Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phong Cốc (Có đáp án)

Câu 3. 1,0 diểm) Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt
vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.
Câu 4. (1,5 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Hãy lí
giải sự lựa chọn đó của em (Trình bày khoảng 5-7 dòng).
pdf 8 trang Hải Đông 05/02/2024 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phong Cốc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phong Cốc (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THỊ XÃ QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS PHONG CỐC Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: / /2021 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 02 trang) Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02) Câu 1. (0,5 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì? Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Câu 3. 1,0 diểm) Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Câu 4. (1,5 điểm) Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Hãy lí giải sự lựa chọn đó của em (Trình bày khoảng 5-7 dòng). Phần II. Làm văn (16,0 điểm) Câu 1. (6,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống của tác giả đặt ra trong khổ thơ sau: Người vá trời lấp bể Kẻ đắp lũy xây thành Ta chỉ là chiếc lá Việc của mình là xanh (Nguyễn Sĩ Đại) Câu 2. (10,0 điểm) Bàn về thơ Chế Lan Viên viết: “Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh" Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
  2. Hãy phân tích bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) để làm sáng tỏ ý kiến trên. –––––––––– Hết––––––––––– Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Chữ kí của giám thị 1 Chữ kí của giám thị 2
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI THỊ XÃ QUẢNG YÊN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ XÃ TRƯỜNG THCS PHONG CỐC NĂM HỌC 2021-2022 ––––––––––– Môn thi: NGỮ VĂN I/ HƯỚNG DẪN CHUNG: - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cầu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II/ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 4.0 1 - Văn bản nói về cách nhìn cuộc sống của các bạn trẻ. 0,5 - Đưa ra lời khuyên quý giá về sự trưởng thành: dám chấp nhận và đối mặt với thử thách cuộc sống. 2 - Biện pháp tu từ: ẩn dụ : Đi qua (sống, trải qua), hoa hồng 0.5 (niềm vui, hạnh phúc, thuận lợi, thành công ) , chông gai (nỗi buồn, khó khăn, thất bại ) -Tác dụng: Biện pháp ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt hình ảnh, 0.5 gợi cảm. Mượn hình ảnh cụ thể để diễn tả suy nghĩ của người viết, qua đó, giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc đời. Đó là để có hạnh phúc ở tương lai phía trước, chúng ta có thể phải trải qua, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. 3 Có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.Bởi vì: - Cuộc sống vô cùng phong phú và đa dạng, vì vậy, bản 0,25 thân nó luôn chứa đựng những khó khăn, thử thách. - Vượt qua được gian khổ đó, chúng ta phải chấp nhận đau 0,5 đớn, thậm chỉ phải trả giá bằng nhiều thứ, không chỉ một lần mà là nhiều lần. Mỗi lần như thế sẽ giúp ta trưởng thành hơn trong tương lai.
  4. - Điều quan trọng là mỗi người cần có đủ dũng khí để đương đầu với nghịch cảnh, với khó khăn của cuộc đời . 0,25 4 Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý: 0.75 - Tuổi trẻ sống phải có bản lĩnh, kiên cường - Ước mơ và hoài bão luôn gắn với với tuổi trẻ - Khó khăn, thử thách là môi trường để con người rèn luyện ý chí, nghị lực 0,75 * Lí giải hợp lí, thuyết phục II Làm văn 16 1 Viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ 6,0 về quan điểm sống của tác giả đặt ra trong khổ thơ a.Yêu cầu về kĩ năng: - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã tư tưởng đạo lý, biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích vấn đề. - Bài viết cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ, lập luận chặt chẽ, biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. b.Yêu cầu về kiến thức: Bài văn của học sinh cần nêu được quan điểm riêng, hợp lí về vấn đề nghị luận nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: 1.Mở bài: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý thể hiện trong phần 0,5 Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận. 2. Thân bài *. Giải thích: Tác giả đặt ra một đối lập giữa “người”, “kẻ” với “ta”: Nếu “người” và “kẻ” (chỉ những người khác) đều muốn 0,75 làm những việc lớn lao là “vá trời lấp bể”, “đắp lũy xây thành” – cách nói khoa trương để chỉ những ước muốn to lớn, thậm chí phi thường của con người thì “ta” – chỉ đơn giản ý thức một cách khiêm tốn và thực tế “chỉ là chiếc lá” bé nhỏ. -> Nguyễn Sĩ Đại đã nêu lên một quan điểm sống của chính tác giả: Mỗi người đều có mơ ước riêng của mình, có người mơ ước lớn lao, còn có người chỉ bình dị, nhỏ bé, ý thức được “việc của mình là xanh”,là cống hiến. *. Chứng minh, bàn luận:
  5. +Trong cuộc đời mỗi người đều có quyền có những mơ 1,0 ước của riêng mình. Có người có những mơ ước kì vĩ, lớn lao “dời non lấp bể”, “đắp lũy xây thành”. Lại có người chỉ mơ ước bình dị, thiết thực: có một gia đình bình yên; có một công việc ổn định ( Dẫn chứng: Những người “vá trời lấp bể”, “đắp lũy xây thành” ai cũng biết tuổi tên Những người lặng thầm cống hiến, bình dị nhưng có ý nghĩa cho đời ) 0,75 + Suy nghĩ của Nguyễn Sĩ Đại từ góc độ cá nhân, tự ý thức về bản thân: bé nhỏ, thậm chí có thể khuất lấp giữa muôn người chỉ như chiếc lá bé nhỏ Nhưng dù “chỉ là chiếc lá” vẫn phải sống bằng đời của lá, nghĩa là “phải xanh”, phải ý thức đúng về bổn phận và trách nhiệm của mình với cuộc đời. + Ý thức về bản thân một cách đúng đắn là suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ ấy khiến con người không tự huyễn hoặc hay 0,75 ảo tưởng về bản thân; không mơ ước xa vời, phù phiếm. Đây là biểu hiện sự từ tốn ngay từ ước mơ: không qúa lớn lao ngoài năng lực của mình; dù nhỏ bé nhưng không có nghĩa là vô nghĩa. Vì nhỏ bé, nên mơ ước dễ trở thành hiện thực, mang đến niềm vui sống cho con người * Mở rộng vấn đề: + Có những cá nhân tự huyễn hoặc về mình; tự cao cho mình làm nên những điều to lớn, nhưng lại chỉ là sự trống 0,5 rỗng một cách vô duyên + Lại có người tự ti cho rằng “mình chỉ là chiếc lá” nhỏ bé, thậm chí vô nghĩa giữa cuộc đời, nên chẳng cần phấn 0,5 đấu đã nhỏ bé, càng trở nên mờ nhạt và vô nghĩa hơn Những biểu hiện này cần bị phê phán * Bài học nhận thức và hành động: + Dù là ai trong cuộc đời cũng cần có sự tự ý thức về bản thân. Chẳng ai vô nghĩa giữa cuộc đời. Chỉ có người tự cho là mình vô nghĩa mà thôi. 0,75 + Hãy làm việc, hãy cống hiến bằng sức lực của mình. Ước mơ và phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực + Hãy làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa ở mọi nơi, mọi lúc 3. Kết bài: 0,5 Khái quát, khẳng định vấn đề. 2 10 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, kết hợp các thao tác lập luận, phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ
  6. vấn đề. - Bố cục: rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ. Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục; diễn đạt trong sáng, lưu loát, dùng từ đặt câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể có nhiều hướng làm nhưng cần làm rõ các ý sau: 1. Mở bài: (0,5) - Dẫn dắt nêu vấn đề - Trích dẫn nhận xét 2. Thân bài: * Trình bày hiểu biết về ý kiến -Thơ là thể loại trữ tình nghiêng về biểu hiện tâm hồn, 0,5 tình cảm của người nghệ sĩ bằng hệ thống ngôn từ có tính hàm súc, gợi hình, biểu cảm và giàu tính nhạc - Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh: là thơ có khả năng lay động trái tim, rung động tâm hồn của người đọc thơ đưa ta vào không gian của những tâm tình tha thiết, 0,75 để ta được đắm mình trong cảm xúc của nhà thơ, để ta có cảm giác vỗ về, êm ái như lời ru ngọt ngào của mẹ. Không chỉ thế, thơ còn có khả năng thức tỉnh trí tuệ, lay động nhận thức của người đọc; đưa ta đến với chiều sâu của tư tưởng, khám phá ra những quy luật sâu sắc, mới mẻ của cuộc sống, của con người - Ý kiến của Chế Lan Viên đã khẳng định chức năng, ý nghĩa của thơ ca, sự gắn kết của cảm xúc và tư tưởng trong thơ. Ý kiến đã đi từ bản chất cốt lõi của thơ ca là 0,75 bắt rễ, nảy nở từ lòng người, “đi qua tâm hồn, trí tuệ” (Xuân Diệu); xuất phát từ thiên chức của nhà thơ "phải đồng thời là những nhà tư tưởng" (Belinski); từ quy luật tiếp nhận thơ là sự đồng điệu của tâm hồn, xuất phát từ mong muốn của bạn đọc đến với thơ không chỉ rung động trái tim mà còn tìm thấy những điều mới mẻ trong nhận thức, mang đến những khoái cảm về trí tuệ. Vì thế, ý thơ của Chế Lan Viên rất sâu sắc và xác đáng. * Phân tích “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt làm sáng tỏ ý kiến: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: + Tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng 0,5 thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ với hồn thơ trong trẻo, mượt mà, thường viết về những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ. + Hoàn cảnh sáng tác, chủ đề bài thơ ra đời năm 1963,
  7. khi tác giả đang là sinh viên học Liên Xô. Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài 0,5 thơ gợi lên những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và bếp lửa, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. - “Bếp lửa" là bài thơ “đưa ru” người đọc: + Đưa người đọc trở về với kí ức tuổi thơ đầy xúc động của nhân vật trữ tình: hình ảnh bếp lửa thân thương, ấm áp đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng gợi lại cả một thời 0,75 thơ ấu bên bà đầy gian khổ, nhọc nhằn (đói mòn đói mỏi, giặc đốt làng, mẹ cùng cha công tác bận), người cháu đã sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà (bà báo cháu ghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học ): gợi lại kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ gắn với bếp lửa (khói hun nhèm mắt cháu, sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen ). +Cùng với mạch hồi tưởng là những xúc cảm chân thành, mãnh liệt của người cháu về bà: Đó là tấm lòng chan chứa yêu thương (cháu thương bà biết mấy nắng mưa, 0,5 nghĩ thương bà khó nhọc ): là sự biết ơn, khắc ghi tấm lòng của bà dành cho mình, cho gia đình, cho quê hương đất nước: là sự kính trọng, cảm phục về ngọn lửa niềm tin, của tình yêu thương mà lòng bà luôn ủ sẵn. + Ru người đọc vào dòng cảm xúc và suy ngẫm sâu sắc của người cháu về bà, về bếp lửa: nỗi xót thương nghẹn ngào khi nghĩ về cuộc đời khó nhọc, sự tần tảo, hi sinh của bà (lận đận đời bà biết mấy năng mưa); lòng biết ơn khi thấu hiểu ý nghĩa công việc nhóm lửa mỗi sớm của bà còn là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, 0,75 san sẻ và cả những tâm tỉnh tuổi nhỏ”; đó là niềm xúc động mãnh liệt khi nghĩ về bếp lửa thân thương, bình dị nhưng thật “kì lạ và thiêng liêng". Để rồi, khi trở về với thực tại cách xa, tác giả cũng thấm thía và không nguôi nhớ về bà, về bếp lửa, về quê hương đất nước, về cội nguồn sinh dưỡng của mình. + Hình thức nghệ thuật góp phần lay thức trái tim, tâm hồn người đọc: thể thơ 8 chữ cùng giọng thơ tâm tình, tha thiết phù hợp với dòng cảm xúc nhớ thương của người 0,75 cháu xa quê, phương thức trữ tình kết hợp với miêu tả, tự sự, một số câu thơ mang hình thức câu cảm thán góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình, hình ảnh thơ chân thực giản dị, ngôn ngữ tự nhiên, gợi hình và giàu giá trị biểu cảm. - “Bếp lửa" là bài thơ “không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh" người đọc. + Thức tỉnh ở ý nghĩa triết lí thầm kín của bài thơ, những
  8. gì thân thiết của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, 0,75 nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Thức tỉnh con người cần biết yêu thương và biết ơn bà. Tình cảm đó chính là biểu hiện của tình yêu, sự gắn bó với gia đình, quê hương, là khởi đầu cho tình yêu đất nước; là cơ sở của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn" + Hình thức nghệ thuật khơi mở trí tuệ, nhận thức của người đọc: hình ảnh thơ hàm súc, đa nghĩa, giàu tính biểu 0,5 tượng (gọn lửa, bếp lửa, người bà, một số câu thơ viết dưới dạng câu hỏi có ý nghĩa tư vấn 0,5 - Liên hệ với các tác phẩm khác: Ánh trăng * Đánh giá chung : - Bài thơ “Bếp lửa” không chỉ đưa ru - đưa người đọc 0,75 đắm mình vào không gian của hoài niệm, của những cảm xúc chân thành, thiết tha mà còn đánh thức, khơi dậy những lẽ sống cao đẹp, những triết lí nhân sinh sâu sắc. Bài thơ đã chạm vào nơi thẳm sâu của tâm hồn, lay động tâm thức của người đọc bởi sự quyện hòa giữa vẻ đẹp cảm xúc và trí tuệ, cùng những hình thức biểu đạt phù hợp, giàu tính nghệ thuật. - Ý kiến của Chế Lan Viên ngắn gọn mà xác đáng, khẳng định được chức năng, ý nghĩa của thơ ca; sự gắn kết của 0,75 cảm xúc và tư tưởng trong thơ. Cảm xúc không bắt vào trí tuệ sẽ hời hợt nông cạn, trí tuệ không dựa vào cảm xúc sẽ trở thành xa lạ, khô khan, Ý kiến là bài học cho người sáng tác thơ, đồng thời có tác dụng định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp nhận. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy nghĩ 0,5 của bản thân. Lưu ý: - Học sinh có thể có cách trình bày, sắp xếp các ý không theo trình tự như trên vẫn cho điểm tối đa nếu đảm bảo yêu cầu. - Giáo viên cần căn cứ vào bài viết của học sinh để cho điểm phù hợp. Hết