Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2018-2019 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Lưu Hoàng (Có đáp án)

Bài 1 (4 điểm).

       1. Dầu ,mỡ khác nhau ở đặc điểm cấu tạo,trạng thái như thế nào? Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ động vật?

 2. Tại sao tế bào được xem là tổ chức cơ bản của thế giới sống?

       3. Khi nhiệt độ tăng quá mức giới hạn cho phép thì tốc độ của phản ứng của enzim diễn ra như thế nào? Giải thích?

       4. Tại sao khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây thì cây không xanh tốt mà còn bị héo?

Bài 2 (3 điểm).

       1. Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích.

        a. Đường đơn không có tính khử,có vị ngọt , tan trong nước.

  b. Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật.

  c. Kitin là một loại protein được tạo nên bởi các đơn phân là N- axetil- B- D glucozoamin.

  d. Các bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là: lục lạp, không bào lớn , trung thể.

doc 5 trang thanhnam 20/03/2023 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2018-2019 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Lưu Hoàng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_nam_hoc_2018_2019_mon_s.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2018-2019 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Lưu Hoàng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: Sinh học - Lớp: 10 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Bài 1 (4 điểm). 1. Dầu ,mỡ khác nhau ở đặc điểm cấu tạo,trạng thái như thế nào? Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ động vật? 2. Tại sao tế bào được xem là tổ chức cơ bản của thế giới sống? 3. Khi nhiệt độ tăng quá mức giới hạn cho phép thì tốc độ của phản ứng của enzim diễn ra như thế nào? Giải thích? 4. Tại sao khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây thì cây không xanh tốt mà còn bị héo? Bài 2 (3 điểm). 1. Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích. a. Đường đơn không có tính khử,có vị ngọt , tan trong nước. b. Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. c. Kitin là một loại protein được tạo nên bởi các đơn phân là N- axetil- B- D glucozoamin. d. Các bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là: lục lạp, không bào lớn , trung thể. 2. Trình bày hiểu biết của em vê hai quá trình trong hô hấp tế bào thể hiện trong bảng dưới đây: Đặc điểm phân biệt Chu trình Crep Chuỗi truyền electron hô hấp. Nơi diễn ra Nguyên liệu Diễn biến Sản phẩm Bài 3 (4 điểm). 1. Tại sao nước có vai trò quyết định sự sống trên trái đất? 2. Trong tế bào nhân thực prôtêin được tổng hợp chủ yếu ở đâu? Để vận chuyển ra ngoài tế bào phải qua các bào quan nào? Bằng cách nào? 3. So sánh sự khác nhau giữa AND và mARN? 4. Vi sinh vật là gì? Ở vi sinh vật có mấy kiểu dinh dưỡng? Phân biệt các kiểu dinh dưỡng đó. Bài 4 (3,5 điểm). 1. Em hãy phân biệt vi huẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm? Nêu ý nghĩa của việc phân biệt hai nhóm vi khuẩn? 2. Mô tả cấu trúc và chức năng của ATP? Tại sao nói ATP là hợp chất cao năng và như đồng tiền năng lượng của tế bào? 3. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào rất cần nhiều ATP? Bài 5 (3 điểm). 1. Có người nói rằng không có “tay” muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em thế nào? Mô tả quy trình muối dưa? 2. So sánh sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân? Bài 6 (2,5 điểm). 1. Khi phân tích thành phần gen của hai loài vi khuẩn, người ta thấy cả hai gen đều có số liên kết hidro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G = 10% tổng số nucleotit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A = 250, T = 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và A là 150. (Biết rằng gen của hai loài vi khuẩn đều có 2 mạch bằng nhau). Xác định số lượng nucleotit mỗi loại trên mỗi gen của 2 loài vi khuẩn nói trên? 2. Sau đợt giảm phân của 15 tế bào sinh trứng, người ta nhận thấy đã có tất cả 1755 NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. Hãy xác định bộ NST của loài trên? HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị coi thi số 1: Chữ ký giám thị coi thi số 2:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Môn thi:Sinh học - Lớp: 10 I. Hướng dẫn chung II. Đáp án và thang điểm Câu Đáp án Điểm 1. Dầu ,mỡ khác nhau ở đặc điểm cấu tạo,trạng thái như thế nào? Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ động vật? TL. - Dầu ở trạng thái lỏng do chứa các axit béo không no, mỡ ở trạng thái nửa lỏng, nửa rắn do 1đ chứa các axit béo no. (0.5) - Do mỡ chứa nhiều axit béo no nên nếu ăn quá nhiều thì sẽ có nguy cơ gây sơ vữa động mạch. (0,5) 2. Tại sao tế bào được xem là tổ chức cơ bản của thế giới sống? TL. - Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.(0,5) 1đ - Mọi hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào.(0,5) Bài 1 3. khi nhiệt độ tăng quá mức giới hạn cho phép thì tốc độ của phản ứng của enzim diễn ra ( 4 điểm) như thế nào? Giải thích? TL. 1đ - Enzim có bản chất là protein,dễ bị biến tính, giảm hoạt tính khi nhiệt độ cao. (0,5) - Khi nhiệt độ cao quá mức, tốc độ các phản ứng của enzim giảm dần rồi dừng hẳn khi enzim mất chức năng. (0,5) 9. Tại sao khi bón nhiều phân đạm vào gốc cây thì cây không xanh tốt mà còn bị héo? TL. - Vì làm tăng áp suất thẩm thấu của đất làm cây không hút được nước( vì khi bón nhiều phân làm dung dịch đất lúc này trở lên ưu trương,nước có xu hướng bị kéo ra môi trường 1đ đất- cây không hút được nước) (0,5 đ) - Phía trên ở lá vẫn diễn ra quá trình thoát hơi nước do đó cây mất nước bị héo. (0,5 đ) 1. Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích. a. Đường đơn không có tính khử,có vị ngọt , tan trong nước. 0,25đ TL. Sai vì đường đơn có tính khử. b. Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. 0,25đ TL.Sai vì tinh bột là chất dự trữ, xenlulôzơ cấu tạo thành tế bào thực vật. c. Kitin là một loại protein được tạo nên bởi các đơn phân là N- axetil- B- D glucozoamin. TL. Sai vì kitin là một loại pôlisaccarit tạo nên bởi các đơn phân N- axetil- B- D 0,25đ glucozoamin. Bài 2 (3 điểm) d. Các bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là: lục lạp, không bào lớn , trung thể. TL. Sai vì 0,25đ thực vật không có trung thể . 2. Trình bày hiểu biết của em vê hai quá trình trong hô hấp tế bào thể hiện trong bảng dưới đây: TL. 2đ Đặc điểm phân biệ Chu trình Crep Chuỗi truyền electron hô Điểm hấp. Nơi diễn ra Chất nền ti thể Màng trong ti thể 0,25
  3. Nguyên liệu Axit pruvic, axetyl FADH2 ,NADH 0,25 côenzimA, NAD,FAD,ADP. Diễn biến - Các phân tử axit pyruvic - Các phân tử FADH2 1 bị biến đổi thành các phân ,NADH bị ôxi hóa hoàn tử nhỏ hơn là axetyl toàn thông qua một chuỗi côenzimA. các phản ứng ôxi hóa khử. - Các phân tử axetyl - Năng lượng trong FADH2 côenzimA bị phân giải hoàn ,NADH đượ gia i toàn tới CO2 . phóng. Sản phẩm CO2 , FADH2 ,NADH, 2 H2O và 34ATP 0,5 phân tử ATP. 1. Tại sao nước có vai trò quyết định sự sống trên trái đất? TL. - Nước là thành phần chính cấu tạo lên tế bào và cơ thể sống.( 0,5). 1đ - Nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể như: là dung môi hòa tan ,là môi trường cho các phản ứng .(0,5). 2. Trong tế bào nhân thực prôtêin được tổng hợp chủ yếu ở đâu? Để vận chuyển ra ngoài tế bào phải qua các bào quan nào? Bằng cách nào? TL. - Trong tế bào pr ô têin được tổng hợp chủ yếu ở mạng lưới nội chất có hạt. (0,5). 1đ - Sau khi được tổng hợp muốn vận chuyển ra ngoài tế bào thì đầu tiên protein được vận chuyển đến bộmáy gôngi ở đây protein được lắp ráp hoàn thiện rồi vận chuyển ra ngoài qua màng sinh chất dưới dạng các túi tiết. (0,5) 3. So sánh sự khác nhau giữa AND và mARN? TL. ADN mARN Điểm - Kích thước lớn gồm 2 mạch - Kích thước nhỏ gồm 1 mạch 0,25 pôlynuclêôtit. pôly ribônuclêôtit. - Đơn phân là 4 loại nuclêôtit: - Đơn phân là 4 loại ribônuclêôtit: A, 0,25 Bài 3 r 1đ A,T,G,X, đơn phân có đường U, G, X ,đơn phân có đường (4điểm) r r r đêoxiribôzơ. C5H10O4. ribôzơ.C5H10O5 . - Có liên kết hidro. - Không có liên kết hidro. 0,25 - Chức năng bảo quản,truyền đạt - Chức năng truyền thông tin từ AND 0,25 thông tin di truyền. đến riboxom, làm khuân cho quá trình dịch mã. 4. Vi sinh vật là gì? Ở vi sinh vật có mấy kiểu dinh dưỡng? Phân biệt các kiểu dinh dưỡng đó. TL. - Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé,chỉ nhìn thấy chúng dưới kính hiển vi. (0,25 đ) - Ở vi sinh vật có bốn kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng,quang dị dưỡng,hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng. (0,25 đ) - Để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật ta dựa vào nguồn năng lượng và nguồn 1đ cácbon chủ yếu mà vi sinh vật sử dụng. Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng Nguồn cacbon Ví dụ lượng chủ yếu Quang tự dưỡng Ánh sang CO2 Vi khuẩn lam,tảo đơn bào,vi khuẩn lưu huỳnh màu tía,mau lục.
  4. Quang dị dưỡng Ánh sang Chất hưu cơ Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía,màu lục. Hóa tự dưỡng Chất vô cơ hoặc CO2 Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn chất hưu cơ ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh Hóa dị dưỡng Chất hưu cơ Chất hưu cơ Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp. (0,5 đ) 1. Em hãy phân biệt vi huẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm? Nêu ý nghĩa của việc phân biệt hai nhóm vi khuẩn? TL. * Sự khác nhau: Vi khuẩn G+ Vi khuẩn G- Điểm - Thành tế bào dày gồm - Thành tế bào mỏng gồm một lớp 0,25 nhiều lớp peptiđôglican. peptiđôglican. 1đ - Khi nhuộm bằng phương - Khi nhuộm bằng phương pháp 0,25 pháp nhuộm gram có màu nhuộm gram có màu đỏ. tím. * Ý nghĩa: dựa vào từng nhóm vi khuẩn mà con người sử dụng những loại thuốc thích hợp để chữa bệnh. ( 0,5) 2. Mô tả cấu trúc và chức năng của ATP? Tại sao nói ATP là hợp chất cao năng và như Bài 4 đồng tiền năng lượng của tế bào? (3,5điểm) TL. + Một phân tử ATP gồm 3 phần: bazơ nitơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phốt phát. (0,5) + ATP có vai trò: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào như: tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào, vận chuyển các chất,sinh công cơ học. (0,5 đ). + ATP là hợp chất cao năng là vì ATP là chất giàu năng lượng được tích lũy trong các 1,5đ liên kết cao năng , là liên kết không bền, rễ đứt gãy và giải phóng năng lượng cho tế bào. ( 0,5 đ) 3. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào rất cần nhiều ATP? TL. - Vì không tiêu tốn ôxi. (0,25) 1 đ - Khi cơ thể vận động mạnh các tế bào cơ trong mô cơ co cùng lúc vì vậy cần tiêu tốn nhiều năng lượng, do đó hệ tuần hoàn chưa cung cấp kịp đủ lượng ôxi cho quá trình hô hấp hiếu khí. (0,5). - Lúc này giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí ,kịp đáp ứng ATP mà không cần ôxi.(0,25). 1. Có người nói rằng không có tay muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em thế nào? Mô tả quy trình muối dưa? TL. - Nếu nói rằng vì không có tay muối dưa nên dưa bị khú là sai. Vì muối dưa có chua ,ngon hay không là phụ thuộc vào quy trình lên men láctic có đúng hay không. (0,5). 1,5đ - quy trình muối dưa (lênmen lactic). Bài 5 + Dưa được nhặt và rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn khoảng 3cm sau đó phơi ở chỗ râm (3 điểm) mát cho héo. (0,5) + Cho dưa vào vại hoặc lọ rồi đổ ngập nước muối NaCl (5%- 6%), nén chặt,đậy kín rồi để ở nơi ấm 28- 300 C.(0,5) 2. So sánh sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân? TL. 1,5đ Tiêu chí Nguyên phân Giảm phân Điểm
  5. Loại tế bào Diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và Diễn ra ở các tế bào sinh 0,25 tế bào sinh dục sơ khai. dục tại vùng chín. Quá trình - Diễn ra một lần nhân đôi - Diễn ra một lần nhân đôi 0,75 AND( NST) và trải qua 1 lần AND( NST) và trải qua 2 nguyên phân . lần giảm phân liên tiếp. - Tại kì đầu 1: có sự bắt - Kì đầu: không có (TĐC). đôi,tiếp hợp của các NST dẫn đến trao đổi chéo. (TĐC). - Ở kì giữa 1: các NST xếp - Ở kì giữa các NST xếp thành thành 2 hàng trên mặt 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. phẳng xích đạo. Kết quả Từ 1 tế bào mẹ tạo 2 tế bào Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế 0,25 con giống hệt tế bào mẹ. bào con có bộ NST giảm một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.(n) Ý nghĩa Là hình thức sinh sản của cơ Tạo các giao tử, tạo sự đa 0,25 thể đơn bào, giúp cơ thể đa bào dạng của sinh vật. sinh trưởng. 1. * Tính số nucleotit mỗi loại ở gen của vi khuẩn 1. - Theo nguyên tác bổ sung ta có: % X = % G = 10%, %A = % T Mặt khác ta có %A + %T + %G + %X = 100%. Vậy %A + % T = 100% - ( %G + % X) = 100% - 20% = 80% %A = % T = 80% / 2 = 40% - Theo công thức A = T = A1 + A2 = A1 + T1 = A2 + T2 = 250 + 350 = 600 nucleotit. - Số nucleotit loại A là 600 nucleotit chiếm 40% tông số nuclotit của gen. - Số nucleotit loại G và X là : G= X= (10% x 600)/ 40% = 150 nucleotit. Vậy số nucleotit mỗi loại của gen 1 là A = T = 600 nucleotit. G = X = 150 nucleotit. * Tính số nucleotit mỗi loại ở gen của vi khuẩn 2. 1,5đ - Theo bài ta có hai gen của 2 loài vi khuẩn đều có số liên kết hiđrô bằng nhau: H 2 = H1 = 2A1 + 3G1 = 2.600 + 3. 150 = 1650 lk. Vậy H2 = H1= 1650 lk hidro Ta có H = 2A + 3G = 1650 lk hidro. * Bài 6 2 2 2 Mà theo bài hiệu số G – A = 150 nucleotit. (2,5điểm) 2 2 G2 = A2 + 150 nucleotit . * * Thế pt * * Vào pt * ta được 2A2 + 3A2 + 450 = 1650 lk hidro. 5A2 = 1650 – 450 = 1200 A2 = 1200 / 5 = 240 nucleotit. Vậy T 2 = A2 = 240 nucleoit. X2 = G2 = 240 + 150 = 390 nucleotit. 2. Xác định bộ NST của loài. - Khi giảm phân hình thành giao tử, từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con có (n) NST. - Vì tế bào đang xét thuộc giới cái, do khi 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con , thì chỉ có 1 tế bào phát triển thành trứng còn 3 tế bào tiêu biến. - Vậy số tế bào con bị tiêu biến là = 3 x 15 = 45 tế bào. 1đ - Theo bài tổng số NST có trong các tế bào bị tiêu biến là 1755 NST. - Ta có 1755 NST = Số tế bào bị tiêu biến x (n) NST - Vậy n = 1755 / 45 = 39 NST. - Vậy bộ NST lưỡng bội (2n) = 2 x 39 = 78 NST.