Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Hoàng Hóa

Câu 2(1,0 điểm) Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn sau”Trái
tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ
trái tim của cụ già đã chảy trong tìm anh”. Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của
biện pháp tu từ đó.
pdf 2 trang Hải Đông 21/02/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Hoàng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_201.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT Hoàng Hóa

  1. PHÒNG GIAÓ DỤC&ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN HOÀNG HÓA NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có: 02 trang) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “-Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt. - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị em, bạn bè Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẫu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hi vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lắp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi. Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu trái tim hoàn hảo của mình và trao cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tìm anh.” (Trích Trái tim hoàn hảo- Khuyết danh) Câu 1(1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên Câu 2(1,0 điểm) Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn sau”Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tìm anh”. Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó.
  2. Câu 3(2,0 điểm) Theo em, hành động”Anh bước tới, xé một mẩu trái tim hoàn hảo của mình và trao cụ già.” của chàng trai có ý nghĩa gì? Câu 4(2,0 điểm) Trong đoạn trích trên, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em, vì sao? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1(4,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về”cho”và”nhận”trong cuộc sống. Câu 2(10,0 điểm) “Mỗi tác phẩm văn học là một bức thong điệp của người nghệ sĩ gửi đến cho bạn đọc”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ”Nhớ rừng”của Thế Lữ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT * Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. * Họ và tên thí sinh: SBD: . Phòng thi: