Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Liên Hòa (Có đáp án)

Câu 2: ( 8,0 điểm)
Từ ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng một bộ phận giới trẻ hiện nay không thích đọc sách.
pdf 7 trang Hải Đông 05/02/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Liên Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Liên Hòa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ-NĂM HỌC 2021-2022 ––––––––––––– Môn thi:NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 01 trang) –––––––––––––––––––– Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”. (Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn? Theo ngày 12/08/2015) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. b. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn: “Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá.” c.Thông điệp em tâm đắc nhất từ đoạn trích trên là gì? Câu 2: ( 8,0 điểm) Từ ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng một bộ phận giới trẻ hiện nay không thích đọc sách. Câu 3(10 điểm). “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng ” (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy nói về “ánh sáng riêng” mà truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã “rọi vào” tâm hồn
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ NĂM 2021 -2022 ––––––––––– Môn thi: NGỮ VĂN (Hướng dẫn này có 10 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, Giám khảo có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - Giám khảo đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu 1 Một số gợi ý chính Điểm (2,0 a. - PTBĐ chính: Nghị luận 0,5 điểm) b. GV linh hoạt đánh giá những cách hiểu của HS dựa theo gợi ý dưới đây: 1,0 - Hiểu ý nghĩa của câu văn: Ý kiến đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chú tâm “đọc một nội dung sâu sắc” giống như “người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá” vì: những tác phẩm và công trình ấy cần công phu, cẩn trọng, tỉ mỉ, Việc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc” cũng phải như vậy: giúp người ta có khả năng thấu hiểu, cảm thông, và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. c. Dưới đây là một số gợi ý cho thông điệp: 0,5 + Hãy biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn sách. + Hãy rèn luyện để có thói quen đọc sách, tích cực, hiệu quả + Hãy biết lựa chọn những cuốn sách hữu ích để đọc.
  3. + Hãy đọc sách vì tương lai a. Yêu cầu về kĩ năng: - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích vấn đề. Trình bày được những suy nghĩ của Câu 2: bản thân một cách thuyết phục, thấu đáo. (8.0 điểm) - Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, trình bày khoa học. b. Yêu cầu về kiến thức: - Thí sinh trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng một bộ phận giới trẻ hiện nay không thích đọc sách. Từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Giám khảo cần linh hoạt đánh giá cao những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng 1.Mở bài: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: hiện tượng một bộ phận 0,5 giới trẻ hiện nay không thích đọc sách. 2. Thân bài a.Giải thích 1,5 -Sách là gì? Sách là hình thức ghi chép để lưu trữ của nhân loại - Hiện tượng học sinh không thích đọc sách nghĩa là như thế nào ? Nghĩa là phần lớn học sinh hiện nay chỉ thích những thú vui khác đặc biệt là game Onlnie mà ít khi đọc sách để bồi dưỡng tâm hồn hay nâng cao kiến thức . - Hậu quả dẫn đến việc không đọc sách là gì? Điều đó khiến các em không có vốn hiểu biết và kiến thức cần thiết rất dễ sa vào con đường tối tăm dốt nát . Không có sách thì sự hiểu biết đó trở nên tầm thường lạc hậu kiến thức nông cạn và không thể theo kịp những sự thay đổi tiên tiến của thế giới b. Biểu hiện: 1,5 + Giới trẻ hiện nay có vẻ thờ ơ với việc đọc sách, chưa có thói quen đọc sách. + Thay vì đọc sách lại say mê xem phim, chơi gems, + Nhiều người cho rằng đọc sách thời nay là lạc hậu vì ở thời đại thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, lên mạng đọc nhanh và dễ hơn → không mặn mà với sách + Một số ít đọc theo phong trào + Một số lựa chọn ”sách đen” để đọc → tiêm nhiễm vào đầu óc những tư tưởng thiếu trong sáng, lành mạnh 2,0
  4. c. Nguyên nhân: + Chưa nhận thức đúng đắn ý nghĩa, vai trò của việc đọc sách. + Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các kênh truyền hình có đầy ắp phim ảnh, thông tin đầy mạng xã hội + Sự nhộn nhịp của quán xá với bao trò chơi giải trí lôi cuốn làm người ta không có thời gian để ý đến việc đọc sách. 1,0 d.Tác hại: + Không chăm đọc sách là bỏ quên một hình thức thư giãn, giải trí bổ ích. + Không đọc sách là đánh mất cơ hội mở rộng vốn hiểu biết, mất cơ hội tăng cường khả năng khả năng tư duy, mở rộng tâm hồn, kĩ năng sống 1,0 e. Giải pháp + Cần nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách để hình thành thói quen đọc sách + Bộ văn hóa và thông tin cần có nhiều hoạt động để tạo điều kiện cho thanh niên đến với việc đọc sách nhiều hơn mở tủ sách miễn phí ở nhiều nơi + Tổ chức ngày hội sách để giới thiệu những cuốn sách hay + Giảm giá các sách 3. Kết đoạn: Kết thúc vấn đề 0,5 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết hợp các thao tác đối sánh, lập luận để làm sáng tỏ vấn đề. Câu 3: - Bố cục: rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ. Lí lẽ, dẫn (10điểm) chứng thuyết phục; diễn đạt trong sáng, lưu loát, dùng từ đặt câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhung phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: dẫn dắt dược vấn đề nghị luận 0,5 2.Thân bài: 2.1. Giải thích: 2,0 “Tác phẩm lớn”: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
  5. “Ánh sáng” của tác phẩm: là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. – “rọi vào bên trong”: là khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo. 2.2. Bàn luận, chứng minh 3,0 -Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của Nguyễn Thành Long. Đây là một tác phẩm đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, giàu lí tưởng tiêu biểu cho phẩm chất của con người Việt Nam trong công cuộc lao động xây dựng quê hương đất nước. Trước hết về giá trị nội dung: có thể xem tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ. + Ánh sáng người đọc đón nhận từ tác phẩm trước hết là âm vang của cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp và anh thanh niên khí tượng. Ở những con người này ánh lên những phẩm chất tốt đẹp đã thành bản chất bền vững, những quan niệm đạo đức trong sáng, cao cả và một ý chí kiên định cách mạng, tất cả đã được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, nay đang được tiếp tục củng cố, phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội mới. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng). + Tác phẩm rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật. Cuộc sống của mỗi người chỉ thật sự có ý nghĩa khi mọi việc làm của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu mến tự hào về mảnh đất mình đang sống. Con người cần phải biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa công việc mình làm. Vẻ đẹp của con người lao động chính là mảnh đất màu mỡ để người nghệ sĩ ươm mầm. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
  6. Về giá trị nghệ thuật: thứ ánh sáng đặc biệt của Lặng lẽ Sa Pa mà người đọc cảm nhận được toả ra từ chất thơ bàng bạc xuyên suốt tác phẩm. + Chất thơ trong cốt truyện, chất thơ thấm đượm trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên. Mỗi câu mỗi chữ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên đều giàu sức tạo hình, rực rỡ sắc màu, nhịp điệu êm ái như một bài thơ. Cảm xúc trước cảnh mới lạ ấy truyền cho người đọc những rung động thẩm mĩ về vẻ đẹp của tác phẩm, làm dội lên ước muốn một lần được đặt chân lên Sa Pa. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) + Chất thơ trong nét đẹp tâm hồn của nhân vật, trong ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện nhẹ nhàng trong sáng. Ngôn ngữ truyện như dòng nước mát trôi vào tâm trí người đọc, khơi gợi bao khao khát về một vùng đất lặng lẽ mà thơ 2.0 mộng. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) -Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa – mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp – sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước. 2.3. Khẳng định lại vấn đề - Liên hệ, mở rộng: - Tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật lớn là con đẻ 1,0 tinh thần của nhà văn. Nó được tạo ra bằng quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo -Tác phẩm lớn sẽ chiếu tỏa, soi rọi; có khả năng giáo dục, cảm hóa sâu sắc tới nhận thức và hành động của bạn đọc nhiều thế hệ (liên hệ bản thân) 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy 0,5 nghĩ của bản thân Cộng 20.0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm