Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Ý Yên (Có đáp án)

Câu 4. (1,5 điểm) Em rút ra được thông điệp gì từ câu văn sau: “Ai cũng có thể dạy
một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước.
Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình”?
pdf 7 trang Hải Đông 21/02/2024 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Ý Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_202.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Ý Yên (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN Ý YÊN NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút I. Đọc, hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ tôi phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà là vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.” Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do mà thôi. Kinh Talmud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói. [ ] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học được những điều đó từ chính cha mình. (Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn ” - Phạm Lữ Ân) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương? Câu 3. (1,5 điểm) Theo em, việc tác giả trích câu: “Khi ngươi dạy con trai ngươi tức là ngươi dạy con trai của con trai người” trong Kinh Talmud có ý nghĩa gì? Câu 4. (1,5 điểm) Em rút ra được thông điệp gì từ câu văn sau: “Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình”? II. Tập làm văn Câu 1. (6,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc, hiểu và những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn triển khai luận điểm: “Điều bản thân cần làm là trở thành một người chính trực và biết yêu thương”. Câu 2. (10,0 điểm) Trong truyện ngắn: “Lão Hạc” của Nam Cao, nhân vật Tôi đã suy ngẫm: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để
  2. nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì được đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”. Em hiểu thế nào về ý nghĩ trên của nhân vật Tôi? Phân tích quá trình “cố tìm” để nhân vật hiểu nhân vật Lão Hạc của nhân vật Tôi xung quanh sự việc Lão Hạc bán chó. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung cần đạt Điểm Phần Đọc hiểu văn bản 4,0 I Câu - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 1 Câu - Lý do để nhân vật tôi trở thành người chính trực và biết yêu thương đó là 0,5 2 lời nói của ba: “ Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương”. Câu Việc tác giả trích dẫn câu Kinh Talmud có ý nghĩa: 3 - Khi chúng ta dạy cho con cái mình những điều tốt đẹp, chúng sẽ mang 0,5 những điều tốt đẹp đó để cư xử với tất cả mọi người xung quanh và dạy dỗ những thế hệ sau này. Những điều tốt đẹp ấy sẽ lan tỏa, có sức ảnh hưởng đến tích cực đến muôn đời sau. - Làm tăng ý nghĩa, tính triết lý cho văn bản. 0,5 - Làm tăng sức thuyết phục, tin cậy cho nội dung mà tác giả muốn gửi gắm. 0,5 Câu Học sinh có thể rút ra nhiều thông điệp theo cách riêng. Sau đây là một số 4 định hướng: 0,5 - Trong cuộc đời mỗi người luôn có nhiều người thầy nhưng Cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con. 0,5 - Mỗi chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc vô cùng khi được học những điều bình dị từ chính người cha yêu quý của mình. Cha luôn là người dành 0,5 tình yêu thương và tấm lòng bao la của tình phụ tử thiêng liêng để chỉ bảo ta trên đường đời. - Bài học từ người thầy đầu tiên ấy là điều vô cùng quý giá, sẽ để lại ấn tượng sâu sắc và gợi nhiều kỉ niệm để nhớ về trên những chặng đường sau này. Cách cho điểm: • HS nêu ít nhất ba thông điệp • Chấp nhận HS nêu những thông điệp khác nhưng hợp lí Phần Tập làm văn 16,0 II
  3. Câu Viết đoạn văn 6,0 1 Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn 0,5 - Biết cách triển khai luận điểm đã cho với kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận 0,5 chắc chắn, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Yêu cầu về kiến thức: Học sinh triển khai luận điểm một cách sáng tạo nhưng đảm bảo hướng tới các ý cơ bản sau: * Nêu luận điểm: Điều bản thân cần làm để trở thành người chính trực và biết yêu thương 0,5 * Giải thích ý nghĩa của luận điểm: - Người chính trực là người sống ngay thẳng, trung thực, biết tôn trọng lẽ 1,0 phải, công lý - Người biết yêu thương là người có hành động, suy nghĩ thể hiện sự quan tâm đến người khác, quý mến, lo lắng, hi sinh, luôn mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người * Điều bản thân cần làm để trở thành người chính trực và biết yêu 3,0 thương: (Học sinh có thể triển khai ý về “điều bản thân cần làm” theo hướng song song hai ý “Người chính trực” và “biết yêu thương” hoặc tách riêng từng ý; nhưng phải đảm bảo với mỗi ý có ít nhất 3 điều thực hiện trên mới cho điểm tối đa) - Điều bản thân cần làm để trở thành người chính trực: + Tôn trọng lẽ phải, công lý, sống ngay thẳng, trung thực + Luôn bảo vệ, đấu tranh cho lẽ phải, cho cái đúng không bị lay chuyển bởi những tác động bên ngoài Sống có ước mơ, lý tưởng cao đẹp, luôn hướng tới những điều tốt đẹp vì cộng đồng (Học sinh đưa ra dẫn chứng để làm rõ các ý trên) - Điều cần làm để trở thành người biết yêu thương: + Luôn sống theo các chuẩn mực đạo đức, yêu thương, quan tâm, sẻ chia + Tình yêu thương không chỉ dành cho người thân mà còn dành cho mọi người trong cộng đồng + Tình yêu thương không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn thể hiện ở hành động cụ thể, chân thành. + Biết phê phán lối sống thiếu tình thương (Học sinh đưa ra các dẫn chứng để làm rõ các ý trên) * Rút ra bài học cho bản thân: Mỗi người luôn có ý thức rèn luyện để trở thành người chính trực và biết yêu 0,5 thương ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Cách cho điểm
  4. - Từ 5 - 6 điểm: Hiểu vấn đề, lập luận chặt chẽ, thuyết phục bằng lý lẽ và dẫn chứng, diễn đạt có giọng điệu. - Từ 3 - 4,75: Hiểu vấn đề, biết lập luận nhưng độ thuyết phục chưa cao; còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Từ 1 - 2,75 điểm: Hiểu vấn đề nhưng chưa biết lập luận, thiếu nhiều dẫn chứng, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả Từ 0,25 - 0,75: Có ý hiểu vấn đề nhưng bài viết còn sơ sài, không có dẫn chứng, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả Câu Bài văn nghị luận 10,0 2 1. Yêu cầu về kĩ năng: 1,0 + Có kỹ năng làm bài nghị luận, xác định đúng vấn đề cần nghị luận, phân tích, làm rõ định hướng. + Bài văn có giọng điệu, diễn đạt trong sáng, không mắc các lỗi ngữ pháp, dùng từ, đặt câu, chữ viết, trình bày rõ ràng, sạch đẹp, II. Yêu cầu về kiến thức Chấp nhận trình tự, cách thức khai triển khác nhau, miễn là thí sinh có ý thức bám sát và làm rõ định hướng sau: 1. Mở bài 0,5 • Dẫn dắt, giới thiệu khái quát tác phẩm • Nêu vấn đề và trích dẫn hợp lý Lưu ý: HS có thể tách phần giới thiệu tác giả, tác phẩm xuống phần thân bài hợp lý. - Giới thiệu khái quát tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc. 2. Thân bài 2,0 2.1. Giải thích ý kiến và và lý giải cơ sở vấn đề * Giải thích 0,25 - “Cố tìm mà hiểu” là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống vất vả, bon chen, toan tính hàng ngày che lấp. 0,25 - “Chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi”: Là kết quả đánh giá, hành vi của con người theo bề nổi một cách phiến diện. 1,0 -> Suy ngẫm của ông giáo thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc: + Về cách nhìn đời, nhìn người, cách đánh giá người bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những bài học ẩn chứa trong tâm hồn con người. + Nêu lên một phương án đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: ta cần biết đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể của họ mới có thể hiểu đúng, cảm thông
  5. đúng, phải biết đánh giá đúng đắn bản chất con người phía sau vẻ ngoài 0,5 tưởng chừng “lẩm cẩm, gàn dở”. * Lý giải suy ngẫm của ông giáo: Suy ngẫm của ông giáo xuất phát từ thực tế đời sống: Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống con người. + Khi “cố tìm mà hiểu” thấu hiểu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác và tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng như vô cùng xấu xa, + Đây là cơ sở để xây dựng tình yêu thương, mối quan hệ tốt đẹp của con người trong cuộc sống. + Khi không thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề thì những gì chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Lưu ý cách cho điểm: - Đảm bảo các ý trên cho tối đa (6,0) - HS có ý thức giải thích rõ vấn đề, nhưng không sai kiến thức cho 0,5 - HS có ý thức giải thích khái quát, có ý hiểu vấn đề cho 1 điểm 1,0 2.2 Phân tích quá trình “cố tìm” để hiểu Lão Hạc của nhân vật Tôi - HS giới thiệu khái quát hoàn cảnh của Lão Hạc và nhân vật ông giáo để đưa đến vấn đề nghị luận. + Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc (Lão nông nghèo khổ, bất hạnh, con bỏ đi đồn điền, lão phải sống trong cô đơn lúc tuổi già, cuộc sống túng quẫn muốn giữ mảnh vườn cho con lão quyết định bán cậu Vàng - kỷ vật duy nhất mà người con trai để lại, người bạn của lão lúc tuổi già ) + Giới thiệu nhân vật ông giáo ( ông giáo - xưng Tôi là một trí thức nghèo, có nhân cách cao đẹp, vị tha, giàu tình yêu thương. Qua cách ông “cố tìm” để hiểu nhân vật Lão Hạc xung quanh sự việc Lão Hạc bán chó, người đọc cảm phục, trân trọng quan điểm đánh giá nhìn nhận của người nông dân một cách toàn diện, đặt họ vào một hoàn cảnh nhất định, nhìn nhận họ bằng tình thương và phát hiện những điều tốt đẹp ở họ ) * Quá trình “cố tìm” để hiểu lão Hạc khi lão nói chuyện bán chó: 5,0 HS đưa dẫn chứng từ tác phẩm, phân tích rõ quá trình “cố tìm” để hiểu lão Hạc của ông giáo, hướng tới làm rõ các ý cơ bản sau: - Khi nghe lão Hạc nói ra ý định bán chó, nhân vật Tôi rất dửng dưng (“Có lẽ tôi bán con chó ấy ông giáo ạ”, “thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng” ), tỏ vẻ hoài nghi ý định bán chó của lão Hạc ( “tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi”. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để đấy thôi, chẳng bao giờ lão bán đâu”). Trong suy nghĩ của ông giáo, việc lão Hạc bán chó cũng là bình thường, sự băn khoăn của lão có phần hơi quá ( “làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn thế”).
  6. - Khi lão Hạc lặng lẽ ngồi hưởng thụ chút khoái lạc sau khi hút điếu thuốc lào: thì Tôi cũng ngồi lặng lẽ và nghĩ đến mấy quyển sách quý và so sánh nhân việc bán con chó Vàng của lão Hạc với những quyển sách quý của mình -> Ông giáo chưa hiểu lão Hạc, thờ ơ, ông vốn là người hiểu biết, nên chuyện bán một con chó vào thời điểm này là bình thường, là không đáng nói. - Khi nghe kể về cậu Vàng ( là kỉ vật của đứa con trai lão để lại “con chó là của cháu nó mua đấy chứ! Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt ”): Ông giáo lại bắt đầu xúc động, cảm thông: “Lão Hạc ơi! Bây giờ tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ có một mình nó để làm khuây. Vơ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn?” -> Ông giáo bắt đầu hiểu cảnh ngộ của lão Hạc. - Khi nghe lão kể chuyện bán con chó như thế nào: Ông giáo thực sự xúc động, ái ngại, muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Lúc này tôi không còn xót xa năm quyển sách của mình như trước nữa. Trước sự đau khổ, dằn vặt của lão Hạc vì chuyện bán chó với sự cảm thông, thấu hiểu, ông giáo đã an ủi lão, mời lão uống nước chè “cụ cứ tưởng khiếp khác” -> Nhân vật “Tôi” không chỉ thấu hiểu tình cảnh cô đơn của lão Hạc mà còn phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của lão. Đó là sự nhân hậu, độ lượng, giàu tình yêu thương, ân nghĩa của lão Hạc. * Đánh giá vấn đề - Suy ngẫm của ông giáo trước sự việc của lão Hạc bán chó có sự thay đổi: từ dửng dưng, thờ ơ đến dần quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, xúc động, cảm 1,0 thông, chia sẻ với cảnh ngộ của lão Hạc, phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp của con người tưởng chừng già nua, lẩm cẩm ấy là tình yêu thương con người tha thiết, sự nhân hậu, ân nghĩa Đó chính là quá trình “cố tìm” để hiểu lão Hạc của ông giáo. - Chính điều đó đã thể hiện được tấm lòng nhân văn, nhân đạo và khẳng định vẻ đẹp của nhân vật tôi: + Ông giáo là người giàu lòng thương người, suy tư, trăn trở về lẽ sống ở đời, luôn có cái nhìn toàn diện, đánh giá đúng đắn về người nông dân, cố hiểu đúng, trân trọng phẩm chất tốt đẹp ở họ. + Ông giáo là một người trí thức nghèo, luôn gần gũi, thấu hiểu người nông dân, cảm thông và kính trọng họ. - Quá trình “cố tìm” để hiểu lão Hạc của ông giáo góp phần tạo nên giá trị sâu sắc, ý nghĩa cũng như điểm thành công cho tác phẩm. Bnaj đọc khi đến với tác phẩm “lão Hạc” cần tìm hiểu quá trình “cố tìm’ để hiểu không chỉ lão Hạc mà còn với các nhân vật khác để hiểu đời, hiểu người hơn
  7. 2. Kết bài 0,5 Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến và liên hệ bản thân: + Khẳng định suy nghĩ trên là cái nhìn nhân đạo, tiến bộ về người nông dân của Nam Cao (cái nhìn nhất quán, sâu sắc ở mọi tác phẩm của nhà văn Nam Cao). + Liên hệ bản thân: Cái nhìn về cuộc sống, về những con người xung quanh và thái độ đúng đắn trước mỗi vấn đề ấy Cách cho điểm: - Điểm 8,0 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, kiến thức phong phú, hành văn lưu loát, văn phong giàu hình ảnh, cảm xúc, bài viết có sáng tạo. - Điểm 6,0 - 7,75: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên nhưng phần giải thích ý kiến còn hơi vụng về, sơ lược hoặc phân tích ý chưa thật tốt. Có thể còn một số sai sót về diễn đạt. - Điểm 4,0 - 5,75: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên nhưng phần giải thích ý kiến và phân tích đều chưa tốt, còn mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 2,0 - 3,75: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đề bài, văn nghèo cảm xúc, mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 0,25 - dưới 1,75: Không hiểu đề hoặc bài viết có ý nhưng sơ lược, chưa làm nổi bật vấn đề, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Không làm bài Lưu ý: • Người chấm tránh đếm ý cho điểm, cân nhắc toàn bài để đánh giá. • Những cách kết cấu bài làm, ý sáng tạo, kiến giải riêng hợp lý, thuyết phục đều phải được chấp nhận và khuyến khích. • Thang điểm trên đây ghi điểm tối đa cho mỗi phần. Nếu thí sinh chưa đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng làm bài tốt thì không thể đạt được số điểm tối đa này. • Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.