Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Thanh Thủy (Có đáp án)

Câu 2. Cho các kim loại Cu, Mg, Fe, Zn có cùng khối lượng tác dụng với dung dịch HCl dư.
Kim loại nào phản ứng cho được nhiều khí hiđro hơn:
A. Zn B. Fe C. Cu D. Mg
pdf 8 trang Hải Đông 29/02/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Thanh Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_nang_khieu_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT Thanh Thủy (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS NĂM HỌC: 2017-2018 Đề chính thức MÔN: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi có: 03 trang I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm). Chọn câu trả lời đúng và làm vào tờ giấy thi. Câu 1. Những chất nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường: A. K, Ca, BaO, P2O5 B. FeO, Al, CuO, BaO C. P2O5, MgO, CO2, Na D. BaO, K2O, Na, SO2 Câu 2. Cho các kim loại Cu, Mg, Fe, Zn có cùng khối lượng tác dụng với dung dịch HCl dư. Kim loại nào phản ứng cho được nhiều khí hiđro hơn: A. Zn B. Fe C. Cu D. Mg Câu 3. Phản ứng của Fe với Oxi như hình vẽ sau:Vai trò của lớp nước ở đáy bình là: sắt Lớp nước A. Giúp cho phản ứng của Fe với Oxi xảy ra dễ dàng hơn. B. Hòa tan Oxi để phản ứng với Fe trong nước. O2 than C.Tránh vỡ bình vì phản ứng tỏa nhiệt mạnh D. Cả 3 vai trò trên. Câu 4. Chất X cháy trong oxi. Đốt cháy hoàn toàn chất X rồi dẫn sản phẩm thu được vào nước vôi trong dư thu được kêt tủa trắng. X có thể là: A. CH4 B. CO2 C. P D. C Câu 5. Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 20 gam bột CuO nung nóng. Sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ còn lại 16,8 gam. Phần trăm khối lượng CuO đã bị khử là: A. 60% B. 70% C. 75% D. 80% Câu 6: Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. CaCl2. Câu 7. Cho hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3. Chi hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Ngâm trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 0,672 lít khí H2 (đktc) - Phần 2: Đun nóng sau đó cho khí H2 dư đi qua thì thu được 2,8 gam Fe. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp đầu gần đúng nhất với giá trị nào sau đây: A. 61,9% B. 48,8% C. 41,9% D. 70% Câu 8: Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với S và hợp chất của nguyên tố Y với hiđro như sau (X, Y là những nguyên tố nào đó) lần lượt là X2S3, YH3. Công thức hóa học đúng cho hợp chất của X với Y là
  2. A. XY. B. X3Y2. C. X3Y. D. X2Y3. Câu 9: Cho các oxit có công thức hóa học như sau: SO3 (1), N2O5 (2), CO2 (3), Fe2O3 (4), CuO (5), CaO (6), Mn2O7 (7). Những chất thuộc loại oxit axit là: A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (3), (6). C. (1), (2), (3),(7) D. (1),(2), (3),(4). Câu 10: Hòa tan 2,5 g CuSO4.5H2O vào 150 gam dd CuSO4 2% thì thu được dd mới có nồng độ: A. 4,2%. B.2,5%. C.3,1%. D. 3,02%. Câu 11: Tỉ khối của khí X đối với khí hiđro là 16, tỉ khối của khí X đối với khí Y là 0,727 . Y có thể là khí nào sau đây? A. C3H8 B. N2 C. O2. D. SO2 Câu 12: Cho phản ứng: Fe + HNO3 - > Fe(NO3)3 + NH4NO3 + H2O Tổng hệ số tối giản của phương trình sau khi cân bằng là: A. 46. B. 48 C. 50 D. 58 Câu 13: Đặt hai đĩa cân ở vị trí thăng bằng. Giả sử đặt lên đĩa cân A 3,75 mol NaOH và đặt lên đĩa cân B 9.1023 phân tử CaCO3. Hỏi vị trí 2 đĩa cân như thế nào : A. Hai đĩa cân thăng bằng B. Đĩa B bị lệch xuống C. Đĩa A bị lệch xuống D. Đĩa B bị lệch lên Câu 14: Để tăng năng suất cho cây trồng, một nông dân đến cửa hàng phân bón để mua phân đạm. Cửa hàng có các loại phân đạm sau: NH4NO3, (NH2)2CO; (NH4)2SO4, NH4Cl. Theo em, nếu bác nông dân mua 500kg phân đạm thì nên mua loại phân đạm nào là có lợi nhất( Biết rằng phân đạm tốt có hàm lượng nitơ lớn): A. NH4Cl B. (NH2)2CO C. (NH4)2SO4 D. NH4NO3 Câu 15. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 75 ml dung dịch Ca(OH)2 nồng độ 1M. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm: A. Chỉ có CaCO3 B. Chỉ có Ca(HCO3)2 C. CaCO3 và Ca(OH)2 D. CaCO3 và Ca(HCO3)2 Câu 16. Hòa tan 25 gam chất X vào 100gam nước được dung dịch có khối lượng riêng là 1,143 g/ml. Nồng độ phần trăm và thể tích dung dịch thu được là: A. 20% và 109,36ml B. 10% và 109,4ml C. 20% và 120,62ml D. 18% và 109,36ml Câu 17: Một hợp chất X có dạng Na2CO3.aH2O trong đó oxi chiếm 72,72% theo khối lượng. Công thức của X là: A. Na2CO3.5H2O B. Na2CO3.7H2O C. Na2CO3.10H2O D. Na2CO3.12H2O Câu 18: Thả viên Na vào cốc nước pha vài giọt phenolphtalein. Khi viên Na tan hết, màu của dung dịch sau phản ứng A. Vẫn giữ nguyên B. Chuyển sang màu xanh C. Bị mất màu D. Chuyển sang màu hồng Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất A cần 2,24 lít khí oxi (đktc) thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 4,2 gam đồng thời xuất hiện 7,5 gam kết tủa. Tính giá trị của m là A. 0,8 gam B. 1 gam C. 1,5 gam D. 1,75 gam Câu 20: Cho a gam Na tác dụng với p gam nước (dư) thu được dung dịch NaOH nồng độ x%. Cho b gam Na2O tác dụng với p gam nước (dư) cũng thu được dung dịch NaOH nồng độ x%. Biểu thức tính p theo a và b là
  3. 3ab 9ab 9ab 10ab A. p = B. p = C. p = D. p = . 31ab 23 23ba 31 31ab 23 23ba 31 II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm). Câu 1: (2,5 điểm) a. Cho các chất: KMnO4, SO3, Zn, CuO, KClO3, Fe2O3, P2O5, CaO, CaCO3. Hỏi trong số các chất trên, có những chất nào. - Nhiệt phân thu được O2 ? - Tác dụng được với H2O, với H2? Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các thí nghiệm trên (ghi rõ đk phản ứng nếu có). b. Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu mất nhãn chứa trong các lọ sau: Dung dịch axit clohiđric, dung dịch nari hiđroxit, Natri cacbonat, nước cất và muối ăn. c. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. Hỏi khi sử dụng khối lượng KMnO4 và KClO3 bằng nhau thì trường hợp nào thu được thể tích khí oxi nhiều hơn? (các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) Câu 2:(2 điểm) Cho sơ đồ: M2(CO3)n + H2SO4 → M2(SO4)n + CO2↑ + H2O: (M là kim loại có hóa trị n) a. Cân bằng phương trình hóa học trên b. Nếu hòa tan hoàn toàn muối trên M2(CO3)n bằng một lượng dung dịch H2SO4 9,8% (vừa đủ), thu được một dung dịch muối sunfat có nồng độ bằng 14,18%. Tìm kim loại M. Câu 3: (2 điểm) a. Tính số nguyên tử, số phân tử có trong 4,9 gam H2SO4 nguyên chất. b. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để điều chế được 280 gam dung dịch CuSO4 16%. c. Một oxit kim loại có thành phần % khối lượng của oxi là 30%. Tìm công thức oxit biết kim loại trong oxit có hoá trị III. Câu 4: (2,5 điểm) Khử hoàn toàn 16 gam một oxit sắt (dạng bột) bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Người ta nhận thấy lượng CO2 sinh ra vượt quá lượng CO cần dùng là 4,8 gam. Cho lượng chất rắn thu được sau phản ứng hòa tan trong dung dịch H2SO4 0,5M (vừa đủ), thu được V lít khí (đktc). Dẫn từ từ V lít khí đó đến khi hết qua 20 gam bột CuO nung nóng, thu được a gam chất rắn. a, Hãy xác định công thức oxit sắt. b, Tính V và thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng. c, Tính a. Câu 5: (1điểm) Hỗn hợp khí A gồm cacbon oxit và không khí ( nitơ chiếm 80% và oxi chiếm 20% về thể tích). Biết 6,72 lít hỗn hợp A ở đktc cân nặng 8,544 gam. Hãy tính % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A? Cho: Fe =56, Al = 27, H = 1, Cl = 35,5, S = 32, O = 16, Cu = 64, K = 39, N = 14, Cu = 64 Hết Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS NĂM HỌC: 2017-2018 MÔN: Hóa học I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/án A,D D C A,D D A,C B A C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án A D A B D A C D B B II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1: (2,5đ) a. Cho các chất: KMnO4, SO3, Zn, CuO, KClO3, Fe2O3, P2O5, CaO, CaCO3. Hỏi trong số các chất trên, có những chất nào. - Nhiệt phân thu được O2 ? - Tác dụng được với H2O, với H2? Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các thí nghiệm trên (ghi rõ đk phản ứng nếu có). b. Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu mất nhãn chứa trong các lọ sau: Dung dịch axit clohiđric, dung dịch nari hiđroxit, Natri cacbonat, nước cất và muối ăn. c. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. Hỏi khi sử dụng khối lượng KMnO4 và KClO3 bằng nhau thì trường hợp nào thu được thể tích khí oxi nhiều hơn? (các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) Phần Nội dung Thang điểm a Những chất điều chế O2 là KMnO4; KClO3. t0 PTHH: 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 (1) 0,15 2KClO3 2KCl + 3O2 (2) 0,15 Chất tác dụng với H2O là: SO3, P2O5, CaO PTHH: SO3 + H2O H2SO4 0,15 P2O5 + 3H2O 2 H3PO4 0,15 CaO + H2O Ca(OH)2 0,15 Tác dụng với H2 là: CuO, Fe2O3 t0 PTHH: CuO + H2  Cu + H2O 0,15 t0 Fe2O3 + 3H2  2Fe + 3H2O 0,15 b Dùng quỳ tím nhận biết dd HCl hóa đỏ 0,1 Dd NaOH, Na2CO3 hóa xanh 0,15
  5. Hai chất còn lại không đổi màu quỳ tím: Nước và muối ăn. 0,1 Lấy 1 ít hai mẫu không đổi màu quỳ tím đem cô cạn mẫu nào để lại cặn 0,1 là NaCl. Mẫu còn lại không để cặn là nước cất Cho lần lượt HCl vào dung dịch làm quỳ tím chuyển xanh. Lọ nào có khí 0,25 không màu bay ra là Na2CO3. Còn không có hiện tượng gì là NaOH Na2CO3 +2 HCl 2NaCl + CO2 + H2O NaOH + HCl NaCl + H2O c. Vì lấy cùng khối lượng, gọi m là khối lượng KMnO4 = khối lượng KClO3 t0 PTHH: 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 (1) 0,15 2KClO3 2KCl + 3O2 (2) 0,15 Theo (1) số mol O2 = 0,5nKMnO4 = m/316 (mol) * 0,15 Theo (2) số mol O2 = 1,5nKClO3 = m/245 (mol) * * 0,15 Theo trên: m/316 < m/245 vậy lấy cùng khối lượng thì KClO3 cho nhiều 0,15 khí O2 hơn. Câu 2:(2đ) Cho sơ đồ: M2(CO3)n + H2SO4 → M2(SO4)n + CO2↑ + H2O: (M là kim loại có hóa trị n) a. Cân bằng phương trình hóa học trên b. Nếu hòa tan hoàn toàn muối trên M2(CO3)n bằng một lượng dung dịch H2SO4 9,8% (vừa đủ), thu được một dung dịch muối sunfat có nồng độ bằng 14,18%. Tìm kim loại M. Phần Nội dung Thang điểm a M2(CO3)n + nH2SO4 M2(SO4)n + nCO2 +nH2O (1) 0,25 b Gọi a là số mol M2(CO3)n phản ứng Theo (1): nH2SO4 = an mol → mH2SO4 = 98an (g) 0,125 nM2(SO4)n = a (mol) →mM2(SO4)n = (2M + 96n)a (g) 0,125 nCO2 = an (mol) → mCO2 = 44an (g) 0,125 mdd H2SO4 ban đầu = 1000an (g) 0,25 mdd sau pư = 2Ma + 1014an (g) 0,375 Theo bài ra ta có PT: 0,1418 = (2M +96n): (2M + 1014n) 0,25 → M = 28n 0,25
  6. Biện luận chỉ có nghiệm n= 2 và M = 56 là hợp lý vậy kim loạii M 0,25 là Fe. Câu 3: (2đ) a. Tính số nguyên tử, số phân tử có trong 4,9 gam H2SO4 nguyên chất. b. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để điều chế được 280 gam dung dịch CuSO4 16%. c. Một oxit kim loại có thành phần % khối lượng của oxi là 30%. Tìm công thức oxit biết kim loại trong oxit có hoá trị III. Phần Nội dung Thang điểm a nH2SO4 = 0,05 (m0l) Số nguyên tử = 0,05. 7. 6,02.1023 = 2,107.1023 (nguyên tử) 0,25 Số phân tử = 0,05 . 6,02.1023 = 0,301.1023 (phân tử) 0,25 b Gọi a gam tinh thể CuSO4.5H2O, b lần lượt là số gam gam dung dịch 0,1 CuSO4 8% HS lập luận sau đó áp dụng quy tắc đường chéo a (g): 64% 8% 16% 0,25 B (g): 8% 48% 1 ta có: a: b = (*) 6 Mặt khác: a + b = 280 ( ) 0,15 Giải PT (*) và ( ) ta được a = 40 (g) 0,25 b = 240 (g) 0,25 c Gọi A là kí hiệu HH kim loại hóa trị III trong hợp chất Theo bài ra ta có công thức hợp chất dạng A2O3 0,1 48 Ta có: 0,3 0,15 2A 48 Giải PT ta có A = 56 (Fe). Vậy công thức là Fe2O3 0,25 Câu 4: (2,5 điểm)
  7. Khử hoàn toàn 16 gam một oxit sắt (dạng bột) bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Người ta nhận thấy lượng CO2 sinh ra vượt quá lượng CO cần dùng là 4,8 gam. Cho lượng chất rắn thu được sau phản ứng hòa tan trong dung dịch H2SO4 0,5M (vừa đủ), thu được V lít khí (đktc). Dẫn từ từ V lít khí đó đến khi hết qua 20 gam bột CuO nung nóng, thu được a gam chất rắn. a. Hãy xác định công thức oxit sắt. b. Tính V và thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng. c. Tính a. Phần Nội dung Thang điểm a. Gọi công thức của oxit sắt là FexOy (x, y nguyên dương) (1,5điểm) Các PTHH xảy ra: 0,15 t0 FexOy + yCO  xFe + yCO2 (1) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2) 0,15 0,15 CuO + H2 Cu + H2O (3) - Theo đề và theo (1): Lượng CO2 vượt quá lượng CO cần dùng chính là lượng O có trong oxit sắt m = 4,8 gam. O 0,2 - Vì khử hoàn toàn nên m = 16 – 4,8 = 11,2 gam Fe 0,2 x 11,2 4,8 = : = 0,2 : 0,3 = 2 : 3 0,2 y 56 16 0,2 Công thức của oxit sắt là Fe2O3 b. n = = 0,2 mol (0,75điểm) Fe 0,2 Theo (2): nH = nH SO = nFe = 0,2 mol 2 2 4 0,2 VH = 0,2 22,4 = 4,48 lít 0,2 Vdd (H SO ) = = 0,4 lít 0,2 0,5 c. Theo (3): nCu = nCuO = nH = 0,2 mol 0,2 (0,75điểm) mCu = 0,2 64 = 12,8 g 0,2 mCuO pư = 0,2 80 = 16 g a = mCu + mCuO dư = 12,8 + (20 – 16) = 16,8 g 0,25 Câu 5: (1đ) Hỗn hợp khí A gồm cacbon oxit và không khí ( nitơ chiếm 80% và oxi chiếm 20% về thể tích). Biết 6,72 lít hỗn hợp A ở đktc cân nặng 8,544 gam. Hãy tính % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A? Phần Nội dung Thang điểm Khối lượng của 1 mol khí A ở đktc là: 0,2 mA = 8,544 x 6,72/22,4 = 28,48 gam - Gọi x là số mol O2 trong 1 mol hỗn hợp khí A thì số mol N2 là 4x 0,2 (mol), số mol CO là 1 – 5x (mol) Ta có: 32x + 28.4x + 28(1-5x) = 28,48 0,2
  8. => x = 0,12 (mol) Số mol của N2 = 0,48 mol. 0,1 Số mol của CO = 1 – 5. 0,12 = 0,4 (mol) 0,1 Phần trăm theo thể tích các khí là % CO = 40% , % O2 = 12% , % N2 = 48% 0,2 Ghi chú: - Học sinh làm các cách khác, nếu đúng cho điểm tương đương. - Các phương trình hoá học có chất viết sai không cho điểm, thiếu điều kiện phản ứng hoặc cân bằng sai thì trừ một nửa số điểm của phương trình đó. - Trong các bài toán, nếu sử dụng phương trình hoá học không cân bằng hoặc viết sai để tính toán thì kết quả không được công nhận. - Phần trắc nghiệm, đối với câu có nhiều lựa chọn đúng,chỉ cho điểm khi học sinh chọn đủ các phương án đúng.