Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Vũ Thị Thúy Mùi (Có đáp án)

Câu 2: ( 6,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói của nhà chính trị gia Sir Winston Churchill: “Người bi quan thấy khó khăn trong từng cơ hội, người lạc quan thấy cơ hội trong từng khó khăn”.
pdf 10 trang Hải Đông 05/02/2024 4700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Vũ Thị Thúy Mùi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp Thị xã môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Vũ Thị Thúy Mùi (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ-NĂM HỌC 2021-2022 ––––––––––––– Môn thi:NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi này có 02 trang) –––––––––––––––––––– Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện nó có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn sống được 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia li, mất mát. ( ) Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập. (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016) a .Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? b. Xác định nội dung chính của đoạn trích trên? c. Từ “cháy” trong câu cuối cùng của đoạn trích nên hiểu như thế nào? Được chuyển nghĩa theo phương thức gì? d. Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 3 -5 dòng) Câu 2: ( 6,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói của nhà chính trị gia Sir Winston Churchill: “Người bi quan thấy khó khăn trong từng cơ hội, người lạc quan thấy cơ hội trong từng khó khăn”. Câu 3: (12,0 điểm) Trong bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệsĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửivào
  2. tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. ( Ngữ văn 9, Tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 12-13) Bằng những hiểu biết của mình về truyện ngắn Làng (Kim Lân), em hãy làm sáng tỏ “điều gì mới mẻ”, “lời nhắn nhủ” mà nhà văn muốn “gópđem vào đời sống”. Hết
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ NĂM 2021 -2022 ––––––––––– Môn thi: NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn này có 08 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi(kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả haiphương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu 1 Một số gợi ý chính Điểm (2,0 a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,25 điểm) b. Nội dung chính của đoạn trích: Ý nghĩa của thái độ tích 0,5 cực, lạc quan trong cuộc sống. c. - Từ cháy trong câu cuối cùng của đoạn trích trên chỉ thái 0,25 độ sống nhiệt huyết, cống hiến hết mình, tận hiến cho cuộc sống, cho cộng đồng. - Từ cháy là từ nhiều nghĩa, được chuyển nghĩa theophương 0,25 thức ẩn dụ. d. Thông điệp đượcgửi gắm qua đoạn trích: 0,75 + Cần có thái độ sống lạc quan, luôn nhìn vào mặt tích cực của vấn đề trong mọi tình huống. + Nên bỏ qua những lỗi lầm của người khác để trước hết cho chính mình được thoải mái, nhẹ nhàng; cho cuộc sống thanh thản hơn. + Hãy tạo cho cuộc sống mình nhiều niềm vui để sống cuộc đời có ý nghĩa a. Yêu cầu về kĩ năng:
  4. - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng 0,25 minh, phân tích vấn đề. Trình bày được những suy nghĩ của bản thân một cách thuyết phục, thấu đáo. - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫnchứng cụ thể, tiêu biểu biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính 0,25 tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, trình bày khoa học. b. Yêu cầu về kiến thức: - Thí sinh trình bày suy nghĩ về câu nói của nhà chính trị gia Câu 2: Sir Winston Churchill: “Người bi quan thấy khó khăn trong (6.0 điểm) từng cơ hội, người lạc quan thấy cơ hội trong từng khó khăn” Từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động chobản thân. Giám khảo cần linh hoạt đánh giá cao những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. 1.Mở bài: 0,5 - Giới thiệu được vấn đề nghị luận 2. Thân bài: a.Giải thích- nêu ý nghĩa: 1,0 - Người bi quan: là những người luôn nhìn sự việc theo hướng tiêu cực, không tìm thấy nút tháo gỡ cho sự việc, có thái độ chán nản, buông xuôi trước khó khăn, thử thách. - Người lạc quan: là những người luôn nhìn ra sự tháo gỡ trong khó khăn, nhìn sự việc theo hướng tích cực, có tinh thần mạnh mẽ, ý chí vươn lên hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời thoát khỏi nghịch cảnh. => Ý nghĩa: Nhấn mạnh ý chí vươn lên trước hoàn cảnh khó khăn của mỗi người. Khó khăn nếu chỉ cần ta thay đổi suy nghĩ, sẽ có hai mặt như hai tấm gương khác biệt. Thái độ của mỗi người trong hoàn cảnh ấy là rất quan trọng, mọi người hãy luôn sống lạc quan, vì chỉ có như thế mới có niềm tin, sự tin tưởng chủ động với cơ hội thay vì buông xuôi bất lực nhận lấy thất bại do chính mình tạo ra. Cơ hội là do mình nắm giữ, cơ hội không tới hai lần, vì vậy hãy cố gắng dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất. b.Phân tích: Câu nói mang ý nghĩa to lớn và bài học giáo dục đến mỗi 0,5 người. Mang lại cho ta một nhận thức đúng đắn. Hãy luôn nuôi dưỡng trong mình thái độ tinh thần lạc quan. Để luôn sống tích cực và chủ động, yêu đời, có động lực vượt qua
  5. - Trình bày đúng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng 0,25 minh, phân tích vấn đề. Trình bày được những suy nghĩ của bản thân một cách thuyết phục, thấu đáo. - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫnchứng cụ thể, tiêu biểu biết kết hợp nghị luận với biểu cảm. - Diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính 0,25 tả và viết câu. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, trình bày khoa học. b. Yêu cầu về kiến thức: - Thí sinh trình bày suy nghĩ về câu nói của nhà chính trị gia Câu 2: Sir Winston Churchill: “Người bi quan thấy khó khăn trong (6.0 điểm) từng cơ hội, người lạc quan thấy cơ hội trong từng khó khăn” Từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động chobản thân. Giám khảo cần linh hoạt đánh giá cao những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. 1.Mở bài: 0,5 - Giới thiệu được vấn đề nghị luận 2. Thân bài: a.Giải thích- nêu ý nghĩa: 1,0 - Người bi quan: là những người luôn nhìn sự việc theo hướng tiêu cực, không tìm thấy nút tháo gỡ cho sự việc, có thái độ chán nản, buông xuôi trước khó khăn, thử thách. - Người lạc quan: là những người luôn nhìn ra sự tháo gỡ trong khó khăn, nhìn sự việc theo hướng tích cực, có tinh thần mạnh mẽ, ý chí vươn lên hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời thoát khỏi nghịch cảnh. => Ý nghĩa: Nhấn mạnh ý chí vươn lên trước hoàn cảnh khó khăn của mỗi người. Khó khăn nếu chỉ cần ta thay đổi suy nghĩ, sẽ có hai mặt như hai tấm gương khác biệt. Thái độ của mỗi người trong hoàn cảnh ấy là rất quan trọng, mọi người hãy luôn sống lạc quan, vì chỉ có như thế mới có niềm tin, sự tin tưởng chủ động với cơ hội thay vì buông xuôi bất lực nhận lấy thất bại do chính mình tạo ra. Cơ hội là do mình nắm giữ, cơ hội không tới hai lần, vì vậy hãy cố gắng dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất. b.Phân tích: Câu nói mang ý nghĩa to lớn và bài học giáo dục đến mỗi 0,5 người. Mang lại cho ta một nhận thức đúng đắn. Hãy luôn nuôi dưỡng trong mình thái độ tinh thần lạc quan. Để luôn sống tích cực và chủ động, yêu đời, có động lực vượt qua
  6. khó khăn. Chính nhờ thái độ, cách nhìn nhận cuộc sống đầy tích cực như vậy, sẽ giúp chúng ta đạt được thành công cho mình. Dẫn chứng: (Thí sinh biết chọn và đưa ra dẫn chứng phù hợp và thuyết phục), Ví dụ: - Ông trùm hoạt hình Walt Disney đã không mặc cảm vì bị tòa soạn báo sa thải kh nên “ thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng hay ho”, không nản chí sau bao lần phá sản, Ông đã sáng lập nên Disneyland, kênh truyền hình lừng danh chinh phục trái tim trẻ em khắp hành tinh 1,0 -Abraham Lincoln sinh ra trong một ga đình nghèo nhưng ông vẫn nuôi giấc mơ trở thành một luật sư thành công. Hành trình của ông trải qua biết bao khó khăn trở ngại nhưng ông vẫn không hề bỏ cuộc. Ông đã mất rất nhiều thời gian để có thể vận hành một văn phòng riêng và sau đó là vượt qua vô vàn khó khăn trở thành vị tổng thống nổi tiếng của Hoa Kỳ. - Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, bị liệt hai tay, nhưng vẫn vươn lên khó khăn để trở thành một người truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. => Họ là những tấm gương sáng giúp ta hiểu hơn ý nghĩa của cuộc sống. c. Bàn luận, mở rộng: - Sống bi quan sẽ chẳng khác nào tự bản thân đang vùi dập 1,5 cuộc đời mình, tự tướcấ m t cơ hội có được cuộc sống dễ chịu; chỉ còn biết phó mặc tất cả cho số phận, e ngại, nhát sợ hoàn cảnh, thậm chí còn chối bỏ những cơ hội. Ngược lại, người lạc quan luôn cố gắng tìm kiếm những khía cạnh tốt đẹp của hoàn cảnh, nghĩ đến những kết quả lâu dài, những gì tốt nhất trong khả năng có thể làm được từ đómở ra nhiều cơ hội để thành công. - Sống lạc quan, có ý chí nghị lựcsẽ giúp ta thúc đẩy, động viên bản thân làm việc hiệu quả hơn, gặt hái được thành quả trong công việc và mang lại niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Tuy vậy, chúng ta không nên đánh giá không đúng mức khó khăn và khả năng bản thân sẽ dẫn đến sai lầm, thất bại. Đồng thời, người lạc quan nên truyền sự lạc quan của mình cho những người còn bi quan, từ đó chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều niềm vui trong cuộc sống bằng cách làm cho người khác được hạnh phúc. - Phê phán những ai có thái độ buông xuôi, yếu đuối, thiếu
  7. bản lĩnh, không dám đối diện mà chọn cách hèn nhát. d. Bài học nhận thức và hành động: 0,5 - Câu nói vô cùng đúng đắn, nhất là trong khi cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, con người phải cạnh tranh lẫn nhau. Hiểu được điều này ta càng phải rèn luyện cho mình một thái độ sống tự tin, nuôi dưỡng niềm tin hi vọng để đạt được ước mơ của chính mình. 3. Kết bài: Kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân 0,5 a. Yêu cầu về kĩ năng: -Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học (có suy nghĩ, đánh giá, 0,25 cảm xúc ) Câu 3: - Bố cục: rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ. Lí lẽ, dẫn 0,25 (12.0 chứng thuyết phục; diễn đạt trong sáng, lưu loát, dùng từ đặt điểm) câu chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, trình bày khoa học. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Kim Lân và tác phẩm Làng, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làmrõ được các ý cơ bản sau: 1. Mở bài: dẫn dắt ượcd vấn đề nghị luận - Văn học nghệ thuật là một lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống con người. Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ đời 0.5 sống và phục vụ đời sống. Nhà thơ, nhà lý luận phê bình NĐT, trong bài viết “Tiếng nói của văn nghệ” đã khẳng định rằng: “ ” - Nhà văn KL muốn nói với chúng ta điều mới mẻ gì, muốn nhắn nhủ điều gì khi ông viết truyện ngắn Làng. 2.Thân bài: 2.1. Giải thích ý kiến của NĐT: 1,0 + Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội,để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống. + Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính làmột điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.
  8. - Khẳng định nội dung: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến ội n dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư ởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ. 2.2 Lí giải cho nhận định: 1,0 - Nhiệm vụ của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng là phản ánh đời sống. Nhà văn sáng tạo ra văn bản văn học từ những quan sát, trải nghiệm thực tế. Sẽ không có một tác phẩm hoàn toàn thoát ly với cuộc đời, “văn học là tấm gương phản ánh hiện thực” (Stendhal). Không có sự hư cấu nào trong tác phẩm không dựa trên cơ sở thực tế. Chính vì vậy, đến với văn học là đến với cuộc đời, mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời. - Nếu nhiệm vụ của văn học đơn thuần là ghi chép lại những gì đang diễn ra trong dòng chảy mải miết của cuộc sống thì văn học không thể hoàn thành nhiệm vụ này nhanh nhứ báo chí, truyền thông. Sức sống của văn học chính làở chỗ qua những trang văn, ta cảm nhận được cách nhìn, cách đánh giá, tâm tình, thông điệp của nhà văn với cuộc sống “ người nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi, mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”. Nhờ đó tác phẩm nghệ thuật trở thành mảnh đất để ta khám phá, tự nuôi dưỡng tư tưởng, tình cảm con người, làm cho thế giới tâm hồn con người trở lên phong phú, sâu sắc 2.3 Chứng minh qua tác phẩm: 3,5 *Điều mới mẻ trong truyện ngắn Làng của Kim Lân: - Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn Làng của Kim Lân phản ánh đời sống kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu chống Pháp. Truyện diễn ta chân thực và sinh động tình yêu làng quê, yêu đất nước, tinh thần ủng hộ kháng chiến của ông Hai - nhân vật tiêu biểu cho những người nông dân yêu nước thời kì đó. - Điều mới mẻ của tác phẩm không phải ở đề tài người nông dân trong kháng chiến chống Pháp mà là cái mới ở đây là những chuyện biến về nhận thức, tình cảm của người nông dân đối với làng quê, đất nước và kháng chiến. + Trước CM/ 8, ông Hai là người nông dân hiền lành chất phát thật thà, ông có đặc điểm là hay khoe làng. Thời ấy, đi đâu ông cũng khoe cái sinh phần của viên tổng đốc người làng thật đẹp và lắm của. Bởi lúc đó ông chưa nhận thức được cái lăng ấy là của kẻ áp bức –kẻ làm cho cuộc được ông và bao người khác phải khốn khổ, đói cơm rách nát.
  9. + Sau Cách mạng ông Hai tình nguyện tham gia kháng chiến. Ông đã hiểu được rằng chỉ có con đường theo kháng chiến, theo đảng và cụ Hồ mới có cuộc sống độc lập tự do ấm no hạnh phúc. + Vì vậy ông hồ hởi cùng thanh niên trong làng tham gia đào hào, đắp ụ chuẩn bị tinh thần kháng chiến. + Khi buộc phải cùng vợ con đi tản cư, lòng ông luôn đau đáu hướng về làng Chợ Dầu quê mình. Ở nơi tản cư, ông Hai vẫn luôn khoe làng mình giàu đẹp và giàu tinh thần cách mạng. + Khi nghe tin quân ta thắng trận, ông vui tươi phấn khởi như mở cờ trong bụng. + Khi đột ngột nghe tin dữ: làng Chợ Dầu của ông theo giặc, ông Hai bàng hoàng, sửng sốt và đau đớn ê chề. Sau một hồi day dứt, dằn vặt đấu tranh tư tưởng , lữa chọn giữa làng và nước, giữa quá khứ và hện tại, người nông dân ấy đã đi đến quyết định, thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” ông tự hứa với lòng mình sẽ quan tâm theo k. chiến, nhất tâm ủng hộ cụ Hồ. + Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông Hai đã sung sướng tột độ. Không có gì khó hiểu khi người ta thấy một người con của làng chợ Dầu lại rối rít đi khoe với mọi người rằng làng minh, nhà minh bị Tây đốt sạch. Ông vui đến mức mắt sáng lên, tay cứ múa cả lên bởi vì đó là đó là bằng chứng khẳng định lòng ông không phản bội kháng chiến, không bán nước theo Tây => Có thể thấy điều mới mẻ mà Kim Lân muốn nói với bạn đọc là về nhận thức và tình cảm của người nông dân: những con người chân lấm tay bùn và thất học đã không còn u mê, ngu muội, cam chịu làm nô lệ như trước nữa. Ánh sáng vủa Đảng, của CM đã soi sáng tâm trí họ, dìu dắt họ thoát khỏi đêm trường khổ ải, vững bước đi đến bình minh độc lập tự do. Được làm chủ đời mình làm chủ đất nước. Những người nông dân trong thời kháng chiến đã có chuyển biến mới mẻ trong nhận thức trong tâm tư, tình cảm để vươn đến những mong ước lớn lao hơn, giống như bà mẹ Tà-ôi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: đã ước mong: “ Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ/ Mai sau con lớn làm người tự do”. *Điều mới mẻ về cách thức nghệ thuật: - Sự thành công và sức hấp dẫn của truyện Làng chính là ở 2,0 nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và ngôn ngữ NT. So với nhiều truyện ngắn ra đời trước đó, chúng ta phải khẳng định rằng nhà văn Kim Lân đã có những đóng góp mới rất đáng kể cho thể loại này: + Tình huống truyện đột ngột gay cấn, đặt nhân vật vào thử thách tâm lý để từ đó nhân vật tự bộc lộ nỗi buồn, tư tưởng,
  10. tình cảm của mình. Quả không sai khi chúng tôi vì tình huống truyện mà KL đã sáng tạo nên như một thứ nước rửa ảnh giúp cho nhân vật “nổi hình nổi sắc” – thể hiện rõ tính cách, phẩm chất, ưu điểm nhược điểm của mình. + Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân vừa cụ thể, vừa tinh tế sâu sắc: ông tập trung miêu tả nhân vật từ những biểu hiện bên ngoài đến diễn biến nội tâm bên trong qua ý nghĩ, hành vi và lời nói của n.vật. + Ngôn ngữ trong truyện của Kim Lân khá đặc sắc, mang đậm tính khẩu ngữ với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân Tất cả những thành công về nghệ thuật như đã nêu trên đã làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm và tạo nên sự hấp dẫn trong lòng người đọc.- Lời nhắn nhủ tới bạn đọc về tấm lòng và tinh thần của người nông dân đối với quê hương đất nước và chứng minh: nhân vật ông Hai là một điển hình, đại diện cho biết bao người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Rộng hơn ông là đại diện cho những người lao động trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Tinh thần yêu nước yêu làng của ông Hai cũng là tinh thần chung của hang triệu người con nước Việt. Từ bao đời nay, lòng yêu quê hương đất nước niềm tự hào về truyền thống và tinh thần căm thù giặc, bất khuất trước kẻ thù luôn là truyền thống cao quý của dân tộc. Bất cứ ai ở thời nào cũng cần có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống ấy. *Lời nhắn nhủ của tác phẩm: - Xây dựng nhân vật ông Hai, Kim Lân không chỉ dừng lại ở 2,0 việc phản ánh đời sống nội tâm, tinh thần của người nhân dân đối với làng quê, với kháng chiến và cách mạng mà qua đó nhà văn đã gửi lời nhắn nhủ. - Nhắn tới những người cầm bút về quan điểm và cách nhìn người nhân dân: nhân dân là lực lượng cơ bản của cách mạng, họ là những con người hiền lành, chất phát trong đời sống hàng ngày nhưng rất giầu lòng yêu nước. Đó là khi đấy nước lâm nguy, họ sẵn sàng xả thân cho đất nước. Bởi vậy họ rất xứng đáng được trân trọng, mến yêu. Người cầm bút cần khai thác ở người nông dân những phương diễn tốt đẹp để phản ánh, ngợi ca từ đố động viên khích lệ họ tham gia xây dựng và bảo vệ làng quê Tổ quốc. - Lời nhắn nhủ tới bạn đọc về tấm lòng và tinh thần của người nông dân đối với quê hương đất nước và chứng minh: nhân vật ông Hai là một điển hình, đại diện cho biết bao người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Rộng hơn ông là đại diện cho những người lao động trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Tinh thần yêu nước yêu làng của ông Hai cũng là tinh thần chung của hang triệu người con nước Việt. Từ bao đời nay, lòng yêu quê hương
  11. đất nước niềm tự hào về truyền thống và tinh thần căm thù giặc, bất khuất trước kẻ thù luôn là truyền thống cao quý của dân tộc. Bất cứ ai ở thời nào cũng cần có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống ấy. *Khẳng định lại vấn đề - Liên hệ, mở rộng: 1,0 - Tác phẩm văn học nghệ thuật quả không chỉ là bức tranh đời sống mà qua bức tranh ấy, tác giả muốn đem đến cho người đọc những điều thú vị mới mẻ và những thông điệp chân thành hay một triết lý sống sâu sắc. Bao tác phẩm văn học chân chính khác , truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã khiến trái tim người đọc biết rung động trước cái đẹp là tâm hồn trong sáng của người nông dân, giúp chứng ta biết yêu ghét, biết phân biệt tốt xấu, biết đặt lợi ích của Tổ quốc trên hết. - Văn học là lĩnh vực của cái độc đáo, của cái đẹp. Mộttác phẩm muốn sống mãi với mọi thời đại thì ngoài phản ánh hiện thực thì còn đưa vào tác phẩm chiều sâu nhân văn gửi gắm trong đó. - Người đọc, thưởng thức tác phẩm muốn hiểu sâu, hiểu đúng phải am hiểu về thời đại phán ánh trong văn bản để từ đó cảm thụ những điều sâu sắc, tư tưởng, tình cảm nhà văn gửi vào đó. 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và bày tỏ suy nghĩ 0,5 của bản thân Cộng 20.0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. Nếuthí sinh sa đà vào phân tích nhân vật hoặc phân tích truyện mà không làm nổi bật nội dung nghị luận thì giám khảo chỉ cho tối đa một nửa tổng sổđiểm Giáo viên xây dựng đề Vũ Thị Thúy Mùi