễn Du lên bậc thầy về ngôn ngữ tả cảnh và tả cảnh ngụ tình. 2.3. Đánh giá – Liên hệ, mở rộng: - Thiên nhiên trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói riêng và 1.0 “Truyện Kiều” nói chung vừa là đối tượng miêu tả vừa là phương tiện biểu hiện tâm trạng, cảm xúc. Nó như lăng kính giúp người đọc soi vào để hiểu hơn về nhân vật. Vì thế, có thể khẳng định rằng hình tượng thiên nhiên không chỉ là “thế giới sống”, mà còn là “thế giới biết nói”. - Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du cho thấy một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “mang mang thiên cổ” nhạy cảm, tinh tế và tài hoa khác thường. - Qua đó ta thấy được những yếu tố làm nên sức sống của hình tượng văn học là sự kết tinh của cảm xúc và tư tưởng. Hình tượng văn học sống được trong tác phẩm là do tác giả đã thổi hồn và lấy từ thực tế. - Nhận định đã đặt ra vấn đề cho người cầm bút và người tiếp nhận: + Người cầm bút: sử dụng thiên nhiên như một nét bút pháp đòi hỏi ở người nghệ sĩ phải có tâm hồn thiên nhiên đằm thắm và sự tài hoa, tinh tế của ngòi bút. + Người tiếp nhận: sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với thiên nhiên tạo hóa, với cái đẹp, dạy chúng ta biết sống yêu đời, yêu thiên nhiên. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy nghĩ của bản thân 0.5 Cộng 20,0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. Hết