Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 11 năm học 2017-2018 môn Lịch sử - Trường THPT số 1 Đức Phổ (Có đáp án)
Câu 1 (6,0 điểm)
Làm rõ những điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, nền tảng kinh tế và thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây.
Câu 2 (4,5 điểm)
Nêu các hình thức diễn ra của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII. Tại sao có thể khẳng định cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để ?
Câu 3 (4,5 điểm)
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII. Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng đoàn kết với triều đình để bảo vệ độc lập dân tộc ?
Câu 4 (5,0 điểm)
Cuối thế kỉ XIX ở Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản thành công ?
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_11_nam_hoc_2017_2018_mon_lich.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 11 năm học 2017-2018 môn Lịch sử - Trường THPT số 1 Đức Phổ (Có đáp án)
- TRƯỜNG THPT SỐ 1 ĐỨC PHỔ KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 - NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Thời gian : 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (6,0 điểm) Làm rõ những điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, nền tảng kinh tế và thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. Câu 2 (4,5 điểm) Nêu các hình thức diễn ra của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII. Tại sao có thể khẳng định cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để ? Câu 3 (4,5 điểm) Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII. Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng đoàn kết với triều đình để bảo vệ độc lập dân tộc ? Câu 4 (5,0 điểm) Cuối thế kỉ XIX ở Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản thành công ? Hết
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ 11 Câu Đáp án Điểm 1 Làm rõ những điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, 6,0 nền tảng kinh tế và thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. 1. Điều kiện tự nhiên. - Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực các con sông lớn ,có nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người 0,75 - Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện trên bờ Bắc Địa Trung Hải, bao gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên ,có 0,75 những khó khăn nhất định cho cuộc sống của con người. 2. Thời gian xuất hiện. - Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm, khoảng thiên niên kỉ IV- 0,75 III TCN. - Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện muộn hơn, khoảng đầu thiên 0,75 niên kỉ I TCN. 3. Nền tảng kinh tế. - Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là nông nghiệp thủy 0,75 lợi. - Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là thủ công nghiệp và 0,75 thương nghiệp. 4. Thể chế chính trị. 0,75 - Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là chuyên chế cổ đại - Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây là dân chủ chủ 0,75 nô 2 Nêu các hình thức diễn ra của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ 4,5 thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII. Tại sao có thể khẳng định cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để? 1. Các hình thức diễn ra của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII - Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến 0,75 - Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ-cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức đấu tranh giành độc lập. 0,75
- - Cách mạng tư sản Pháp diễn ra dưới hình thức nội chiến kết hợp chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc. 0,75 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để 0,75 - Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản. - Lật đổ tận gốc chế độ phong kiến chuyên chế, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. 0,5 -Xóa bỏ những cản trở đối với sự phát triển của công thương nghiệp, thống nhất thị trường dân tộc. 0,5 - Làm lung lay chế độ phong kiến ở Châu Âu, mở ra thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.- 0,5 Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến 3 Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế 4,5 kỷ XIII. Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng đoàn kết với triều đình để bảo vệ độc lập dân tộc ? 1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII. - Nhân dân ta có tinh thần yêu nước và đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ 0,75 độc lập dân tộc: thực hiện vườn không, nhà trống, tự vũ trang đánh giặc. Tổ chức dân binh, phối hợp với triều đình hội nghị Diên Hồng - Nhà Trần có những biện pháp chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt cho cuộc 0,75 kháng chiến: chăm lo phát triển kinh tế ra Hịch tướng sỹ - Vua Trần và Trần Quốc Tuấn chỉ huy tài giỏi với những nghệ thuật 0,75 quân sự độc đáo sáng tạo: rút lui khỏi thành Thăng Long mở trận quyết chiến chiến lược 2. Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng đoàn kết với triều đình để bảo vệ độc lập dân tộc. - Đấu tranh để bảo vệ quê hương đất nước là truyền thống của dân tộc, không chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào. Khi đất nước có ngoại xâm 0,75 sẵn sàng gác mối thù giai cấp để bảo vệ độc lập dân tộc - Triều đại nhà Trần có những chính sách tiến bộ quan tâm đến phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt từ đó tạo niềm tin cho nhân dân quyết tâm 0,75 bảo vệ độc lập để có được cuộc sống mới. - Khi đất nước có ngoại xâm nhà Trần biết đoàn kết vua tôi, đoàn kết tướng sỹ làm cơ sở để tập hợp đoàn kết nhân dân cả nước. 0,75 4 Cuối thế kỉ XIX ở Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật 5,0 Bản thành công?
- a.Cải cách ở Trung Quốc - cải cách Mậu Tuất (1898) Cuối thế kỉ XIX, trong bối cảnh các nước đế quốc tăng cường sâu xé Trung Quốc, một số sĩ phu tiến bộ Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách để cứu vãn tình thế. Đó là cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất năm 1898 do hai 1,25 nhà nho yêu nước là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương với sự đồng tình, ủng hộ của vua Quang Tự b. Ở Nhật Bản - cải cách Minh Trị (1868). Sau khi lật chế độ phong kiến Mạc Phủ, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện công cuộc cải cách đất nước trên tất cả các lĩnh vực tạo điều kiện cho Nhật 1,25 Bản phát triển mạnh mẽ lên con đường TBCN. c. Cải cách ở Nhật Bản thành công, ở Trung Quốc thất bại - Cải cách ở Nhật Bản thành công là vì: Được sự hậu thuẫn của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là tầng lớp quí tộc Đai-my-ô và tầng lớp Sa-mu-rai. 1,25 Người tiến hành cải cách là Thiên hoàng Minh Trị, nắm trong tay thực quyền và là người có tư tưởng Duy tân tiến bộ. - Cải cách ở Trung Quốc thất bại vì: Do vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu, đứng đầu là Từ Hi Thái hậu. Vua Quang Tự không có thực 1,25 quyền chính trị. Phong trào phát triển chủ yếu trong tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng nhưng không đi vào quần chúng nhân dân, không động viên và cũng không muốn dùng nhân dân làm hậu thuẫn. Nội bộ chưa đoàn kết