Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Câu 1. Oxit là
A.Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác
B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác
C. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác
D. Hợp chất của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác
A.Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác
B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác
C. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác
D. Hợp chất của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_201.docx
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Môn: Hóa học – Năm học: 2018-2019 (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10,0 điểm) Câu 1. Oxit là A.Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác C. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác D. Hợp chất của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác Câu 2. Dãy chỉ gồm các oxit axit A. CO, CO2, MnO2, Al2O3, P2O5 B. Na2O, BaO, H2O, H2O2, ZnO C. CO2, NO2, SO3, P2O5, SO2 D. FeO, Mn2O7, SiO2, CaO, Fe2O3 Câu 3. Cho các oxit sau BaO, CaO, SO2, K2O, N2O5, P2O5. Dãy gồm những oxit tác dụng với H2O tạo ra bazơ là A. SO2, CaO, K2O B. K2O, N2O5, P2O5 C. CaO, K2O, BaO D. K2O, SO2, P2O5 Câu 4. Một hợp chất có thành phần gồm 2 nguyên tố là Fe và O. Trong phân tử của hợp chất, nguyên tố sắt chiếm 70% theo khối lượng. Tỉ lệ về số nguyên tử sắt và số nguyên tử oxi trong hợp chất là A. 1:1 B. 3: 4 C. 2:3 D. 4:6 Câu 5. Ba hộp giống nhau chứa các khí ở 25 0C và áp suất khí quyển (1atm). Hộp I chứa khí CO (M = 28). Hộp II chứa khí H2 (M = 2). Hộp III chứa khí SO2 (M =64) Phát biểu nào dưới đây đúng? A. Cả ba hộp cùng số mol khí B. Hộp III có nhiều phân tử khí nhất C. Hộp III nặng hơn hộp I hoặc hộp II D. Hộp II có ít phân tử khí nhất Câu 6. Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất sau: HCl, Na 2SO4, KOH. Chỉ dùng 1 hóa chất sau đây để phân biệt chúng? A. Dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Kim loại Zn Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng sau Fe3O4 + H2SO4 X + H2O. Khi X là chất hoặc hỗn hợp chất nào sau đây? A. Fe2(SO4)3 B. FeSO4 C. FeSO4 và Fe2(SO4)3 D. Fe(HSO4)2 Câu 8. Oxit tương ứng của các bazơ, axit Cu(OH)2, H2SO3 , Fe(OH)3 lần lượt là A. CuO, SO2, Fe2O3 B. Cu2O, SO3, FeO C. CuO, SO3, Fe3O4 D. Cu2O, SO2, FeO Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng sau Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 Nếu cho 49 gam H2SO4 tham gia phản ứng , thì khối lượng nhôm oxit là A. 17 gam B. 27 gam C. 0,17 gam D. 0,27 gam Câu 10. Số nguyên tử sắt có trong 280 gam sắt là
- A. 30.1023 B. 35,1.1023 C. 20,1.1023 D. 25,1 .1023 Câu 11. Khi phân tích một muối chứa 17,1% Ca; 26,5% P; 54,7%O và 1,7% H về khối lượng. Công thức hóa học của muối là công thức nào sau đây? A. Ca3(PO4)2 B. CaHPO4 C. Ca(H2PO4)2 D. Ca(HPO4)2 Câu 12. Cho cùng một khối lượng các kim loại Zn, Al, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thì kim loại nào cho nhiều khí hiđro nhất? A. Zn B. Al C. Fe D. Cả 3 kim loại trên Câu 13. Hòa tan 336 ml khí HCl ở (đktc) trong 200 ml nước. Biết thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol của dung dịch sau khi hòa tan là: A. 0,05 M B. 0,025M C. 0,075M D. 0,15M Câu 14. Trong một bình trộn khí SO2 và SO3. Khi phân tích người ta thấy có 2,4 gam lưu huỳnh và 2,8 gam oxi. Tỷ lệ số mol SO2 và SO3 trong bình là: A. 2:1 B. 1:3 C. 1:1 D. 1: 2 Câu 15. Cho sơ đồ phản ứng sau Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2 + H2O. Tổng hệ số tối giản của phương trình hóa học là: A. 77 B. 95 C. 100 D. 90 Câu 16. Hòa tan 25 gam chất X vào 100 ml H2O, dung dịch có khối lượng riêng là 1,143g/ml. Nồng độ phần trăm và thể tích dung dịch lần lượt là: A. 30% và 100ml B. 25% và 80ml C. 35% và 90ml D. 20% và 109,4ml Câu 17. Hỗn hợp A gồm H2 và O2 ở (đktc) có tỷ khối so với oxi là 0,25. Phần trăm về thể tích của khí H2 và O2 trong hỗn hợp lần lượt là: A. 10% và 90% B. 80% và 20% C. 40% và 60% D. 50% và 50% Câu 18. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 20 gam bột CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ còn lại 16,8 gam. Phần trăm khối lượng CuO đã bị khử là: A. 60% B. 70% C. 75% D. 80% Câu 19. Cho các chất sau (1) FeO (2) KClO3 (3) KMnO4 (4) CaCO3 (5) Không khí (6) H2O Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: A. 1,2,3,5 B. 2,3,5,6 C. 2,3 D. 2,3,5 Câu 20. Cho hỗn hợp Al và Fe có số mol bằng nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thu được 6,72 lít H2 ở (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là: A. 2,7 g và 5,6g B. 3,24 g và 6,72 g C. 3 g và 7 g D. 3,2 g và 7,5 g II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1. ( 2,5 điểm) 1- Cho các chất sau: Al2O3, Na, Fe, PbO, SO3, BaO, CuO, MgO, Fe2O3 a, Những chất nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường? b, Những chất nào bị khí hidro khử ở nhiệt độ thích hợp? c, Những chất nào tác dụng với oxi?
- d, Viết các PTHH xảy ra và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có? 2- Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu, mất nhãn chứa các lọ sau. Dung dịch axit clohiđric, dung dịch natri hiđroxit, nước cất, dung dịch natri cacbonat , dung dịch muối ăn? Câu 2. a, Tính số nguyên tử, phân tử có trong 4,9 gam H2SO4 nguyên chất b, Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4 . 5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để điều chế được 280 gam dung dịch CuSO4 16% Câu 3. Hỗn hợp khí A gồm cacbon oxit và không khí (nitơ chiếm 80% và oxi chiếm 20% về thể tích). Biết 6,72 lít hỗn hợp A ở (đktc) cân nặng 8,544 gam. Hãy tính % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A? Câu 4. Khử hoàn toàn 16 gam một oxit sắt (dạng bột) bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Người ta nhận thấy lượng CO 2 sinh ra vượt quá lượng CO cần dùng là 4,8 gam. Cho lượng chất rắn thu được sau phản ứng hòa tan trong dung dịch H 2SO4 0,5M (vừa đủ), thu được V lít khí ở (đktc). Dẫn từ từ V lít khí đó đến khi hết qua 20 gam CuO nung nóng, thu được a gam chất rắn. a, Hãy xác định công thức của oxit sắt? b, Tính V và thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng? c, Tính a? Cho biết Cu= 64; Fe= 56; O= 16; H= 1; S= 32; C = 12; Na = 23; Al = 27; S= 32; P= 31; Ca = 40 ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA D C C C A, C B C A A A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA C B C A A D B D C B II. TỰ LUẬN Câu 1. (3 đ) 1-(1,5đ) Cho các chất sau: Al2O3, Na, Fe, PbO, SO3, BaO, CuO, MgO, Fe2O3 a, Những chất nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: Na; SO3. BaO b, Những chất nào bị khí hidro khử ở nhiệt độ thích hợp: PbO; CuO; Fe2O3 c, Những chất nào tác dụng với oxi: Fe; Na d, Viết các PTHH xảy ra và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có? 2- (1,5đ) Dùng quỳ tím nhận dd HCl - hóa đỏ - Dùng quỳ tím nhận dd NaOH, Na2CO3 – hóa xanh - Quỳ tím không chuyển màu -> H2O; dd NaCl => đem cô cạn-> không có gì => nước. Còn để lại vệt mờ -> NaCl - Nhỏ vài giọt HCl vào 2 dd NaOH, Na2CO3 -> có bọt khí là Na2CO3, không có gì là NaOH
- Câu 2. (2 đ) a, nH2SO4 = 0,05 mol Số nguyên tử = 0,05 .7 . 6,02 .1023 nguyên tử Số phân tử = 0,05 . 6,02 . 1023 phân tử b, Khối lượng CuSO4 trong 280 g dd 16% = (280 .16): 100= 44,8 gam Gọi khối lượng tinh thể CuSO4 . 5H2O là x gam -> khối lượng dd CuSO4 8% là (280 – x) gam => mCú SO4 = (280-x) . 8% Ta có: 44,8 = + (280 –x) .0.08 => x = 40 gam CuSO4 . 5H2O Khối lượng dd CuSO4 8% là = 280 – 40 = 240 gam Câu 3. (2 đ) Khối lượng của 1 mol khí A ở đktc là mA = 8,544 . 6,72/22,4 = 28,48 gam Gọi x là số mol O2 trong 1 mol hỗn hợp khí A thì số mol N2 là 4x mol , số mol CO là 1- 5x (mol) => x = 0,12 mol Số mol N2 là 0,48 mol Số mol CO là 1- 5.0,12 = = 0,4 mol %CO = 40% ; % O2 = 12%; %N2 = 48% Câu 4. (3 đ) a, Gọi CT của oxit sắt là FexOy ( x, y nguyên dương) PTHH: FexOy + yCO -> xFe + yCO2 (1) Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2 (2) CuO + H2 -> Cu + H2O (3) Theo bài ra và theo(1): Lượng CO2 vượt quá lượng CO cần dùng chính là lượng O có trong oxit sắt => mO = 4,8 gam Vì khử hoàn toàn nên mFe = 16 – 4,8 = 11,2 gam => : = 0,2 : 0,3 = = 2: 3 => Fe2O3 b, nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol Theo (2) mH2 = nH2SO4 = nFe = 0,2 mol ⇨V H2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít ⇨V d d H2SO4 = 0,2 : 0,5 = 0,4 lít c, Theo (3) nCu = nCuO = nH2 = 0,2 mol -> mCu = 0,2 . 64 = 12,8 gam -> mCuO = 0,2 . 64 = 16 gam -> a = mCu + mCuO = 12,8 + (20- 16) = 16,8 gam