Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp cụm môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Câu 4. (2,0 điểm) Giải thích các hiện tượng sau:
a) Trên bề mặt hố nước vôi tôi trong tự nhiên có lớp váng mỏng.
b) Nung thanh sắt trong không khí, khối lượng thanh sắt lại tăng.
c) Mưa axit làm ảnh hưởng đến cây cối, vật dụng bằng các kim loại.
d) Hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.
a) Trên bề mặt hố nước vôi tôi trong tự nhiên có lớp váng mỏng.
b) Nung thanh sắt trong không khí, khối lượng thanh sắt lại tăng.
c) Mưa axit làm ảnh hưởng đến cây cối, vật dụng bằng các kim loại.
d) Hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp cụm môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_cap_cum_mon_hoa_hoc_lop_8_nam.docx
Nội dung text: Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp cụm môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP CỤM NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Hóa học – Lớp 8 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 08 câu, gồm 01 trang) Câu 1. (2,0 điểm) Cho các nguyên tố Na, C, S, H và O. Hãy viết công thức hóa học các hợp chất oxit, axit, bazơ và muối tạo thành từ các nguyên tố trên. Câu 2. (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có) KClO3 O2 Fe3O4 H2O H2SO4 H2 HCl Câu 3. (2,0 điểm) Cho các chất Ca , H 2O, C, KMnO4, P. Viết các PTHH để điều chế ra các chất sau: Ca(OH)2 , O2, H3PO4, CaCO3 Câu 4. (2,0 điểm) Giải thích các hiện tượng sau: a) Trên bề mặt hố nước vôi tôi trong tự nhiên có lớp váng mỏng. b) Nung thanh sắt trong không khí, khối lượng thanh sắt lại tăng. c) Mưa axit làm ảnh hưởng đến cây cối, vật dụng bằng các kim loại. d) Hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Câu 5. (4,0 điểm) Cho một lượng kim loại R có khối lượng 5,4 gam vào dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí Hiđro (ĐKTC). Xác định kim loại R trong 2 trường hợp sau: a) Biết R có hóa trị III. b) Chưa biết hóa trị của R. Câu 6. (3,0 điểm) Cho 2,7g kim loại Al với 9,8g H2SO4 trong dung dịch H2SO4, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng. Câu 7. (3,0 điểm) Cho 6,5g hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng với axit HCl dư thấy có một lượng khí sinh ra, lượng khí này khi cháy tạo ra 0,9 g nước. Tính thành phần % về khối lượng từng chất trong hỗn hợp đầu . Câu 8. (2,0 điểm) Tổng 3 loại hạt của nguyên tử một nguyên tố là 13. Tính số hạt mỗi loại. Xác định tên nguyên tố đó. Biết p ≤ n ≤ 1,5p. HẾT Họ tên thí sinh Số báo danh
- HƯỚNG DẪN CHẤM DỀ HỌC SINH GIỎI CẤP CỤM Năm học 2022-2023 Môn: Hóa học – Lớp 8 Câu 1. (2,0 đ )Viết được đủ các chất (2,0 đ ) Câu 2. (2,0 đ) Viết được mỗi PTHH, cân bằng, và có điều kiện cần thiết là 0,25 đ. 6 PTHH (1,5 đ) Có đủ điều kiện cần thiết của các ptpu 0,5đ. Câu 3. (2,0 đ ): Viết được pthh điều chế được một chất được 0,5đ Câu 4. (2,0 đ ) Giải thích mỗi hiện tượng được 0,5 đ Câu 5. (4, 0 đ) Ta có nR = 6,72 / 22,4 = 0,3 mol 0,5đ a, 2 R + 6 HCl 2RCl3 + 3H2 5,4 /MR 0,3 Ta có 5,4/MR = 0,2 Vậy MR = 27 ; R là Al 1,5đ b , Đặt hóa trị của R là x ( 1 ≤ n ≤ 3 ; x thuộc N ) 2R + 2xHCl 2 RClx + xH2 5,4/MR 0,3 Ta có 5,4/MR = 0,6/x MR = 9 x Vậy x = 3 thỏa mãn; MR = 27 ; R là Al 2đ Câu 6. (3, 0 đ) nAl = 8,1 : 27 = 0,3 mol nH2SO4 = 58,8 : 98 = 0,6 mol 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 2 3 1 3 0,3 0,6 Ta co: 0,3/2 < 0,6/3 Vậy H2SO4 dư, 1đ nAl2(SO4)3 = 0,15 mol. mAl2(SO4)3 = 0,15. 342 = 51,3 (g) nH2 = 0,45 mol. mH2 = 0,45.2 = 0,9 (g) 1đ nH2SO4 pư = 0,45 mol. nH2SO4 dư = 0,6 – 0,45 = 0,15 mol mH2SO4 dư = 0,15 .98 = 14,7 (g) 1đ Câu 7. (3, 0 đ). Ta có nH2O = 0,9 : 18 = 0,05 mol
- 2H2 + O2 2H2O nH2 = nH2O = 0,05 mol Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 nZn = nH2 = 0,05 mol 1,5đ Vậy mZn = 0,05. 65 = 3,25 (g) % Zn = 50% Nên mZnO = 6,5 – 3,25 = 3,25 (g) % ZnO = 50% 1,5đ Câu 8. (2,0 đ) Ta có p + n + e = 13 P = e p ≤ n ≤ 1,5p 1đ Ta có p ≤ 13-2p ≤ 1,5p 3,7 ≤ p≤ 4,3 Vậy p = e = 4 Be n = 5 1đ