Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nam Hòa (Có đáp án)
Câu 3 (0,5điểm): Em hiểu như thế nào về câu nói: đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng.
Câu 4 (0,5 điểm): Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn thông điệp đó?
Câu 4 (0,5 điểm): Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn thông điệp đó?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nam Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.pdf
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nam Hòa (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ XÃ QUẢNG YÊN NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN 9 (Đề thi gồm có 01 trang) THCS NAM HOÀ PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 – Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02) Câu 1 (0,25 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa Câu 3 (0,5điểm): Em hiểu như thế nào về câu nói: đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Câu 4 (0,5 điểm): Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn thông điệp đó? PHẦNII. TẠO LẬP VĂN BẢN (18,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm): Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa việc giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu. Câu 2 (12,0 điểm): Bàn về thơ, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những hiểu biết về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy (Ngữ văn 9, Tập 1), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 1
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ XÃ QUẢNG YÊN NĂM HỌC 2021-2022 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang) THCS NAM HOÀ Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Đọc – Hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận 0,25 - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Cầu vồng (thành công), cơn mưa (khó 0,25 khăn, thất bại) 2 - Tác dụng: làm cho cách diễn đạt trở nên gợi hình ảnh cụ thể, nhằm 0,5 gợi liên tưởng một điều: Muốn có được thành công, chúng ta phải trải qua những thử thách, gian khổ. Cách hiểu về câu nói: đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, 0,5 lại là điều không hề dễ dàng: Khi gặp phải một vài thất bại đầu đời, 3 nhiều người có thể cảm thấy cả thế giới như sụp đổ vì họ không đủ sức để chịu đựng sự thật phũ phàng, không đủ bản lĩnh để đối diện với những gì đã diễn ra, đi ngược với niềm hy vọng của họ. I Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý: 0,5 4 - Có niềm tin vào cuộc sống sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho chúng ta. - Muốn có thành công, phải chấp nhận thất bại. Viết bài văn NLXH Yêu cầu chung: Đảm bảo cấu trúc một bài văn; có đủ các phần mở II bài, thân bài, kết bài. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa việc 1 giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể viết theo những cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ ý nghĩa việc giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống . Có thể viết theo hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa việc giữ trong 0,5 lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. 2. Thân bài: a. Giải thích: + Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong 1,0 cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định. + Giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin là trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng có niềm tin làm sức mạnh tinh thần để thực hiện những điều mong ước, hoàn thành những dự định. 2
- -> Khái quát cả câu: Khẳng định vai trò của niềm tin trong cuộc sống của mỗi chúng ta. b. Phân tích, bàn luận, chứng minh: */ Vì sao con người phải giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin? 1,25 - Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở. - Vì cuộc đời không bao giờ lường hết cho ta những hiểm nguy, gian nan, thử thách nên cần có niềm tin để vượt qua. */ Ý nghĩa của việc giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin: 1,25 - Làm cho chúng ta luôn lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước bất kì khó khăn, thử thách nào. - Rèn cho chúng ta có ý chí, nghị lực để đối mặt và vượt qua những khó khăn, tỉnh táo để tìm những lời giải cho những bài toán mà cuộc sống đặt ra. c. Bài học nhận thức và hành động: 1,5 - Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dựa trên những cơ sở thực tế. Tin vào điều trống rỗng, mơ hồ sẽ càng làm chúng ta ảo tưởng vào bản thân mà thôi. - Phê phán những người sống bi quan, trong lòng đầy đố kị, nhỏ nhen 3. Kết bài: Khẳng định và khái quát lại vấn đề nghị luận 0,5 (Lưu ý: Cần tôn trọng những suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề mà thí sinh đưa ra, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục, không trái với đạo đức và pháp luật) 2 Bài nghị luận văn học a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Làm rõ quan niệm của Chế Lan Viên "Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh" qua việc phân 0,25 tích bài thơ " Ánh trăng" của Nguyễn Duy, liên hệ với bài "Ông đồ" của Vũ Đình Liên. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng. Có thể theo hướng sau: I. Mở bài: - Dẫn dắt, trích luận điểm 0,5 - Giới thiệu bài thơ “Ánh trăng” II. Thân bài: 1. Giải thích: 1,5 - Thơ: Là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh,có nhịp điệu, vần điệu để thể hiện nội dung một cách hàm súc. - Đưa ru: Là nói đến sự vỗ về, vừa là nhịp, vừa là những lời êm ái , ru ngủ con người. Nói rộng ra là cảm xúc, tình cảm, là nhịp điệu và 3
- nhạc điệu của thơ. Đó chính là đặc trưng cơ bản nhất, là cái gốc của thơ ca. - Thức tỉnh: Là làm cho con người ta "tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội, sai lầm", là "gợi ra, làm trỗi dậy cái tiềm tàng trong mỗi con người", là tác động vào nhận thức, trí tuệ, suy tưởng, triết lí, tính tư tưởng của thơ ca. => Đánh giá khái quát: Quan niệm "Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh" là đúng đắn, sâu sắc đề cập đến vai trò nhận thức của thơ. Chế Lan Viên coi trọng đặc trưng cơ bản của thơ là ở tình cảm, là ở những rung động của tâm hồn (tấm lòng, tình thương, tiếng ru, đưa ru) nhấn mạnh thơ không hề đối lập với lí trí, trí tuệ, nếu gạt bỏ trí tuệ ra khỏi thơ, thì vô hình dung đã làm mất đi sức mạnh to lớn của nghệ thuật thơ ca (thức tỉnh). Đặc biệt ở những bài thơ xuất sắc thường có sự thống nhất hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ. Thơ tác động, thức tỉnh theo cách riêng: thông qua ngôn ngữ giàu hính ảnh, nhạc tính, giàu sức biểu cảm mà khiến ta xúc động, thức tỉnh. 2. Chứng minh bài thơ Ánh trăng không chỉ “đưa ru” mà còn “thức tỉnh”. a. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm 0.5 Hoàn cảnh ra đời, đề tài, hình tượng, ý nghĩa, . b. Ánh trăng "ru" người đọc vào miền thơ của ký ức, của kỉ 2,0 niệm tuổi thơ, của những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với hình ảnh vầng trăng với thiên nhiên nghĩa tình. - Trăng gắn bó với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê, gắn với đồng, sông, bể. Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hòa hợp với thiên nhiên trong lành (phân tích khổ 1) - Trăng gắn với những kỉ niệm không thể nào quên trong cuộc chiến tranh ác liệt của người lính nơi rừng sâu. Trăng là ánh sáng đêm tối chiên stranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến "vầng trăng thành tri kỉ". Nhân vật trữ tình gắn bó với vầng trăng "trần trụi", không che dấu, sống hồn nhiên, đơn giản trải dài suốt từ thời ấu thơ đến những năm dài kháng chiến. Trăng thân thuộc đến độ khiến con người đinh ninh chắc nịch rằng bản thân sẽ không bao giờ quên "cái vầng trăng tình nghĩa" ấy. => Hai khổ thơ mở đầu với nhịp thơ đều đặn, với những câu thơ 5 chữ ngắn gọn, đầy cảm xúc, nhà thơ đã mở ra trước mắt người đọc dòng hoài niệm tha thiết về tuổi thơ, về những năm tháng chiến tranh có trăng làm bạn, có trăng chia sẻ những vui buồn, những gian khó. Trăng và người gần gũi, thân thương vô cùng. c. Ánh trăng là lời nhắc nhở, là lời tâm sự, nỗi niềm của nhà thơ 2,0 về vầng trăng trong hiện tại. - Hiện tại trăng trở thành "người dưng " – người khách qua đường. 4
- Sự thay đổi của hoàn cảnh sống đã tác động tới tâm tư, tình cảm của con người khiến tình cảm của con người với vầng trăng thay đổi. (Hình ảnh: ánh điện, cửa gương biểu tượng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi khép kín, tách biệt với thiên nhiên bình dị, nghĩa tình. . . ) - Tình huống bất ngờ "thình lình đèn điện tắt" đã làm thay đổi tất cả. Con người hành động phản xạ một cách tự nhiên "vội bật tung cửa sổ" . . . Nghệ thuật đảo ngữ , đẩy từ "đột ngột" lên đầu câu thơ nhấn mạnh sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên của con người khi bắt gặp vầng trăng. Trăng vẫn chan chứa nghĩa tình, vẫn dõi theo, đồng hành cùng con người, vẫn lặng lẽ tỏa sáng nhưng con người đã lãng quên vầng trăng . => Nhắc nhở con người, trong cuộc sống đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta. d. Không chỉ "đưa ru", Ánh trăng còn là lời nhắc nhở, thức tỉnh 2,0 con người về đạo lí sống, về bài học nhân sinh trong cuộc sống. - Ánh trăng viết về sự đổi thay, bội bạc của con người với quá khứ. Quá khứ đó là sự gắn bó nghĩa tình với thiên nhiên, nhân dân, đất nước trong những năm tháng gian lao của chiến tranh. Thế nhưng khi hòa bình với cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở thành phó, con người đã vô tình lãng quên vầng trăng, lãng quên quá khứ, quay lưng lại với nhân dân, với những người đã đùm bọc, sẻ chia trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Đó là cái xấu, đáng lên án của con người. Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh không chỉ là hình ảnh của quá khứ vẹn nguyên, là vẻ đẹp của tự nhiên vĩnh hằng mà trăng còn là bạn, là nhân chứng nghĩa tình, là nhân dân, đồng đội của người lính. Tấm lòng của nhân dân là vô cùng rộng lớn, luôn bao dung và tha thứ nhưng nghiêm khắc nhắc nhở mỗi con người về đạo lí "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung với quá khứ. - Dòng thơ cuối dồn nén cảm xúc trong cái "giật mình" của con người. Cái bản tính tốt đẹp của nhân vật trữ tình trong tác phẩm là dám nhìn thắng vào sự thật ấy, thấy cái xấu của mình để sửa chữa và sống tốt hơn. Người lính đã ân hận "rưng rưng" giật mình bởi thái độ sống bạc nghĩa của mình. Đó là giọt nước mắt thức tỉnh, giọt nước mắt hướng thiện. Câu chuyện không chỉ còn của riêng tác giả mà là vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta, cho mọi người, mọi thời. e. Nghệ thuật cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị 1.25 " đưa ru" và "thức tỉnh" trong bài thơ Ánh trăng. - Thể thơ 5 chữ, lời thơ giản dị, kết cấu theo dòng thời gian. - Sáng tạo tình huống thơ độc đáo. - Mỗi khổ thơ chỉ vết hoa chữ cái đầu mỗi khổ, cả bài thơ kết thúc chỉ có một dấu chấm ở câu thơ cuối. . . - Hình tượng trăng mang nhiều ý nghĩa: là hình tượng của thiên nhiên, là người bạn tri kỉ, là quá khứ gian lao nghĩa tình, là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống. 5
- 3. Đánh giá: 1.25 - Khẳng định giá trị của nhận định. - Bài học cho người nghệ sĩ: trong quá trình sáng tạo, nhà văn, nhà thơ phải lao động miệt mài bằng cả trí óc và con tim, bằng cả tâm lực lẫn trí lực để cho ra đời những tác phẩm không chỉ "đưa ru" mà còn "thức tỉnh". - Đối với bạn đọc: khi đọc tác phẩm không nên thờ ơ, hững hờ, hãy đọc bằng cả trái tim và trí tuệ để lĩnh hội được những điều người nghệ sĩ gửi gắm, để từ đó hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, đẹp hơn. III. Kết bài: Khẳng định lại thành công của bài thơ “Ánh trăng” với ý nghĩa 0,5 làm “thức tỉnh” con người về đạo lí sống, về bài học nhân sinh trong cuộc sống. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn mực chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 Tổng toàn bài 20,0 Lưu ý chung: 1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi hành văn, ngữ pháp và chính tả. Nam Hoà, ngày 08 tháng 8 năm 2021 GV ra đề Nguyễn Thị Kim Dung 6