Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Hưng Đạo (Có đáp án)

Câu 3 ( 10,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bằng hiểu biết về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
pdf 7 trang Hải Đông 05/02/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Hưng Đạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_202.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Hưng Đạo (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) –––––––––––––– Câu 1 (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Ước muốn làm một hạt phù sa Ước làm một tiếng chim ca xanh trời Ước làm tia nắng vàng tươi Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi.” ( Trích Xin làm hạt phù sa của Lê Cảnh Nhạc, Nhà xuất bản – Hội nhà văn năm 2005) a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? b. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ và các hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ? c. Từ đoạn thơ trên của Lê Cảnh Nhạc hãy tìm điểm chung trong cảm hứng sáng tác với các tác giả Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ và Viễn Phương trong bài Viếng lăng Bác. d. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích ? Câu 2 ( 6,0 điểm) Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: “Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.” Câu 3 ( 10,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bằng hiểu biết về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ––––––––– HẾT–––––––––
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI HSG TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO Năm học: 2021-2022 MÔN: Ngữ văn 9 –––––––––––––– I. YÊU CẦU CHUNG - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc đếm ý cho điểm và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - Giám khảo đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng. -Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 20,0 điểm, chi tiết đến 0,25 (không làm tròn). II. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Nội dung cần đạt Điểm a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm 0,25 b. Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ, các hình ảnh thơ: được sử dụng trong đoạn : - Điệp ngữ “ Ước làm” nhắc lại 4 lần nhấn mạnh ước muốn cống hiến, 0,5 dựng xây cho quê hương , đất nước của tác giả. Câu 1 - Các hình ảnh “ một hạt phù sa”, “ tiếng chim ca”, “ tia nắng vàng 0,75 (4,0 tươi,”, “hạt mưa rơi” là những sự vật bé nhỏ trong thiên nhiên nhưng điểm) đều có tác dụng với cuộc sống. Phù sa mang màu mỡ đến cho những cánh đồng. Tiếng chim hót làm “xanh trời” hòa bình. “ Tia nắng vàng tươi”, “ hạt mưa rơi” khiến cho cây cối đâm chồi, nảy lộc làm cho sự sống được hình thành và phát triển. -> Đó là những hình ảnh giản dị, khiêm nhường thể hiện ước nguyện sống, cống hiến cao đẹp của con người.
  3. c. Họ đều có điểm giống nhau trong cảm hứng sáng tác: đều có những 0,5 ước muốn làm các sự vật nhỏ bé, khiêm nhường để thể hiện tình yêu với quê hương đất nước bằng hành động cống hiến. - Lê Cảnh Nhạc muốn làm “ một hạt phù sa”, “ tiếng chim ca”, “ tia 0,5 nắng vàng tươi”, “ hạt mưa rơi” để cống hiến, xây dựng cho quê hương , đất nước. - Thanh Hải muốn làm tiếng chi, cành hoa, nốt nhạc “ Mùa xuân nho 0,5 nhỏ” để làm đẹp mùa xuân dân tộc. - Viễn Phương ước muốn làm tiếng chim, bông hoa , cây tre trung hiếu 0,5 để ngày đêm được ở bên Bác. -> Đó là tình cảm, lẽ sống cao đẹp của con người Việt nam trong thời đại mới. d.Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên: Ước 0,5 nguyện muốn cống hiến cho đời . 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo đúng yêu cầu bài văn nghị luận văn học xã hội. - Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, 0,5 thuyết phục. - Bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối. - Cảm xúc trong sáng, chân thành . - Biết vận dụng các phương pháp lập luận : giải thích, chứng minh, bình luận vào bài viết. - Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ, kiến giải mới mẻ . - Chính tả: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2 (6,0 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác điểm) nhau, nhưng cơ bản phải đáp ứng được những yêu cầu sau: a/ Mở bài - Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận 0,5 - Trích dẫn câu nói b/ Thân bài: * Giải thích ý nghĩa câu nói: 1,0 + Con người: chủ thể, đối tượng được nói đến + Hạt cát vô danh: nhỏ bé, không ai biết được hạt cát đó ở đâu trong sa mạc rộng lớn + Lưu lại dấu ấn trên mặt đất: để lại dấu vết, tạo ấn tượng gợi nhớ,
  4. + Trong trái tim người khác: Đó là ấn tượng, -> Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nói khẳng định con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường, vô vị. Đã sinh ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cực của mình với xã hội, những người xung quanh, phải sống có ích, sống tốt đẹp. *Bàn luận khẳng định vấn đề: - Vì sao con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô 1,0 danh? + Vì mỗi người chúng ta sỉnh ra tức đã là một cá thể xác định trong cộng đồng, mỗi người sẽ có một số phận, một cuộc sống khác nhau. Nhưng sống thế nào là việc mà con người phải suy nghĩ và tự mình lái con thuyền vận mệnh của chính mình trong tương lai. + Mỗi con người có tên tuổi, có một tài năng, sở trường riêng, sẽ biết khẳng định bản thân mình, để lại những ấn tượng nhất định dù chỉ một chút. Nên con người dù nhỏ bé như một hạt cát nhưng không phải là một hạt cát “vô danh” giữa sa mạc + Vì con người sinh ra, trưởng thành sẽ được học tập và rèn luyện , trau dồi để làm đẹp cho đời cống hiến cho xã hội + Bởi mỗi người sẽ có một cá tính riêng để thu hút và tạo ấn tượng với người khác theo cách riêng của mình. Vì thế dù là “hạt cát nhỏ bé” nhưng khiến người ta biết được rằng hạt cát ấy đang ở vị trí nào + Vì chỉ khi con người cố gắng nỗ lực, góp chung sức lực tạo nên một thành tựu to lớn cho xã hội, lúc này sẽ nhận ra mình không hề tầm thường như một hạt cát vô danh. - Làm gì để không trở thành một hạt cát vô danh, để ghi dấu chân 1,0 lên mặt đất và trong tim người khác? + Trước hết phải rèn luyện chính mình, tao cho mình một cá tính, một phong cách, trau đồi cho bản thân một tài năng, một vốn sống nhất định + Có chứng kiến riêng, tạo sự khác biệt trong đám đông, khiến người khác ấn tượng ( không có nghĩa là quá lố, ) + Sống có ý chí , nghị lực, có quyết tâm và đặc biệt biết thay đổi bản thân mình một cách linh hoạt. (Kết hợp bàn bạc, đánh giá với những dẫn chứng ) * Bàn luận mở rộng vấn đề: - Phê phán những lối sống không tốt 0,5 + Những kẻ sống hời hợt, chìm nghỉm trong biển đời
  5. + Những người luôn tự ti, luôn giấu mình trong bóng tối, * Bài học nhận thức và hành động: 1,0 - Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danh thơm, tiếng tốt; biết sống vì người khác, biết đóng góp công sức cho cuộc đời chung (như học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành động xấu chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.) c/ Kết bài: 0,5 - Khẳng định lại tư tượng đạo lí của câu nói là vô cùng đúng đắn, nó thể hiện giá trị sống, thái độ sống của con người. - Liên hệ bản thân Câu 3 1. Yêu cầu chung: (10,0đ) Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, lập luận thuyết phục, mạch lạc; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. 2. Yêu cầu cụ thể: *Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Biết cách giới thiệu và trình bày vấn đề cần nghị luận theo một bố cục nhất định (sử dụng các phương pháp như: giải thích, chứng minh, tổng hợp, vv ) * Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 * Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt 0,25 các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ, dẫn chứng. a. Mở bài: - Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, 1,0 những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. - Nêu vấn đề nghị luận b. Thân bài: 1. Giải thích ý nghĩa lời nhận định: 1,0 - Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành công của bài thơ “Đồng chí ”. Bởi lẽ, nói tới bức tượng đài tráng lệ là nói tới hình ảnh của một người nào đó được khắc hoạ để bền vững với núi sông, trường tồn với thời gian. Còn nói tới sự tráng lệ là nói tới vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy. - Như vậy, lời nhận định trên đã khẳng định rằng, nhà thơ chính Hữu
  6. đã xây dựng được hình ảnh người chiến sĩ hiện lên trong bài thơ với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng. Hình tượng nghệ thuật ấy được xây dựng bằng ngôn từ sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm trí bạn đọc. 2. Chứng minh: 2.1. Trước hết người đọc cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng 1,0 liêng của người chiến sĩ là tình đồng chí xuất phát từ cơ sở của sự hình thành tình đồng chí. - Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu - Chia sẻ mọi khó khăn, gian lao cũng như buồn vui của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc). 2.2. Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của người chiến sĩ còn được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao: 1,0 - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương gửi bạn, gian nhà không lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết. - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy 1,0 hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh, ) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay. - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: Thương nhau tay nắm 0,5 lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật). 2.3. Đặc biệt vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí còn được 1,5 thể hiện thật lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc - Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối. - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế: chờ giặc. - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp: Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ, )
  7. 3. Đánh giá, khái quát: 1,0 - Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời kì kháng chiến cống Pháp viết về người lính. - Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng c. Kết bài: 1,0 - Khẳng định ý nghĩa lời nhận định. - Nêu suy nghĩ hoặc liên hệ bản thân. *Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách nhìn mới mẻ, 0,25 sâu sắc về vấn đề nghị luận * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, 0,25 đặt câu. Tổng điểm 20,0 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo.