Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD và ĐT Lai Vung (Có đáp án)

Câu 2. (2,5 điểm)
1. Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong hoang
mạc hiện nay.
2. Tại sao hoạt động chăn nuôi ở hoang mạc phải di chuyển từ nơi này đến
nơi khác?
pdf 6 trang Hải Đông 29/02/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD và ĐT Lai Vung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2015_2016.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD và ĐT Lai Vung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 HUYỆN LAI VUNG NĂM HỌC 2015 – 2016 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 14/06/2016 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: NỘI DUNG ĐỀ THI (Đề thi có 02 trang, gồm 7 câu) Câu 1. (3,0 điểm) 1. Trong năm, vào những ngày nào ở khắp mọi nơi trên Trái Đất có ngày và đêm đều dài bằng nhau? Vì sao? 2. Tại sao ở bán cầu Bắc, nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở khu vực Chí tuyến chứ không phải ở khu vực Xích đạo? 3. Quan sát sơ đồ sau: Mưa Mây Đất liền Biển Hãy trình bày quá trình hình thành mưa trên Trái Đất? Nêu cách tính lượng mưa trung bình năm của một địa phương. Câu 2. (2,5 điểm) 1. Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong hoang mạc hiện nay. 2. Tại sao hoạt động chăn nuôi ở hoang mạc phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác? Câu 3. (2,0 điểm) 1. Đặc điểm thích nghi của giới sinh vật ở môi trường đới lạnh. 2.Tại sao ở môi trường Xích đạo ẩm luôn có biên độ nhiệt trong năm rất nhỏ? Câu 4. (4,0 điểm) 1. Nêu đặc điểm vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ nước Việt Nam.
  2. 2. Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ nước Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Câu 5. (2,0 điểm) Dựa vào trang 9 của Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Xác định các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Nam nước ta. 2. Hai câu thơ sau nói đến miền khí hậu nào của nước ta. Nêu vị trí và đặc điểm của miền khí hậu đó. Địa phương em đang sống có thuộc miền khí hậu đó không? “ Hải Vân đèo lớn vừa qua Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè” Câu 6. (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ Địa điểm trung bình trung bình trung bình tháng 1 (0C) tháng 7 (0C) năm (0C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 1. Hãy tính biên độ nhiệt giữa tháng 1 và tháng 7 tại các địa điểm trên. 2. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam. 3. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam của nước ta. Câu 7. (3,5 điểm) 1. Dựa vào trang 10 của Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên 6 hệ thống sông lớn theo thứ tự giảm dần về diện tích lưu vực của chúng ở nước ta. 2. Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. Sông ngòi Việt Nam có những giá trị kinh tế gì? 3. Để khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng biển, theo em cần thực hiện những biện pháp nào? HẾT Lưu ý: - Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam do NXBGD để làm bài. - Giám thị không giải thích gì thêm.
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM HUYỆN LAI VUNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2015 – 2016 Hướng dẫn chấm gồm 04 trang MÔN: ĐỊA LÝ I. HƯỚNG DẪN CHUNG: 1. Học sinh làm bài không theo cách nêu trong hướng dẫn chấm nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó. 2. Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm thi. 3. Điểm toàn bài tính theo thang điểm 20, làm tròn số đến 0,25 điểm. II. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM: Câu Nội dung Điểm 1. Trong năm, những ngày mà ở khắp mọi nơi trên trái đất có ngày và đêm đều dài bằng nhau: là ngày Xuân phân (21/3) và ngày Thu phân 0,5 (23/9). Nguyên nhân: Do ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở xích đạo (hay trục trái đất nằm trong mặt phẳng phân chia sáng tối của Trái 0,25 Đất). 2. Ở bán cầu Bắc, nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở khu vực Chí tuyến chứ không phải ở khu vực Xích đạo vì: 0,5 - Ở khu vực xích đạo: chủ yếu là đại dương, phần lục địa chủ yếu là rừng. - Khu vực chí tuyến: 0,25 Câu 1 + Diện tích lục địa lớn (hoang mạc Sahara). (3,0 đ) + Áp cao Chí tuyến thống trị nên ít mưa. 0,25 + Có gió Mậu dịch hoạt động thổi từ lục địa nên tính chất khô, nóng. 0,25 3. Quá trình hình thành mưa: + Nước trên mặt biển bốc hơi, tạo thành mây. Mây được gió đưa vào 0,25 trong đất liền. + Mây vào đất liền chuyển động đi lên (không khí bị lạnh dần, sự ngưng kết hơi nước diễn ra), gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ 0,5 tạo thành các hạt nước to dần, rơi xuống tạo thành mưa. - Lượng mưa trung bình năm của một địa phương: lấy lượng mưa nhiều năm của địa phương đó cộng lại chia cho tổng số năm (đơn vị: 0,25 mm/năm). 1. Các hoạt động kinh tế trong hoang mạc hiện nay: * Hoạt động kinh tế cổ truyền: - Chăn nuôi du mục, chuyên chở hàng hoá buôn bán xuyên qua hoang 0,5 mạc. - Trồng trọt trong ốc đảo ( chà là, cam, chanh, lúa mạch, ), chăn nuôi dê, Câu 2 0,5 (2,5 đ) cừu. * Hoạt động kinh tế hiện đại: 0,25 - Đưa nước vào bằng kênh đào, giếng khoan để trồng trọt, chăn nuôi. - Xây dựng đô thị và khai thác tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, khí đốt ) 0,5
  4. Câu Nội dung Điểm - Phát triển du lịch. 0,25 2. Hoạt động chăn nuôi ở hoang mạc phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác vì: Ở hoang mạc khí hậu khô hạn, thiếu đồng cỏ nên chăn nuôi du mục để 0,5 đưa đàn gia súc tìm nguồn nước, nguồn thức ăn. 1.Giới sinh vật ở đới lạnh có những đặc điểm thích nghi: - Thực vật có khả năng phát triển nhanh vào mùa hạ, trong thung lũng kín 0,25 gió. - Cây thấp lùn, còi cọc, mọc xen lẫn với rêu và địa y. 0,25 - Động vật thích nghi được nhờ có lớp mỡ dày (Hải cẩu, cá Voi ), có lớp lông dày (Gấu trắng, Tuần lộc ), lông không thấm nước (Chim cánh 0,5 cụt), chúng sống thành đàn để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau, một số loài ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, có loài di cư đến nơi ấm áp, Câu 3 - Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn vào mùa hạ . 0,25 (2,0đ) 2. Môi trường Xích đạo ẩm luôn có biên độ nhiệt trong năm nhỏ vì: 0,25 - Môi trường xích đạo nằm trong khoảng 50B đến 50N - Quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn, thời gian chiếu 0,5 sáng trong năm ít chênh lệch. 1. Đặc điểm vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ Việt Nam: * Đặc điểm vị trí địa lý: - Vị trí địa lý được giới hạn qua các điểm cực trên phần đất liền. Câu 4 + Cực Bắc : 23023’ B, tỉnh Hà Giang. 0,25 (4,0 đ) + Cực Nam : 80 34’ B, tỉnh Cà Mau . + Cực Tây : 102009’ Đ, tỉnh Điện Biên. 0,25 + Cực Đông : 1090 24’Đ, tỉnh Khánh Hoà. - Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý: 0,25 + Nằm trong vùng nội Chí tuyến Bắc. + Nằm gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. 0,25 + Ở vị trí cầu nối giữa các nước Đông Nam Á đất liền và biển, đảo. 0,25 + Nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng di cư sinh vật. 0,25 + Nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, 0,25 lũ, *Đặc điểm hình dạng lãnh thổ Việt Nam: 0,25 - Lãnh thổ kéo dài từ Bắc vào Nam là 1650 km ( qua 15 vĩ độ ) - Từ Đông sang Tây phần đất liền hẹp, nơi hẹp nhất chưa tới 50 km 0,25 (Quảng Bình) - Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km. 0,25 - Đường biên giới trên đất liền dài 4600km 0,25 2. Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ nước Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc * Thuận lợi - Phát triển cơ cấu kinh tế toàn diện với nhiều ngành nhờ có khí hậu gió 0,5 mùa, có đất liền, có biển, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. - Hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hoá dễ dàng với các nước Đông Nam Á 0,25 và thế giới do vị trí trung tâm và cầu nối. * Khó khăn 0,25 - Phải luôn có biện pháp đối phó với các thiên tai (bão, lụt, hạn, cháy
  5. Câu Nội dung Điểm rừng ). - Đề cao cảnh giác và bảo vệ lãnh thổ kể cả vùng đất, vùng trời, vùng 0,25 biển -hải đảo xa (Hoàng Sa, Trường Sa ) trong giai đoạn hiện nay. 1. Các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Nam nước ta. - Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. 0,25 Câu 5 - Vùng khí hậu Tây Nguyên. 0,25 (2,0 đ) - Vùng khí hậu Nam Bộ. 0,25 1. Hai câu thơ: “ Hải Vân đèo lớn vừa qua Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè” 0,25 - Hai câu thơ trên nói đến miền khí hậu phía Nam của nước ta. - Vị trí của miền khí hậu phía Nam: từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở 0,25 vào. - Đặc điểm của miền khí hậu phía Nam: có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ 0,5 quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. -Địa phương em sinh sống là tỉnh Đồng Tháp, thuộc vùng khí hậu Nam Bộ nên thuộc miền khí hậu này. 0,25 1. Biên độ nhiệt giữa tháng 1 và tháng 7 tại các địa điểm. TP Hồ Lạng Đà Quy Địa điểm Hà Nội Huế Chí Sơn Nẵng Nhơn Minh 0,5 Biên độ Câu 6 13,7 12,5 9,7 7,8 6,7 1,3 nhiệt (0C) (3,0 đ) 2. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm - Vẽ biểu đồ cột đơn thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung bình trong từng địa điểm 1,0 - Yêu cầu: + Biểu đồ vẽ đẹp, chính xác, có tên, đúng tỉ lệ và đơn vị ở 2 đầu trục + Nếu thiếu hoặc sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm. + Vẽ dạng biểu đồ khác không chấm điểm. 3. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam *Nhận xét: 0,25 - Nhiệt độ trung bình năm liên tục tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng). - Chênh lệch nhiệt độ giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam cao 0,25 (dẫn chứng ) * Giải thích: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam do: - Lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ, ảnh hưởng của các khối khí 0,25 khác nhau. - Miền Bắc nằm gần Chí tuyến, ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc lạnh nên 0,25 nhiệt độ trung bình năm thấp. - Càng vào Nam, càng gần Xích đạo, nhận bức xạ Mặt Trời lớn nên nhiệt 0,25 độ cao. - Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng yếu dần nên 0,25
  6. Câu Nội dung Điểm nhiệt đô cao quanh năm, nhiệt độ trung bình năm lớn. 1. Tên 6 hệ thống sông lớn theo thứ tự giảm dần về diện tích lưu vực. 1. Sông Hồng 2. Sông MêKông 0,5 Câu 7 3. Sông Đồng Nai 4. Sông Cả (3,5 đ) 5. Sông Mã 6. Sông Thái Bình 2. *Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước, có 2360 con 0,25 sông dài trên 10 km. - Hầu hết các sông nhỏ, ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2) 0,25 - Sông chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc –Đông Nam và hướng vòng 0,25 cung. - Sông có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn, chế độ nước sông thất thường 0,25 - Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn, tổng lượng nước vận chuyển là 0,5 839 tỉ m3, tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn/ năm. * Giá trị kinh tế của sông: 0,25 - Bồi đắp phù sa tăng màu mỡ cho đất, mở rộng đồng bằng. - Cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. 0,25 - Khai thác phát triển du lịch, thủy điện, GTVT, nuôi trồng và đánh bắt 0,25 thủy sản 3. Biện pháp khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng biển 0,25 - Khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên biển một cách hợp lí - Khai thác đi đôi với bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường biển 0,25 - Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai và đi đôi với bảo vệ an 0,25 ninh quốc phòng vùng biển - đảo Hết