Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Trực Ninh (Có đáp án)

Câu 1 (3,0đ). Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau.
a. Oxit sắt từ + axit clohiđric sắt(II)clorua + sắt(III)clorua + nước
b. Cacbon oxit + khí oxi cacbon đioxit
c. Natri photphat + canxi hiđroxit canxi photphat + natri hiđroxit
d. Axit sunfuric + kali hiđrocacbonat kali sunfat + cacbon đioxit + nước
e. Đồng + axit nitric đồng(II) nitrat + nitơ oxit + nước
Thay tên bằng các công thức hóa học và lập phương trình hóa học theo sơ đồ trên?
pdf 5 trang Hải Đông 29/02/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Trực Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2017_201.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Trực Ninh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2017 -2018 MÔN HÓA HỌC LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thi ngày 04 tháng 4 năm 2018 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1 (3,0đ). Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau. a. Oxit sắt từ + axit clohiđric sắt(II)clorua + sắt(III)clorua + nước b. Cacbon oxit + khí oxi cacbon đioxit c. Natri photphat + canxi hiđroxit canxi photphat + natri hiđroxit d. Axit sunfuric + kali hiđrocacbonat kali sunfat + cacbon đioxit + nước e. Đồng + axit nitric đồng(II) nitrat + nitơ oxit + nước Thay tên bằng các công thức hóa học và lập phương trình hóa học theo sơ đồ trên? Câu 2 (3,0đ). Thêm 6,00 gam MnO2 vào 197,00 gam hỗn hợp A gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và nung hỗn hợp đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn nặng 155,00 gam và V lít khí B (ở đktc) a. Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A. b. Trộn V lít khí B với 33,60 lít (ở đktc) khí hiđro trong bình kín, bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp khí, đến khi phản ứng kết thúc. Tính số phân tử các chất trong bình sau khi đốt. Câu 3 (3,0đ) a. Nêu 2 cách điều chế khí hiđro trong công nghiệp? Viết phương trình hoá học? b. Nêu hiện tượng và giải thích, viết phương trình hóa học khi đốt hỗn hợp khí hiđro và oxi. c. Hãy giải thích việc đục lỗ cho các viên than tổ ong. d. Để dập tắt đám cháy nhỏ ( do xăng dầu cháy) người ta phủ cát lên xăng dầu hay đổ nước vào xăng dầu đang cháy, hãy giải thích sự lựa chọn đó. Câu 4(1,5đ). Một loại đường có phần trăm khối lượng các nguyên tố là 42,10% C; 6,43% H còn lại là oxi và có phân tử khối là 342. Xác định công thức phân tử của đường có thành phần các nguyên tố như trên. Câu 5. (2,5đ) Trong một bình kín chứa 4,48 lít khí oxi và 6,72 lít khí SO2 và một ít xúc tác V2O5. Nung nóng bình một thời gian xảy ra phản ứng theo sơ đồ sau. O2 + SO2→ SO3 a. Nếu hiệu suất là 90% thì có bao nhiêu lít khí SO3 tạo thành. Biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. b. Sục khí SO3 vào nước có để sẵn mẩu quỳ tím. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 6. (2,0đ) Cho các chất: CuO; Na; BaO; KCl; Ag; CO2; N2O5; Ca3(PO4)2. Những chất nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? Viết phương trình hóa học ?
  2. Câu 7(2,5đ) Hợp chất Y có công thức MX2 trong đó M chiếm xấp xỉ 46,67% khối lượng. Trong nguyên tố M có số nơtron nhiều hơn số proton 4 hạt, trong nguyên tử X có số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58 . Xác định công thức phân tử của Y. Biết khối lượng của 1 hạt proton bằng khối lượng của một hạt nơtron và xấp xỉ bằng 1 đvC ( tính theo đơn vị cacbon) Câu 8(2,5đ). Cho 4g canxi vào 100g nước, lọc thật kĩ được 7,2554g chất không tan. Hãy tính độ tan của Ca(OH)2 ở nhiệt độ đó, giả thiết nước thất thoát trong quá trình thí nghiệm không đáng kể. Cho H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65 HẾT Họ và tên thí sinh: Họ, tên chữ ký GT1: Số báo danh: . Họ, tên chữ ký GT2:
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 a. Fe3O4 + 8HCl -> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O 0,5 (3,0đ) b. 2CO + O2 2CO2 0,5 c. 2Na3PO4 + 3Ca(OH)2 -> Ca3(PO4)2 + 6NaOH 0,5 0,5 d. H2SO4 + 2KHCO3 -> K2SO4 + 2CO2 + 2H2O 1,0 e. 3Cu + 8HNO3 -> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O 2 0,5 2KClO3→ 2KCl + 3O2 3,0 đ a. Theo ĐLBTKL ta có : khối lượng O2 = 48gam Số mol O2 = 1,5mol=> số mol KClO3 = 1mol 0,5 Phần trăm khối lượng KClO3 trong hỗn hợp là. 0,5 .100 % = 62,18% => %mKCl = 100% - 62,18 % = 37,84% b. số mol H2 = 1,5 mol 0,5 2H2 + O2 2H2O Ta thấy số mol H2 /2 = 0,75 O2 dư 0,5 Số mol O dư = 0,75 mol 2 Số mol nước = số mol H2O = 1,5 mol Tổng số phân tử có trong bình =(1,5+0,75).6.1023 = 135.1022 0,5 3 a. Trong công nghiệp người ta điều chế H2 bằng cách: 0,5 3,0đ - Điện phân nước. 2H2O → 2H2 + O2 - Hoặc dùng than khử oxi của H2O trong lò khí than 0,5 C + 2H2O CO2 + 2H2 C + H2O CO + H2 0,5 b. Khi đốt hỗn hợp khí H2 và O2 phản ứng gây nổ. - Phản ứng tỏa nhiệt, nhiệt tạo thành làm thể tích hơi nước tăng lên đột 0,5 ngột rất nhiều lần, làm chấn động không khí gây nổ. 0,25 2H2 + O2 2H2O
  4. c. Nhằm tăng diện tích tiếp xúc của than với oxi trong không khí 0,25 d. Người ta phủ cát lên xăng dầu - Nhằm ngăn xăng dầu không tiếp xúc với không khí => đám cháy tắt 0,5 - Nếu đổ nước vào, xăng dầu nhẹ hơn nước nổi lên => không dập tắt đám cháy 4 Gọi CTHH của đường là CxHyOz 1,5đ . 100% = 42,1 % => x = 12 0,5 . 100% = 6,43 => y = 22 0,5 . 100% = 100%-42,1%- 6,43% => z = 11 0,5 Vậy CTHH là C12H22O11 5 0,25 O2 + 2SO2→ 2SO3 2,5đ 0,25 Ta thấy 4,48 > 6,72/2 => O2 dư. Hiệu suất tính theo SO2 1,0 Lượng SO2 thực tế phản ứng để tạo SO3 = 6,72.90/100 = 6,048 lít 0,5 Theo PTHH ta có VSO3 = VSO2pư = 6,048 lít b.quỳ tím chuển sang màu đỏ 0,5 SO3 + H2O -> H2SO4 6 -Những chất phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là : Na; BaO; SO3, N2O5. 2,0đ 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2 BaO + H2O -> Ba(OH)2 SO3 + H2O -> H2SO4 N2O5 + H2O -> 2HNO3 - mỗi PTHH 0,5 điểm -Nếu học sinh viết thêm 1 PTHH sai ( của các chất còn lại) trừ điểm bằng điểm của một PTHH đúng. 7 Gọi số proton, nơtron của M lần lượt là p,n. Theo bài ta có n = p+4 2,5đ Gọi số proton, nơtron của X lần lượt là x,y . Theo bài ta có x = y
  5. ( ) Ta có . 100% = 46,67% => .100 = 46,67 (1) 0,5 ( ) ( ) 0,5 Và p + 2x = 58 (2) Từ (1) và (2) => p = 26; x = 16 1,0 Nguyên tử khối của M = (26 + 26+4).1 = 56 đvC (Fe) Nguyên tử khối của X = (16+16).1 = 32 (S) 0,5 Vậy CTHH của Y là FeS2 Số mol Ca = 4/40 = 0,1 mol 8 Ca + 2H2O -> Ca(OH)2 + H2 2,5đ 0,5 Theo PTHH số mol H2O pư = 0,2 mol; số mol Ca(OH)2 = số mol H2 = 0,1 mol Khối lượng nước còn lại = 100 – 0,2.18 = 96,4 gam 0,5 Khối lượng Ca(OH)2 tan trong nước là 0,1. 74 – 7,2554 = 0,1446g 1,0  Độ tan của Ca(OH)2 = .100 = 0,15 0,5 - Các PTHH nếu cân bằng sai hoặc không cân bằng ( thiếu điều kiện)trừ nửa số điểm - Học sinh nếu làm cách khác đúng vẫn cho điểm tương ứng với các phần của bài.