Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Câu 2. (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “ Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Có ý kiến cho rằng: “ Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.docx
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: / /2023 ĐỀ 2 Câu 1. (3 điểm): Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi : “Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý giáo dục, các “giang hồ” mạng truyền cảm hứng cho giới trẻ chẳng khác nào sự nguy hại của trò chơi “Cá voi xanh”, “Thử thách momo” mà phụ huynh lo lắng bấy lâu. “Hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm, bởi việc học sinh thần tượng những "giang hồ" mạng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng. Những hành vi vi phạm pháp luật được cổ vũ như hành động anh hùng sẽ góp phần làm tăng các vụ án nghiêm trọng về cả mức độ lẫn số lượng”, Tiến sĩ Vũ Thu Hương phân tích ( ). Tâm lý lứa tuổi với sở thích vượt khỏi sự hiểu biết của phụ huynh cùng những ảnh hưởng của đám đông bạn bè khiến cho “văn hóa thần tượng” của giới trẻ ngày càng khó nắm bắt, khó kiểm soát. Nhiều xu hướng thần tượng lệch lạc hiện diện rõ hơn. Hành động của giới trẻ với cộng đồng cũng có nhiều biểu hiện không giống với thế hệ trước ( ). Xu hướng thần tượng đến mê muội, cảm tính đang trở thành mối lo ngại về những hành vi lệch chuẩn của một bộ phận thanh niên. Để ngăn chặn xu hướng này, không chỉ trông cậy sự vào cuộc, quản lý của cơ quan chức năng mà hơn hết là sự chung tay của gia đình, nhà trường trong tuyên truyền, nâng cao khả năng thẩm mỹ và nhân cách, đạo đức đối với giới trẻ” (Trích “Thần tượng” lệch lạc - Hồi chuông báo động trong giới trẻ, theo Hoàng Lân) a) Xác định nội dung chính của văn bản trên ? b) Theo tác giả, hậu quả của việc giới trẻ thần tượng các hiện tượng giang hồ “mạng” là gì ? c) Theo bạn, tại sao một bộ phận giới trẻ ngày nay lại thần tượng các hiện tượng “giang hồ” trên mạng xã hội ? d) Bạn có đồng tình với quan điểm cho rằng: “việc học sinh thần tượng những "giang hồ" mạng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng”? Vì sao ? Câu 2. (6 điểm) Có ý kiến cho rằng: “ Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3. (11 điểm): Có ý kiến cho rằng: “ Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” là một quá trình phát triển rất lôgíc, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn”) của Ngô Tất Tố hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. * * * * * Hết * * * * * Họ và tên thí sinh: SBD: Giám thị 1: Giám thị 2: Trang 1
- PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 – 2023 (Hướng dẫn chấm gồm 3 trang) MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: / /2023 ĐỀ 2 Câu Nội dung cơ bản Điểm – Nội dung chính bàn về xu hướng thần tượng lệch lạc đáng báo động trong giới 0,5 a) trẻ - Hậu quả: khiến bạo lực học đường gia tăng góp phần làm tăng các vụ án nghiêm 0,5 b) trọng về cả mức độ lẫn số lượng - Nguyên nhân + Do thiếu chuẩn mực về các đạo đức pháp luật 0,25 1 c) + Đua đòi theo đám đông, thích nổi loạn để khẳng định bản thân 0,25 (3 + Tâm lý tò mò, không ý thức được hậu quả, 0,25 điểm) + H/s nêu ý khác đúng (0,25 điểm) Lưu ý: Trả lời ngắn gọn rõ ý theo quan điểm cá nhân. Giải thích hợp lí, tránh lối diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng (0,25 điểm) - Hiện tượng giang hồ mạng thường gắn liền với hành vi bạo lực và các tệ nạn xã 0,5 d) hội khác; - Kích động giới trẻ adua, học đòi dùng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn, hoặc 0,75 khẳng định bản thân, *Lưu ý - Chỉ cho điểm tối ta mỗi ý khi phân tích kĩ, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp. - Cho ½ điểm nếu mỗi ý sơ sài, lập luận, dẫn chứng chưa thuyết phục. - Cho ½ nếu câu đúng, nhưng thiếu ví dụ hoặc dẫn chứng minh họa. * Yêu cầu chung: -Về nội dung: hiểu được vấn đề nghị luận, có kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. 0,25 -Về hình thức: Biết trình bày một đoạn văn nghị luận phù hợp với yêu cầu của đề bài. * Cơ bản cần đạt a) Mở đoạn: (0,5 đ) 2 - Dẫn dắt và trích ý kiến đưa ra ở đề bài 0,5 (6 b) Thân đoạn điểm) b.1 Giải thích nội dung (0,75 đ) - Gía trị có sẵn là: Điều tốt đẹp, thế mạnh riêng vốn có của mỗi con người 0,25 -> Khái quát Ndung cả câu: Khẳng định giá trị của mỗi con người trong cuộc sống, đồng 0,5 thời khuyên con người cần nhận ra và tự tin vào những thế mạnh riêng của bản thân b.2 Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến và lý giải tại sao (2,5 đ) - Cuộc sống vốn muôn màu, muôn vẻ. Mỗi chúng ta được sinh ra đều đã là một sự kỳ diệu 0,75 của tạo hóa. Bởi thế ai cũng đều có thế mạnh riêng của mình trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống (ví dụ minh họa). - Nhận ra thế mạnh của bản thân là điều vô cùng quan trọng vì nó giúp ta thêm tự tin, 0,75 mạnh dạn để vươn tới những thành công và khẳng định bản thân mình trong cuộc sống (ví dụ minh họa). - Ngược lại, nếu không biết nhận ra thế mạnh của bản thân thì ta sẽ trở thành người tự ti, 0,5 Trang 2
- nhút nhát, không có định hướng đúng đắn cho cuộc sống thậm chí luôn coi mình là kẻ bất tài, yếu kém nhưng thực ra lại không phải như vậy. => Phê phán những người tự ti, không nhận ra giá trị có sẵn tiềm ẩn trong con người mình 0,5 để tìm cách phát huy, làm lãng phí cuộc sống của chính mình chừng nào còn chưa nhận ra thế mạnh của bản thân. b.3 Rút ra bài học (1,75 đ) - Luôn trau dồi kiến thức, học vấn, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm phù hợp để 0,25 xác định đúng thế mạnh của bản thân. - Tự tin về những thế mạnh đó và hướng nó đến những điều tốt đẹp đem lại lợi ích cho bản 0,25 thân và cộng đồng. - Tích cực hoàn thiên bản thân, tự tin về những giá trị có sẵn nhưng cũng phải hài hòa với 0,5 cái chung, tránh lối sống tự phụ luôn cho mình là nhất. - Biết khám phá và phát huy giá trị của bản thân là đáng quý, đáng quý hơn nữa khi ta biết 0,75 khám phá và trân trọng những giá trị của mọi người xung quanh cũng như những giá trị tiềm ẩn trong cuộc sống. c) Kết đoạn (0,5 đ) - Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận ở trên 0,25 - Liên hệ bản thân, 0,25 * Yêu cầu chung - Bài làm có bố cụ đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ/câu, lỗi diễn đạt 0,25 - Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lĩ lẽ, dẫn chứng thuyết phục * Kiến thức cơ bản 1. Mở bài: Dẫn dắt (0,5 đ) - Giới thiệu vài nét về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” 0,25 - Trích dẫn ý kiến và khẳng định đó là ý kiến đúng 0,25 2. Thân bài: Giải quyết vấn đề a) Giải thích ý kiến (0,75) - Đấu lí: Hình thức sử dụng ngôn ngữ, lời nói, lí lẽ 0,125 - Đấu lực: Hình thức hành đông 0,125 - Phát triển rất lôgíc: Phù hợp với quy luật 0,25 => Ý kiến khẳng định: Từ “đấu lí” sang “đấu lực” phù hợp với quy luật phát triển tâm lý 0,25 của chị Dậu, lại vừa mang giá trị nhân văn và có sức tố cáo 3 b) Chứng minh qua đoạn trích (5,75 đ) (11 b.1 Luận điểm 1: Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai là một quá trình phát triển rất lôgíc. điểm) - Hoàn cảnh cụ thể của gia đình chị Dậu: Nghèo nhất trong những bậc cùng đinh ở làng 0,75 Đông Xá. Không có tiền nộp sưu chị Dậu bán cả con mà vẫn thiếu. Anh Dậu bị bắt, cùm kẹp hành hạ ngất như sắp chết. Nhờ hàng xóm giúp đỡ, anh Dậu tỉnh lại chưa kịp đưa thìa cháp và miệng thì hai tên tay sai xông vào đánh trói anh Dậu. Tính mạng của anh Dậu vô cùng nguy ngập - (ĐẤU LÍ) Để cứu chồng, trước tiên Chị Dậu “đấu lí” với chúng: Van xin thiết tha, lời lẽ 1.5 mềm mỏng, cách xưng hô nhún nhường “ông-cháu”. Tiếp đến là dùng lí lẽ thường tình của con người “chồng tôi đau ốm các ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô “ông-tôi” đã đặt vị thế ngang hành với chúng. Lí lẽ không ngăn cản được chúng, chị đã chuyển sang thách thức, cảnh cáo bằng lời lẽ rất đanh thép “Mày trói ngay chồng bà đi bả cho mày xem”. Đến đây chị đã đứng ở vị thế cao hơn hai tên tay sai, cách xưng hô “bà-mày” - (ĐẤU LỰC) “Đấu lí” không xong chị Dậu chuyển sang “đấu lực”: Hành động của chị vô 1.25 cùng mau lẹ, mạnh mẽ và quyết liệt. Với sức mạnh của “người đàn bà lực điền” chị đã quật ngã hai tên tay sai. Kẻ thì bị chị “ấn dúi ra cửa”, kẻ thì bị “túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm” => Hình thức đấu tranh của chị Dậu lá rất phù hợp với quy luật phát triển tâm lí của con 0,5 người. Đó là một quá trình phát triển rất lôgíc “tức nước vỡ bờ” – “có áp bức có đấu tranh” Trang 3
- b.2 Luận điểm 2: Từ hình thức đấu lí chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai mang giá trị nhân văn lớn, lại có sức tố cáo cao. - Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu: Một người phụ nữ thông minh sắc sảo, yêu 0,75 thương chồng con tha thiết ; một người đảm đang tháo vắt. Một người hành động theo lí lẽ trái phải, bênh vực số phận người nông dân nghèo. -> Chị Dậu là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân Việt Nam. - Nói lên niềm thương cảm, xót xa trước thực trạng cuộc sống bị đè nén, áp bức của người 0,5 nông dân Việt Nam, bị đẩy đến bước đường cùng. - Lên án, tố cáo xã hội thực dân phong kiến thối nát, tàn bạo: Hành động vô nhân đạo, 0,5 không chút tình người của bọn tay sai c) Khái quát (1,25 đ) - Chứng minh cho quy luật phát triển tự nhiên của con người: “Con giun xéo mãi cũng 0,75 phải oằn”, người nông dân khi bị đẩy vào đường cùng thì sẽ vùng lên đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do. - Hành động của chị Dậu là bước mở đường cho sự tiếp bước của người phụ nữ Việt Nam 0,5 nói riêng, người nông dân Việt Nam nói chung khi có ánh sáng cách mạng dân đường (VD: Mị - Vợ chồng APhủ) d) Đánh giá nghệ thuật, nâng cao (1,5 đ) - Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo, cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp, đoạn trích đã thể 0,5 hiện một cách chân thực và lôgíc quá trình phát triển tâm lí, hành động của chị Dậu. Đồng thời mang lại giá trị hiện thực, giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. - Qúa trình tâm lí và hành động của chị Dậu đã cho thấy sự am hiểu sâu sắc tâm lí con 0,5 người của Ngô Tất Tố cùng tài năng của nhà văn xây dựng tình huống truyện. - Từ đó gợi mở cho những người cầm bút về cách miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật khi 0,5 xây dựng tác phẩm là phải phù hợp với quy luật khách quan, quy luật tâm lí, quy luật cuộc sống của con người. 3. Kết bài (1 điểm) - Khẳng định tính đúng đắn, sâu sắc của ý kiến và giá trị của đoạn trích cũng như tài năng, 0,5 tâm hồn của tác giả. - Phát biểu cảm nghĩ – liên hệ của bản thân 0,5 Trang 4