Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Hoằng Hóa (Có đáp án)

Câu 1: (2.0 điểm)
Hai câu thơ dưới đây, tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh:
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào?
doc 4 trang Hải Đông 28/02/2024 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Hoằng Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2014_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Hoằng Hóa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 HUYỆN HOẰNG HÓA NĂM HỌC: 2014 -2015 Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 17/3/2015 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 04 câu, gồm 01 trang Câu 1: (2.0 điểm) Hai câu thơ dưới đây, tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh: - Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã. - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào? Câu 2: (3.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau (bằng một đoạn văn ngắn): Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay.” (Ông đồ, Vũ Đình Liên- Sách giáo khoa Ngữ văn 8-Tập II) Câu 3: (5.0 điểm) Vào trong phòng triển lãm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), em sẽ thấy trên tường có một ô cửa bằng gỗ gắn tấm biển ghi dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh của con người. Từ thông điệp trên, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn bàn về việc bảo vệ rừng hiện nay. Câu 4: (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.” Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Họ tên thí sinh : Giám thị số 1 : Số báo danh : Giám thị số 2: . • Giám thị không giải thích gì thêm.
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG TẠO NĂM HỌC 2014-2015 HUYỆN HOẰNG HOÁ MÔN: NGỮ VĂN 8 Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang I. Yêu cầu chung Giám khảo cần: - Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm. - Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo II. Yêu cầu cụ thể Câu Nội dung cần đạt Thang điểm Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi Câu 1 câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng: - So sánh con thuyền ra khơi “ hăng như con tuấn mã” tức là 1.0đ (2.0 đ) con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi, tác giả so sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi. - So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một 1.0đ vật cụ thể hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng. Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài. Câu 2 Cảm nhận về khổ thơ: -Về kỹ năng: HS viết đúng dạng một đoạn văn ngắn, lập luận 3.0 đ chặt chẽ, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả. - Về kiến thức: Nêu được các ý sau + Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên miêu tả 0,5 đ tâm trạng ông đồ thời suy tàn. + Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện niềm cảm thương trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông. 1.0 đ + Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xuân lặng lẽ, âm thầm, tàn tạ với gam màu nhạt nhòa, xám xịt. 0,75 đ + Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của
  3. nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng quên. 0,75đ * Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội ngắn. 0.5 đ Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác, lập luận chặt chẽ, bố cục chặt chẽ có dẫn chứng thuyết phục * Về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các ý sau 1- Từ lời giới thiệu hấp dẫn, người viết cần khẳng định “ Kẻ Câu 3 thù của rừng xanh” không ai khác chính là con người vì: con người kém hiểu biết, vô trách nhiệm đối với rừng hoặc do con người hám 1.0 đ lợi, coi thường pháp luật mà chặt phá rừng. Từ đó khẳng định dù trực 5.0 đ tiếp hay gián tiếp con người chính là kẻ thù trực tếp gây ra tội ác cho rừng xanh. 2- Qua lời giới thiệu và tấm gương phản chiếu con người chúng ta nhận ra được bao nhiêu điều hệ lụy do nạn phá rừng gây nên. - Diện tích rừng bị thu hẹp, cây cối bị chặt phá, muông thú bị 1.0 đ săn bắn ngày càng bị cạn kiệt đến mức báo động.(có dẫn chứng và số liệu kèm theo). - Môi trường bị tàn phá, lũ lụt thường xuyên bị đe dọa, khí hậu bị biến đổi đang hủy hoại môi trường và sự sống của chúng ta.(có dẫn chứng cụ thể). 3- Từ thực trạng trên đề ra được giải pháp để bảo vệ rừng - bảo vệ lá phổi xanh của Trái đất. 2.0đ - Tích cực trồng cây gây rừng. - Bên cạnh khai thác rừng có kế hoạch, cần phải trồng bổ sung, chăm sóc rừng. - Tuyên truyền lợi ích, tác dụng của việc trồng cây gây rừng và tác hại của việc chặt phá rừng bừa bãi. - Nhà nước cần có chính sách khuyến khích nhân dân trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng và có chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn, trừng 0,5đ phạt những “ kẻ thù của rừng xanh”. 4- Khẳng định sống hòa hợp với thiên nhiên là quy luật sống lành mạnh từ ngàn đời nay. * Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố 1.0đ cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. * Về kiến thức : Cần đáp ứng được các ý sau 1-Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và 9.0đ Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của 0,5đ Câu 4 người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 10.0đ 2- Thân bài: a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng: 4,0đ * Chị Dậu: Là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng
  4. trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt nam thời kỳ trước cách mạng: - Là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn chứng) - Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng.(dẫn chứng). * Lão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân: - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu.(dẫn chứng) - Là một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng. có tình yêu thương con sâu sắc.(dẫn chứng) b.Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi 3.0đ thảm của người nông dân Việt nam trước cách mạng: * Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh * Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng. -> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử- một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội. c. Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị 1.0đ hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm: Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người. 0.5đ 3- Kết bài: khẳng định lại vấn đề. * Lưu ý : GK căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm phù hợp, tránh để mất điểm của HS; cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá bài làm của HS; phát hiện, trân trọng những bài viết có ý kiến riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo.