Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thanh Mỹ (Có đáp án)

Câu 1: (3 điểm ):

 Một ống bằng thép dài 25m. Khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ: Tiếng nọ cách tiếng kia 0,055s.

a, Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe được hai tiếng?

b, Tìm vận tốc truyền âm trong thép, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 333m/s và âm truyền trong thép nhanh hơn âm truyền trong không khí. 

Câu 2: (6 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ. Bốn đèn giống hệt nhau, hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện là U không đổi. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện tương đương và nhận xét về độ sáng của các đèn khi;

a) K1 và K2 cùng mở.     

      b) K1 và K2 cùng đóng.

c) K1  đóng , K2 mở.

doc 3 trang thanhnam 20/03/2023 3640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thanh Mỹ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2014_2015.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thanh Mỹ (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Môn : VẬT LÝ LỚP 7 (Thời gian làm bài 90 phút ) Câu 1: (3 điểm ): Một ống bằng thép dài 25m. Khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ: Tiếng nọ cách tiếng kia 0,055s. a, Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe được hai tiếng? b, Tìm vận tốc truyền âm trong thép, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 333m/s và âm truyền trong thép nhanh hơn âm truyền trong không khí. Câu 2: (6 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Bốn đèn giống hệt nhau, hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện là U không đổi. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện tương đương và nhận xét về độ sáng của các đèn khi; a) K1 và K2 cùng mở. b) K1 và K2 cùng đóng. c) K1 đóng , K2 mở. Câu 3: (5 điểm) Hai tia tới SI và SK vuông góc với nhau chiếu tới một gương phẳng. tại hai điểm I và K như hình vẽ (H1). S . a) Vẽ tia phản xạ của 2 tia tới SI và SK. M b) Chứng minh rằng 2 tia phản xạ ấy cũng hợp với nhau 1 góc vuông. I (H1) K c) Giả sử góc tạo bởi tia tới SK với gương phẳng bằng 300. Chiếu một tia sáng từ S tới gương đi qua trung điểm M của đoạn thẳng nối hai điểm I và K. Xác định góc tạo bởi tia phản xạ của hai tia SK và SM. K Câu 4: (6 điểm) . . Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ (H.2) a) Biết ampe kế A chỉ 5A, cường độ dòng điện A Đ1 chạy qua đèn 1 và đèn 2 bằng nhau và bằng 1,5A. Đ4 Đ2 Xác định cường độ dòng điện qua đèn Đ3 và cường độ dòng điện qua đèn Đ4. b) Mạch điện trên được mắc vào nguồn điện Đ3 có hiệu điện thế 12V. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ bằng 4,5V. 2 (H2) Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn còn lại.
  2. PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ SƠN TÂY HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS THANH MỸ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 000 NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: VẬT LÝ 7 HƯỚNG DẪN CHẤM Biểu điểm Câu 1: a. Nghe được hai tiếng vì âm truyền trong thép và âm truyền trong không khí đến tai bạn đó: Âm thanh truyền trong thép nhanh hơn truyền trong không khí. 1đ b. Thời gian âm truyền trong không khí là l 25 t 0,075s 333 333 1đ Thời gian âm truyền trong thép là: tt t t0 0,075 0,055 0,02s 25 Vận tốc truyền âm trong thép là: v 1250 m / s t 0 ,02 1đ Câu 2 (6 điểm) a) K1 và K2 cùng mở: bỏ hai khoá khỏi mạch điện, ta có sơ đồ mạch điện 2đ NX: Bốn đèn đều sáng như nhau. b) K1 và K2 cùng đóng: Chập A với 2đ C và chập B với D, ta có sơ đồ mạch điện NX: Bốn đèn đều sáng trong đó 3 đèn Đ2, Đ3, Đ4 sáng như nhau. 2đ c) K1 đóng , K2 mở: Chập A với C NX: Hai đèn Đ1 và Đ4 sáng như nhau.
  3. Câu 3 (5 điểm) a) 1 điểm (Cách vẽ cho 0,5đ; vẽ đúng cho 0,5đ) S . - Lấy S’ đối xứng với S qua gương R M ' - S’ là ảnh của S qua gương R' - Vì tia phản xạ có đường kéo dài đi qua H M ảnh nên nối S’I, S’K kéo dài lên mặt I K gương ta được tia IR và KR’ cần vẽ S' b) ( 2,0 đ) Chứng minh được ISK = IS' K Suy ra góc ISK = góc IS' K =900 Vậy S’R  S’R’ c) (2,0đ) - Dựng được tia phản xạ MM’ của tia SM qua gương - Tính được góc SIM = 600 Xét ISK vuông tại S, SM là trung tuyến => SM = 1/2IK = MK => SIM cân tại M, mà góc SIM = 600=> SIM đều => góc SMI = 600 => góc KMM’ = 600 suy ra góc S’MK = 1200 Chỉ ra được góc MKS’ = 300. Xét MKS' có góc S’MK = 1200, góc MKS’ = 300 Suy ra góc MS’K = 1800- 1200 - 300 = 300 Câu 4 ( 6điểm) a. 3đ Xét mạch điện gồm (Đ1//Đ2//Đ3)ntĐ4 Số chỉ của ampe kế A là 5A => Cường độ dòng điện trong mạch chính I = 5A Ta có I = I123 = I4 = 5(A) Xét mạch gồm Đ1//Đ2//Đ3 Ta có I123 = I1 + I2 + I3 => I3 = I123 - I1 - I2 = 5 – 1,5 – 1,5 = 2(A) b) 3đ Ta có U = U123 + U4 Mà U123 = U1 = U2 = U3 = 4,5 (V) Nên U4 = U – U123 = 12 – 4,5 = 7,5 (V) Vậy hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 1 bằng hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 3 và bằng 4,5 (V); Hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 4 bằng 7,5 (V)