Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Có đáp án)

Câu 4 : (2 điểm)
4.1. Hỗn hợp B gồm 2 khí là N2O và O2 có tỉ khối đối với khí metan CH4 là 2,5. Tính thể tích của mỗi khí có trong 12 gam hỗn hợp B ở đktc.
4.2. Cho 6,75 gam một kim loại M chưa biết hóa trị tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa m gam
HCl thu được 33,375 gam muối MClx và V lít khí hiđro ở đktc. Tính m, V và xác định tên, kí hiệu hóa học của M.
pdf 3 trang Hải Đông 29/02/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2017_201.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Có đáp án)

  1. Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Trường THCS Nguyễn Tri Phương MÔN : HÓA HỌC . LỚP 8 Năm học: 2017 - 2018 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 : (2,0 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau : (1) FeS2 + Fe2O3 + (2) K3PO4 + Ba3(PO4)2 + KCl (3) FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O (4) CxHyNzO2 + CO2 + H2O + N2 (5) K2Cr2O7 + HCl KCl + CrCl3 + H2O + Cl2 (6) C6H5COOC2H5 + O2 CO2 + H2O Câu 2 : (1,5 điểm) Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi sau: HÌNH 1 HÌNH 2 a) Ngọn nến đang cháy b) Rót CO2 từ cốc B sang cốc A. 2.1. Hình 1: Cho 2 mẫu BaSO3 có khối lượng bằng nhau vào hai cốc có chứa 1 lượng dung dịch HCl như nhau. Biết BaSO3 tác dụng với HCl tạo thành BaCl2, H2O và SO2. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Cho biết ở cốc nào BaSO3 tan nhanh hơn. Vì sao? 2.2. Hình 2: Vì sao có thể rót khí CO2 từ cốc B sang cốc A? Vì sao ngọn nến ở hình b tắt? Câu 3 : (2,25 điểm) Khí A có công thức hóa học XY2, là một trong những chất khí gây ra hiện tượng mưa axit. Trong 1 phân tử A có tổng số hạt là 69, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. Số hạt mang điện trong nguyên tử X ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử Y là 2. 3.1. Xác định công thức hóa học của A. 3.2. Nhiệt phân muối Cu(XY3)2 hoặc muối AgXY3 đều thu được khí A theo sơ đồ phản ứng sau: Cu(XY3)2 CuY + XY2 + Y2 AgXY3 Ag + XY2 + Y2 Khi tiến hành nhiệt phân a gam Cu(XY3)2 thì thu được V1 lít hỗn hợp khí, b gam AgXY3 thì thu được V2 = 1,2V1 lít hỗn hợp khí. a. Viết phương trình hóa học. Xác định tỉ lệ a/b biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. b. Tính V1 và V2 (ở đktc) nếu a = 56,4 gam. Câu 4 : (2 điểm) 4.1. Hỗn hợp B gồm 2 khí là N2O và O2 có tỉ khối đối với khí metan CH4 là 2,5. Tính thể tích của mỗi khí có trong 12 gam hỗn hợp B ở đktc. 4.2. Cho 6,75 gam một kim loại M chưa biết hóa trị tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl thu được 33,375 gam muối MClx và V lít khí hiđro ở đktc. Tính m, V và xác định tên, kí hiệu hóa học của M. Câu 5: (2,25 điểm) Nicotin là hoạt chất có trong thuốc lá, là chất gây nghiện. Nicotin có thể làm tăng khả năng ung thư phổi, xơ vữa động mạch, phì đại động mạch chủ, co thắt phế quản. Đối với người mang thai, nicotin có thể gây những tác hại như rối loạn chức năng hô hấp, khuyết tật về hành vi thần kinh và vô sinh cho đứa con trong bụng mẹ khi đã trưởng thành. Đốt cháy 3,24 gam nicotin cần dùng 6,048 lít khí oxi ở đktc thu được 0,56 gam khí nitơ, khí cacbonic và hơi nước, trong đó số mol khí cacbonic bằng 10/7 số mol nước. 5.1. Tính khối lượng nước và thể tích khí cacbonic tạo thành ở đktc. 5.2. Lập công thức hóa học của nicotin, biết rằng 122 < Mnicotin < 203. 5.3. Theo em nên làm gì để tạo một không gian sống “không khói thuốc”. (H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5, Cu = 64, Ag = 108)
  2. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA 8 Câu Đáp án Điểm 1 (1) 4FeS2 + 11O2 2 Fe2O3 + 8SO2 0,25 (2) 2K3PO4 + 3BaCl2 Ba3(PO4)2 + 6KCl 0,25 (3) 3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O 0,5 0,5 (4) 2CxHyNzO2 +(2x+y/2-2)O2 2xCO2 + yH2O + zN2 (5) K Cr O + 14 HCl 2KCl + 2CrCl +7 H O + 3Cl 0,25 2 2 7 3 2 2 0,25 (6) C6H5COOC2H5 + 21/2O2 9CO2 + 5H2O 2 2.1 PTHH: BaSO3 + 2HCl BaCl2 + H2O + SO2 0,25 Cốc 2 tan nhanh hơn vì BaSO3 bột có diện tích tiếp xúc với axit lớn hơn 0,5 so với BaSO3 dạng khối. 2.2 Vì dCO2/kk = 44/29 > 1 nên khí CO2 nặng hơn không khí nên ta có 0,25 thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác. Vì khí CO2 không cháy được và nặng hơn không khí nên ngăn không 0,5 cho nến tiếp xúc với oxi nên nến tắt. 3 3.1 Gọi số hạt mỗi loại trong nguyên tử X lần lượt là pX, nX,eX; trong nguyên tử Y lần lượt là pY, nY,eY. Ta có: (2pX + nX) + 2.( 2pY + nY) = 69 (1) 0,75 (2pX + 4pY) – nX – 2nY = 23 (2) 2pX – 2pY = - 2 (3) Từ 1, 2, 3 ta có pX = 7; pY = 8 Vậy X là N và Y là O. CTHH của A là NO2 t0 0,5 3.2 2Cu(NO3)2  2CuO + 4NO2 + O2 (1) 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2 (2) nCu(NO3)2 = a/188 (mol) -> nNO2 (1) = 2a/188, nO2 (1) = a/376 0,5 nAgNO3 = b/170 -> nNO2(2) = b/170, nO2 (2) = b/340 Vì V2 = 1,2V1 nên nNO2(2) + nO2 (2) = 1,2 (nNO2 (1) + nO2 (1))  (b/170 + b/340) = 1,2 (2a/188 + a/376)  3/340.b = 3/188a  a/b = 47/85 Vì a = 56,4 gam 0,5 nNO2 (1) + nO2 (1) = 2a/188 + a/376 = 0,75 mol V1 = 0,75.22,4 = 16,8 lít V2 = 1,2V1 = 1,2.16,8 = 20,16 lít 4 4.1 Gọi x là số mol của khí N2O và y là số mol của khí O2. Ta có: Mhh = 2,5.16 = 40 = (mN2O + mO2)/(nN2O + nO2) 0,5 (44x + 32y)/(x + y) = 40  x = 2y mN2O + mO2 = 44x + 32y = 44.2y + 32y = 12 0,5 => y = 0,1 mol => x = 0,2 mol Vậy VN2O = 0,2.22,4 = 4,48 lít VO2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít 4.2 Ta có 2M + 2xHCl 2MClx + xH2 Gọi a là số mol H2 thu được => số mol HCl là 2x Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có : mM + mHCl = mMClx + mH2 0,25 6,75 + 36,5.2a = 33,375 + 2a 0,25  a = 0,375 mol 0,25  VH2 = 0,375.22,4 = 8,4 lít  mHCl = 2.0,375.36,5 = 27,375 gam nM= 2/x.nH2 = 0,75/x (mol) 0,5 MM = mM/nM = 9x Với x = 1 => MM = 9 (loại) Với x = 2 => MM = 18 (loại) Với x = 3 => MM = 27 (Chọn) Vậy M là nhôm kí hiệu là (Al) 5 5.1 Theo định luật bảo toàn khối lượng: 0,75đ
  3. mH2O + mCO2 = mNicotin + mO2 – mN2 = 3,24 + 6,048/22,4.32 - 0,56 = 11,32 gam Gọi số mol H2O = x => số mol CO2= 10/7x Thay vào ta được: 18.x + 44.10/7x = 11,32 x = 0,14 => mH2O = 0,14.18 = 2,52 gam, VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít 5.2 nC = nCO2 = 0,2 mol => mC = 0,2.12 = 2,4 gam 1,25đ nH = 2.nH2O = 0,14.2 = 0,28 mol => mH = 0,28 gam nN = 2nN2 = 2.0,56/28 = 0,04 => mN = 0,56 gam mO = mNicotin - mC – mH - mN = 3,24 – 2,4 – 0,28 – 0,56 = 0 gam Vậy chất nicotin chỉ chứa C, H, N. Gọi công thức hóa học là CxHyNz x : y : z = 0,2 : 0,28 : 0,04 = 5 : 7 : 1 Vậy CT đơn giản nhất là C5H7N . CTHH có dạng (C5H7N)n Ta có 122 < M(C5H7N)n < 203 122 < 81n <203 1,5 < n< 2,5 Chọn n = 2 vậy CTHH là C10H14N2 5.3 Học sinh nêu đúng hai biện pháp được 0,25 điểm 0,25đ