Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Minh Thành (Có đáp án)

Câu 2. (12,0 điểm)
Bàn vế bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) có ý kiến cho rằng: "Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".
Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
pdf 5 trang Hải Đông 05/02/2024 2220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Minh Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Minh Thành (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS MINH THÀNH CẤP THỊ XÃ-NĂM HỌC 2021 - 2022 ––––––––––––– Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày thi: ./ ./2021 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 01 trang) –––––––––––––––––––– Câu 1. (8,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Điều tôi muốn nói với các bạn sáng ngày hôm nay là, nếu như Chúa bắt ta phải làm người quét đường, hãy quét đường hăng say như thể Michaelangelo đang vẽ tranh, hãy quét đường hăng say như thể Hayden và Beethoven đang soạn nhạc, hãy quét đường hăng say như Shakespear đang làm thơ. Hãy quét đường thật tốt, thật sạch đến nỗi tất cả thiên thần trên trời và con người dưới đất phải dừng lại và thốt lên: “Nơi đây có một người quét đường cao quý đã làm công việc của mình quá tuyệt.” (Trích Ba chiều của một đời sống trọn vẹn, Dr. Martin Luther King, Nguồn Internet) a. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ điệp ngữ và so sánh được sử dụng trong đoạn văn. b. Theo em sử dụng từ “cao quý” để nói về người quét đường trong đoạn văn có phù hợp không? Vì sao? c. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 02 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm nghề nghiệp và công việc mà tác giả Dr. Martin Luther King gửi gắm trong đoạn văn trên. Câu 2. (12,0 điểm) Bàn vế bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) có ý kiến cho rằng: "Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời". Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên. Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Chữ kí của giám thị 1: .Chữ kí của giám thị 2:
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS MINH THÀNH CẤP THỊ XÃ NĂM 2021 - 2022 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: / /2021 (Hướng dẫn này có 04 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Một số gợi ý chính Điểm a. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ điệp 1.5 ngữ và so sánh được sử dụng trong đoạn văn: - Phép điệp ngữ “hãy quét đường hăng say” được sử dụng ba lần 0.25 => Tác dụng tạo nhịp điệu cho câu văn, nhấn mạnh lời động viên, khích lệ, cổ vũ mọi người hãy thực hiện công việc của mình bằng tất cả lòng 0.5 nhiệt tình và sự đam mê. - Phép so sánh: tinh thần làm việc “quét đường hăng say” được ví với “Michaelangelo đang vẽ tranh”, “Hayden và Beethoven đang soạn 0.25 nhạc”, “Shakespear đang làm thơ” Câu 1 => Tác dụng cụ thể hóa yêu cầu với người lao động. Đó là dù làm công (8,0đ) việc rất đơn giản, nhỏ bé, bình thường cũng cần dồn hết khả năng, sự tâm huyết và tinh thần sáng tạo. Qua đó tác giả muốn mọi người có sự 0.5 thay đổi nhận thức, thái độ với lao động, có ý thức trân trọng, đề cao mỗi công việc và nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. b. Sử dụng từ “cao quý” để nói về người quét đường trong đoạn văn trên là phù hợp bởi vì: - Dù chỉ là người lao động bình thường làm nghề quét đường nhưng họ 0.5 hiểu ý nghĩa công việc của mình, đã làm việc một cách tận tâm, say mê, nỗ lực, sáng tạo để đạt hiệu quả cao. - Họ là người yêu lao động và đã khẳng định được giá trị của bản thân
  3. trong công việc. Vì vậy họ xứng đáng được tôn vinh. (Giám khảo nên trân trọng những kiến giải riêng của học sinh nhưng phải đảm bảo phù hợp với nội dung tư tưởng của đoạn văn). - Biện pháp tu từ: ẩn dụ: Đi qua (sống, trải qua), hoa hồng (niềm vui, hạnh phúc, thuận lợi, thành công ), chông gai (nỗi buồn, khó khăn, 0.5 thất bại ) - Tác dụng: Biện pháp ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt hình ảnh, gợi cảm. Mượn hình ảnh cụ thể để diễn tả suy nghĩ của người viết, qua đó, giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc đời. Đó là để có hạnh 1.0 phúc ở tương lai phía trước, chúng ta có thể phải trải qua, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. c. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 02 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm nghề nghiệp và công việc mà tác giả Dr. 6.0 Martin Luther King gửi gắm trong đoạn văn trên. 1. Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội theo hướng mở, biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, đưa ra ý kiến riêng khi giải quyết vấn đề. - Bài viết có bố cục mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; dẫn chứng thuyết phục; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể có trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau: 2.1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận 0.5 2.2. Thân bài a. Giải thích - Hình ảnh“người quét đường” có ý nghĩa tượng trưng cho người lao động làm những công việc đơn giản, nhỏ bé, bình dị. - Cách nói giả định “nếu phải làm người quét đường” đặt ra tình huống phải lựa chọn một công việc lao động đơn giản, bình thường. - Một loạt cụm động từ “hãy quét đường hăng say ”, “hãy quét đường thật tốt, thật sạch ” có ý nghĩa cầu khiến đặt ra yêu cầu về tinh thần 1.0 trách nhiệm, thái độ và hiệu quả đối với công việc. - Cụm danh từ“người quét đường cao quý” có ý nghĩa tôn vinh người lao động, công việc và nghề nghiệp. => Bằng cách nói giàu hình ảnh, tác giả gửi tới bức thông điệp: mỗi con người dù là ai, dù làm bất cứ nghề gì cũng đều phải hoàn thành tốt công việc của mình với tất cả lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm và sự say mê cống hiến. b. Phân tích, bàn luận: Tác giả Dr.Martin Luther King đã đưa ra một 3.0 quan niệm rất chính xác về nghề nghiệp và công việc. Đây là một vấn (mỗi ý đề có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện nay, nhất là với thế hệ trẻ vì: 0.5) - Trong xã hội có nhiều ngành nghề và sự phân công công việc khác
  4. nhau. Mỗi một công việc, nghề nghiệp chân chính đều có vai trò, ý nghĩa riêng, cùng đóng góp cho sự phát triển của xã hội. - Đối với mỗi người, khi làm bất cứ nghề nghiệp và công việc nào, bên cạnh tài năng, năng lực thì yếu tố quyết định hiệu quả chính là tinh thần, thái độ, trách nhiệm và sự tận tâm, tận lực để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. - Công việc và nghề nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để khẳng định giá trị của bản thân con người. Vì vậy khi đánh giá một con cần nhìn nhận thái độ lao động và hiệu quả công việc của họ. - Khi làm tốt công việc của mình, ai cũng đều xứng đáng nhận được sự tin cậy, yêu mến, ngưỡng mộ, tôn vinh của mọi người, của xã hội. - Phân biệt tinh thần hăng say lao động với sự nhiệt tình thái quá. - Phê phán: những người có thái độ phân biệt nghề nghiệp, công việc cao - thấp, sang - hèn; một bộ phận giới trẻ còn coi thường lao động chân tay, ngại khó, ngại khổ, thích làm thầy hơn làm thợ, chỉ thích làm những công việc “bàn giấy”, (Thí sinh minh họa bằng các dẫn chứng thực tế) c. Bài học - Cần hiểu rõ, trong xã hội hiện đại, bất cứ nghề nghiệp, công việc chân chính nào cũng được coi trọng như nhau, đều có thể trở nên “cao quý” - nhận thức được rằng không phải lúc nào ta cũng được quyền lựa chọn nghề nghiệp, công việc theo mong muốn, sở thích của bản thân. Nhưng phải luôn có ý thức phấn đấu để trở thành những con người “cao quý” bằng chính nghề nghiệp, công việc của mình. 1.0 - Đối với mỗi học sinh: + Tích cực chuẩn bị nền tảng tri thức, trau dồi kinh nghiệm, kĩ năng sống, phát triển các năng lực để có sự lựa chọn nghề nghiệp và công việc phù hợp với bản thân, xã hội. + Thường xuyên rèn luyện bản thân ngay từ những công việc trong gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. 2.3. Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân. 0.5 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm đúng kiểu bài nghị luận văn học, đặc biệt là thể hiện được kĩ năng giải thích, chứng minh nhận định kết hợp phân tích cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề; sử dụng, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt; - Bố cục bài viết sáng rõ, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Hành văn lưu Câu 2 loát, trong sáng, có cảm xúc. (12,0đ) Lưu ý: Nếu thí sinh sa vào việc phân tích hai đoạn thơ thì cho tối đa ½ tổng số điểm dành cho câu 2. 2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 2.1. Mở bài : Khái quát tác giả, tác phẩm, dẫn lời nhận xét 1.0 2.2. Thân bài 2.0
  5. a. Giải thích: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: Là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút gắn bó sâu sắc với ta. Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời": Trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời. b. Phân tích bài thơ b1. Nội dung bài thơ: - Trong bài thơ Bếp lửa, những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ là bà, là bếp lửa. Từ thuở khi cháu còn nhỏ (lên 4 tuổi) bà cháu và bếp lửa đã gắn bó với nhau 4.5 - Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa (mỗi ý với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu 1.5) những tâm tình, những niềm tin. - Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ b2. Mở rộng: Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người 1.0 cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước. b3. Khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung: - Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự và tính triết lý; hình ảnh thơ đẹp 1.5 - Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của người bà – người phụ nữ Việt Nam. Gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đinh, tình yêu quê hương, đất nước. b4. Gợi mở bài học có được từ vấn đề trên. 1.0 3. Kết bài: Khẳng định vấn đề qua bài thơ vừa phân tích. 1.0 Cộng: 20.0đ Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếu thí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổ điểm. Hết