Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Cẩm Xuyên (Có đáp án)

Câu III: ( 5 đ) 1. Khử hoàn toàn 27,6 gam hỗn hợp oxit gồm Fe2O3 và Fe3O4 ở nhiệt độ
cao phải dùng hết 11,2 lít khí H2 (đktc) sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam Fe.
Tính giá trị của m.
2. Đốt cháy hoàn toàn 27,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, C, S bằng V lít khí O2 (lấy dư), kết
thúc phản ứng thu được 23,2 g chất rắn Fe3O4 và 13,44 lít hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí
qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được a gam chất kết tủa, thể tích khí còn lại là 2,24 lít.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong X (biết thể tích các khí đo ở
đktc).
c) Tính giá trị của a, V.
pdf 3 trang Hải Đông 28/02/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Cẩm Xuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Cẩm Xuyên (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN CẨM XUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Hóa Học 8 – Thời gian làm bài 120 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu I: ( 5đ) 1, Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau. a. Al + H2SO4 > Al2(SO4)3 + H2 b. Fe(OH)3 + HCl > FeCl3 + H2O c. KMnO4 + HCl > KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O d. Fe3O4 + Al > Al2O3 + Fe e. FeS2 + O2 > Fe2O3 + SO2 g. Fe2O3 + CO > FexOy + CO2 2. Hợp chất X có thành phần % theo khối lượng 28%Fe, 24%S còn lại là oxi. a) Tìm công thức phân tử của hợp chất X. Biết khối lượng mol của X là 400 g/mol. b) Ở điều kiện tiêu chuẩn, cần bao nhiêu lít oxi thì có số phân tử đúng bằng số nguyên tử có trong 20 gam hợp chất X. Câu II: ( 4 đ) 1. Hỗn hợp khí X gồm N2 và O2. Ở đktc 6,72 lít khí X có khối lượng 8,8 gam. Tính thành phần % về khối lượng các khí có trong hỗn hợp X. 2. Dẫn luồng khí H2 đi qua ống thuỷ tinh chứa 28 gam bột CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được 24 gam chất rắn Y. Xác định thành phần % khối lượng các chất trong Y và tính khối lượng nước tạo thành? Câu III: ( 5 đ) 1. Khử hoàn toàn 27,6 gam hỗn hợp oxit gồm Fe2O3 và Fe3O4 ở nhiệt độ cao phải dùng hết 11,2 lít khí H2 (đktc) sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam Fe. Tính giá trị của m. 2. Đốt cháy hoàn toàn 27,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, C, S bằng V lít khí O2 (lấy dư), kết thúc phản ứng thu được 23,2 g chất rắn Fe3O4 và 13,44 lít hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được a gam chất kết tủa, thể tích khí còn lại là 2,24 lít. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần % theo khối lượng các chất có trong X (biết thể tích các khí đo ở đktc). c) Tính giá trị của a, V. Câu IV: ( 3 đ) Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 ta thu được chất rắn B và khí O2. Biết KClO3 bị phân hũy hoàn toàn, còn KMnO4 bị phân hũy 1 phần theo sơ đồ sau: KClO3 > KCl + O2 KMnO4 > K2MnO4 + MnO2 + O2 Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng, khí O2 thu được vừa đủ đốt cháy hết 2,304 gam Mg. a, Tính m. b, Tính thành phần % về khối khối lượng các chất trong A. Câu V: ( 3 đ) Tỉ lệ khối lượng nguyên tử của 3 kim loại X, Y, Z là 3: 5: 7. Tỉ lệ số mol trong hỗn hợp của chúng là 4: 2: 1. Khi cho 1,16 gam hỗn hợp 3 kim loại này tác dụng hết với dung dịch HCl ( lấy dư) thấy có 0,784 lít H2 (đktc) bay ra. Cho biết 3 kim loại trên khi phản ứng với dung dịch HCl chúng đều thể hiện hóa trị II. Xác định tên kim loại X, Y, Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn. Cho biết: H = 1; C= 12; N = 14; O = 16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65. Hết Họ và tên SBD
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Hóa Học 8 – thời gian làm bài 120 phút Câu Nội dung Điểm 1. (2,5 đ) * Cân bằng đúng mỗi phương trình hóa học cho 0,4 đ riêng PTHH (g) 0,5 đ. a. 2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO)4 + 3H2 b. Fe(OH)3 + 3HCl -> FeCl3 + 3H2O 2,5 c. 2KMnO4 + 16HCl -> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O d. 3Fe3O4 + 8Al -> 4Al2O3 + 9Fe e. 4FeS2 + 11O2 -> 2Fe2O3 + 8SO2 g. xFe2O3 + ( 3x – 2y)CO -> 2FexOy + (3x – 2y)CO2 Câu I 5 điểm 2. (2,5 đ) a) Ta có mFe = 400x28/100 = 112g => nFe = 2 mol; mS = 400x24/100 = 96g => nS = 3 mol; 1,5 %O = 48%. mO = 400x48/100 = 192g => nO = 12 mol; Vậy công thức của A là Fe2S3O12 hay là Fe2(SO4)3 b) Số mol Fe2S3O12 = 20/400= 0,05 mol. Trong 1 phân tử Fe2S3O12 có 1,0 số nguyên tử là 2 + 3 + 12 = 17. Số mol nguyên tử 0,05x17 = 0,85 mol nO2 = 0,85 mol. Vậy cần VO2 = 0,85x22,4 = 19,04 lít. 1. ( 2 điểm) - nX = 0.3 mol - Gọi: nN2 = a mol; nO2 = (0,3 – a) mol 1,0 - Ta có 28a + 32(03 – a) = 8,8 => a = 0,2 mol mN2 = 0,2.28 = 5,6 gam Câu II mO = 0,1.32 = 3,2 gam 1,0 4 điểm 2 => %mN2 = 63,63%; %mO2 = 36,37% 2. (2 điểm) PTHH: CuO + H2  Cu + H2O Theo PTHH số mol H2 = số mol H2O = số mol oxi bị khử = số mol Cu 1,0 mO = 28 – 24 = 4 gam, nO = 4/16 = 0,25 mol. mCu = 0,25x64 = 16 gam => %Cu = 66,67% , %CuO = 33,3% 1,0 mH2O = 0,25x18 = 4,5 gam 1. ( 2 điểm) - nH2 = 0,5 mol - PTHH: Fe2O3 + 3H2 -> 2Fe + 3H2O (1) 0,5 Fe3O4 + 4H2 -> 3Fe + 4H2O (2) 0,5 - Gọi a,b lần lượt là số mol Fe2O3 và Fe3O4. - Theo pthh (1,2) ta có: 160a + 232b = 27,6 (*) 3a + 4b = 0,5 ( ) 1,0 Câu III - Giải pt * và ta có a = 0,1; b = 0,05 5 điểm => nFe = 2a + 3b = 0,35 mol => mFe = 0,35.56 = 19,6 gam 2. (3 điểm) a) PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4 (1) C + O2 CO2 (2) ; S + O2 SO2 (3) 1,0 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (4) SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O (5)
  3. b) Gọi số mol Fe, C, S là x, y, z. Số mol Fe3O4 = 0,1mol; số mol khí 0,6mol, số mol oxi dư = 0,1mol. Theo (1) a = 0,3mol. Ta có 12b + 32c = 27,8 – 0,3.56 = 11(*) 1,0 b + c = 0,6 – 0,1 = 0,5 ( ). Giải (*) và ( ) ta được b = c = 0,25 mol %Fe = 60,43%; %C = 10,79%; %S = 28,78% c) a = 0,25.100 + 0,25.120 = 55gam 1,0 VO2 = 0,8.22,4 = 17,92 lít. - Theo bài ra ta có: nKCl = 0,012 mol ; nMg = 0,096 mol 0,5 mB = 11gam 0,5 - PTHH: 2KClO3 -> 2KCl + 3O2 (1) 0,25 2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2 (2) 0,25 2Mg + O2 -> 2MgO (3) 0,25 Câu IV - Theo pthh (1,2,3) ta có: 3 điểm nO2(1,2) = 0.048 mol; mO2(1,2) = 0,048.32 = 1,536 gam 0,25 a, - Áp dụng đlbtkl cho pthh (1,2) ta có. m = mB + mO2 = 11 + 1,536 = 12,536 gam 1,0 b, - Theo pthh (1) ta có. mKClO3 = 0.012.122,5 = 1,47 gam 0,5 %mKClO3 = 11,726% 0,5 %mKMnO4 = 88,274% - Gọi X,Y,Z là khối lượng mol của X,Y,Z và x,y,z lần lượt là số mol của kim loại X,Y,Z. - Theo bài ra ta có: nH2 = 0,35 mol 0,25 X : Y : Z= 3 : 5 : 7 => Y = 5X/3 ; Z = 7X/3 0,5 x : y :z = 4 :2 :1 => y = x/2 ; z = x/4 0,5 Mặt khác : Xx + Yy + Zz = 1,16 Thay vào ta có : Xx + 5X.x/6 + 7Xx/12 = 1,16 0,5 Câu V => Xx = 0,48 3 điểm - PTHH : X + 2HCl -> XCl2 + H2 (1) 0,25 Y + 2HCl -> YCl2 + H2 (2) 0,25 Z + 2HCl -> ZCl2 + H2 (3) 0,25 - Theo pthh (1,2,3) ta có : x+ y + z = 0,035 => x + x/2 + x/4 = 0,035 => x= 0,02 0,5 Xx = 0,48 => X = 24 là Mg 1,0 Y = 5.24/3 = 40 => Y là Ca Z = 7.24/3 = 56 => Z là Fe Lưu ý : Nếu thí sinh có cách giải khác nhưng cũng có kết quả đúng như đáp án thì giám thị cũng phải cho điểm tối đa của mỗi câu theo quy định.